Ông chủ của big c là ai

Thông tin Big C bất ngờ thông báo tạm ngừng đặt hàng từ các nhà cung cấp hàng may mặc của Việt Nam khiến không ít doanh nghiệp trong nước 'trở tay không kịp'. Sau khi bị phản ứng, Big C đã mở đặt hàng trở lại. Giữa cơn bão mà Central Group - tập đoàn thâu tóm Big C gây ra, chân dung ông chủ Tos Chirathivat - tỷ phú Thái Lan giàu có cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Ông chủ của big c là ai

Được biết, Central Group thuộc sở hữu của gia tộc Chirathiva - gia tộc giàu thứ 14 tại châu Á với tổng tài sản lên tới 12,7 tỉ USD (năm 2014). Central Group đã mua lại hệ thống Big C Việt Nam với giá 1,14 tỉ USD vào tháng 5-2016.

Ông chủ của big c là ai

Ông nội của Tos Chirathivat là Tiang Chirathivat, người gốc Hoa, di cư đến Băng Cốc vào năm 1925 và thành lập lên đế chế Central Group từ những năm 20 của thế kỷ trước. Đến nay, Central Group đã trở thành thế lực lớn trong làng bán lẻ thế giới.

Ông chủ của big c là ai

Sinh trưởng trong gia đình giàu có, có truyền thông kinh doanh như vậy nên ông Tos Chirathivat đã đam mê và có sẵn tố chất kinh doanh trong máu từ nhỏ. Ông Tos Chirathivat năm nay 54 tuổi, ông có bằng MBA tại Đại học Columbia, Mỹ và làm việc cho Citibank trước khi quay về Central Group làm việc năm 1989.

Ông chủ của big c là ai

Là người cháu út của Tiang Chirathivat nhưng Tos Chirathivat lại trở thành CEO của tập đoàn vào năm 2014, sau 3 đời lãnh đạo. Central Group có truyền thống gia đình, có đến 150 người trong gia tộc này giữ vị trí lãnh đạo cao cấp trong tập đoàn, thực hiện chế độ "cha truyền con nối" đối với vị trí đứng đầu.

Ông chủ của big c là ai

Đến thời Tos Chirathivat, bên cạnh việc mở rộng quy mô kinh doanh sáng nhiều lĩnh vực thì Tos Chirathivat đã quyết định "thay máu" nhiều vị trí cho người ngoài gia tộc. Quyết định táo bạo này tuy mạo hiểm nhưng lại được giới kinh doanh đánh giá là cần thiết cho tập đoàn này phát triển xa hơn.

Ông chủ của big c là ai

Thống kê của Forbes vào tháng 4-2014 cho biết, gia đình Chirathivat sở hữu khối tài sản khoảng 12,7 tỷ USD, là trở thành những người giàu nhất Thái Lan. So với năm 2013, khối tài sản này đã tăng khoảng 27% nhờ vào những thành công trong ngành bán lẻ.

Ông chủ của big c là ai

Theo báo cáo tài chính của tập đoàn năm 2017, Central Group có doanh thu năm khoảng 9,17 tỷ USD, có mặt tại 9 quốc gia bao gồm cả Việt Nam, với số lượng nhân viên toàn cầu là khoảng 70.000 người.

Ông chủ của big c là ai

Bên cạnh việc là CEO của Central Group, tài sản đắt giá của tỷ phú Tos Chirathivat cũng khiến nhiều người phải trầm trồ.

Ông chủ của big c là ai

Năm 2013, Central Group khiến cả châu Âu phải chú ý khi mua tòa nhà 120 năm tuổi mang tên Illum ở Đan Mạch. Thương vụ này được thực hiện qua Central Retail Corporation (CRC).

Ông chủ của big c là ai

Ông Tos Chirathivat khẳng định việc cải tạo tòa nhà 120 năm tuổi nằm ở trung tâm mua sắm sẽ giúp doanh thu công ty cải thiện từ 5 tỷ tới 8 tỷ bạt (150 triệu tới 240 triệu USD).

Ông chủ của big c là ai

Đan Mạch không phải đất nước đầu tiên mà Central Group nhắm tới trong chiến dịch “bành trướng” châu Âu. Trước đó, năm 2011, Central Group đã gây tiếng vang khi mua lại các cửa hàng bách hóa sang trọng 150 tuổi của La Rinascente (Italia) với giá 260 triệu euro (khoảng 11,27 tỷ bạt). Cũng giống như Tòa nhà Illum, chuỗi La Rinascente có rất nhiều kỷ niệm và giá trị văn hóa.

Ông chủ của big c là ai

Không chỉ vậy, giấc mơ "bành trướng kinh doanh" của tập đoàn này còn vươn ngay sang các nước láng giềng Trung Quốc và Đông Nam Á.

Ông chủ của big c là ai

Tại Việt Nam, Central Group đã mua lại siêu thị điện máy Nguyễn Kim, sau đó là Pico và gần đây nhất vào năm 2016 là "thâu tóm" hệ thống siêu thị bán lẻ Big C từ tập đoàn Casino của Pháp.

Ông chủ của big c là ai

Chuỗi siêu thị Big C là một mạng lưới gồm 43 cửa hàng và 30 khu trung tâm mua sắm trải dài từ Nam ra Bắc và đạt doanh thu chưa thuế 586 triệu euro (xấp xỉ 14,7 nghìn tỉ đồng) trong năm 2015. Ông chủ mới của Big C đã đạt được những thành công nhất định khi mua lại hệ thống siêu thị này từ tay Pháp

Ông chủ của big c là ai

Trước khi mua lại Big C, Central Group có hơn 6.600 nhân viên tại Việt Nam làm việc tại 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau bao gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 1 khách sạn; 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị.

Hà Triệu (Tổng hợp)

Theo ANTĐ

Thời gian gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội đồn đoán rằng có những “ông chủ” Trung Quốc đứng phía sau Central Group và có nhiều câu hỏi xung quanh nguồn gốc của tập đoàn này cũng như động cơ mua lại chuỗi siêu thị Big C Việt Nam. “Những nội dung, hình ảnh đã được chỉnh sửa trên các trang mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt”, thông cáo của Central Group khẳng định.

Central Group và Big C cùng hợp tác phát triển từ cách đây khá lâu, bắt đầu từ việc Central Group đưa chuỗi siêu thị Big C vào thị trường Bangkok (Thái Lan) từ năm 1994. Hiện tại Big C ở Thái Lan không thuộc sở hữu của Central Group nhưng tập đoàn vẫn giữ mối quan hệ hợp tác chiến lược với Big C.

Vào đầu năm 2016, tập đoàn đã bổ sung thương hiệu này vào danh sách các công ty thành viên của tập đoàn tại Việt Nam. Đầu tháng 7 vừa qua, Central Group đã tổ chức thành công Tuần lễ quảng bá hàng Việt Nam tại trung tâm mua sắm lớn nhất Bangkok Central World.

Central Group được thành lập vào năm 1947, từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành. Tập đoàn hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat. Central Group bắt đầu đầu tư tại Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart, và gần đây nhất là Zalora và Big C.

Ông chủ của big c là ai
Big C Việt Nam thuộc về Central của Thái Lan

Hôm nay 29.4, Tập đoàn Central (Thái Lan) và Tập đoàn Nguyễn Kim công bố nhận chuyển nhượng hệ thống Big C Việt Nam với tổng giá trị giao dịch lên tới 920 triệu euro (tương đương 1,05 tỉ USD).

Tin liên quan

Cuộc đua giành thị phần bán lẻ tại Việt Nam tiếp tục được gia tăng sức nóng. Đầu tháng 4/2021, lãnh đạo cấp cao của Central Retail Corporation Public Company Limited (CRC) đã công bố kế hoạch rót 35 tỉ Bath (tương đương 1,1 tỉ USD) vào thị trường Việt Nam trong 5 năm tới, đặt mục tiêu 'phủ sóng' tại 55 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Với 37 trung tâm thương mại và 230 cửa hàng trải dài trên 39 tỉnh thành tại Việt Nam hiện có, CRC cho biết đang phục vụ trung bình 175.000 khách hàng mỗi ngày.

CRC trở thành chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C từ năm 2016, sau khi tiếp quản từ tay tập đoàn Casino (Pháp). Đến tháng 12/2020, hệ thống siêu thị Big C tái định vị thương hiệu, đổi tên thành đại siêu thị GO!.

Sự phát triển của chuỗi siêu thị này vốn được công chúng biết tới rộng rãi thông qua các hoạt động của CTCP Bất động sản Việt – Nhật (Viet Nhat Real Estate).

Bốn năm sau khi thâu tóm Big C, người Thái vẫn giữ 'thông lệ' cũ. Dưới sự điều hành của nữ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Jariya Chirathivat (SN 1965) - thành viên của gia tộc giàu nhất Thái Lan, Chirathivat, và cũng là nhà chủ của Central Group - Viet Nhat Real Estate đã có nhiều buổi tiếp xúc với lãnh đạo các địa phương từ Bắc vào Nam để tìm kiếm địa điểm mở mới chuỗi siêu thị cho đại gia Thái Lan.

Trong nỗ lực hiện thực hóa tham vọng "bành trướng" ở Việt Nam, theo tìm hiểu, CRC có sự hỗ trợ và phối hợp đáng kể từ các đối tác địa phương. Nổi bật trong số đó là nhóm Đông Dương của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Nga.

"Hệ sinh thái" doanh nghiệp của bà Nguyễn Thị Ngọc Nga.

Hé mở về Đông Dương

CTCP Đầu tư kinh doanh bất động sản Đông Dương (Đông Dương) được thành lập vào tháng 11/2017, đăng ký quy mô vốn điều lệ 100 tỉ đồng. Trong đó, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Ngọc Nga (SN 1973) góp 90 tỉ đồng, sở hữu 90% vốn điều lệ; Tổng Giám đốc Vũ Hoàng Phước (SN 1980) góp 5 tỉ đồng, sở hữu 5% vốn điều lệ; và ông Võ Lâm Kỳ góp 5 tỉ đồng, sở hữu 5% vốn điều lệ.

Ít tháng sau khi thành lập, ngày 4/1/2018, Đông Dương đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đăk Lăk xin giới thiệu địa điểm đầu tư dự án Siêu thị bán lẻ Big C.

Đến ngày 10/5/2018, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, ông Vũ Hoàng Phước và công ty Đông Dương góp vốn thành lập hai pháp nhân là CTCP Đông Dương Trà Vinh và CTCP Bất động sản và siêu thị bán lẻ Đông Dương Trà Vinh với cùng tỉ lệ sở hữu lần lượt là 60%; 35% và 5% vốn điều lệ.

CTCP Bất động sản và siêu thị bán lẻ Đông Dương Trà Vinh là chủ đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại và siêu thị kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, cho thuê mặt bằng, cho thuê bất động sản quy mô 12.579 m2, tổng vốn đầu tư 269 tỉ đồng, tại Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Sau khi dự án đi vào hoạt động, bà Jariya Chirathivat – Chủ tịch HĐQT Viet Nhat Estate - đã thay thế ông Vũ Hoàng Phước làm Tổng Giám đốc CTCP Bất động sản và siêu thị bán lẻ Đông Dương Trà Vinh.

Theo tìm hiểu của VietTimes, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga và ông Vũ Hoàng Phước còn là cổ đông sáng lập, nắm giữ tổng cộng 34,5% vốn CTCP Đầu tư Bất động sản Việt Nhật Bạc Liêu – công ty con của Viet Nhat Real Estate.

Ngoài các pháp nhân kể trên, bộ đôi doanh nhân này cũng là cổ đông sáng lập CTCP Đầu tư bất động sản Hùng Dũng; chia nhau nắm giữ cương vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc tại CTCP Đầu tư Thuận Phát Long An – chủ đầu tư dự án Khu đô thị Thuận Phát (Tp. Long An, tỉnh Long An).

Trong lĩnh vực bất động sản, năm 2017, công ty Đông Dương của bà Nguyễn Thị Ngọc Nga từng có đề xuất với UBND tỉnh Long An xin chấp thuận nguyên tắc cho liên doanh của họ và Tập đoàn ParkCity Property Holdings Malaysia, CTCP Phát triển Đô thị Quốc Tế Việt Nam (VIDC) nghiên cứu đầu tư thực hiện dự án Khu Công Nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Bắc Bến Lức với diện tích nghiên cứu là 3.046 ha.

Tuy nhiên, ý tưởng này không thể thành hình khi liên doanh bị phía Long An cho là không có đủ năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm để phát triển dự án.

Dữ liệu của VietTimes cũng cho thấy, sau hơn 2 năm hoạt động, tại ngày 31/12/2019, quy mô vốn chủ sở hữu của Đông Dương mới chỉ đạt hơn 3,64 tỉ đồng, kém xa quy mô vốn điều lệ 100 tỉ đồng đã đăng ký khi mới thành lập. Bên cạnh đó, công ty này cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khiêm tốn với các khoản lãi lần lượt 66 triệu đồng và 50 triệu đồng cho các năm 2018 và 2019.

Theo các tài liệu công bố, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga là phu nhân của ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Thương mại Hùng Cường. Đây là pháp nhân mà bà chủ công ty Đông Dương từng có thời gian gắn bó trên cương vị Tổng Giám Đốc. Trong khi ông Vũ Hoàng Phước còn là đại diện theo pháp luật của CTCP DPC Quốc Tế, CTCP Sunway E&C và CTCP Fansipan Ventures Partners.

Bên cạnh CRC, được biết, nhóm Đông Dương của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Ngọc Nga còn có sự hợp tác với một số nhà đầu tư Thái Lan khác. Dĩ nhiên, đó phải là các nhà đầu tư có sự quan tâm lớn tới cơ hội ở Việt Nam./.