Ở người có bao nhiêu nhóm máu

Nhóm máu là cách phân loại máu dựa trên các kháng nguyên ở hồng cầu. Kháng nguyên là các thụ thể có thể kích hoạt phản ứng của hệ thống miễn dịch. Nhóm máu được chia thành 8 nhóm phổ biến nhưng loài người có tổng cộng 36 nhóm máu.

Truyền máu là một thủ thuật giúp phục hồi lượng máu trong cơ thể. Điều quan trọng của thủ thuật này là người nhận phải được truyền đúng nhóm máu chính xác, nếu không hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt, gây ra các vấn đề sức khỏe và biến chứng sau đó.

1. Định nghĩa:

Chúng ta có thể phân loại nhóm máu dựa trên hệ thống ABO hoặc Rhesus (Rh). Hai hệ thống nhóm máu này phân loại nhóm máu dựa theo các kháng nguyên có trên tế bào hồng cầu.

Hệ thống ABO chia thành các nhóm máu:

  • Nhóm máu A có kháng nguyên A trên hồng cầu.
  • Nhóm máu B có B kháng nguyên.
  • Nhóm máu O không có kháng nguyên A và B.
  • Nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và B.

Hệ thống Rh: các tế bào hồng cầu có thể có một kháng nguyên khác gọi là kháng nguyên Rh trên bề mặt của chúng, nếu có thì nhóm máu Rh dương tính, nhưng nếu không có thì nhóm máu Rh âm tính.

Dựa trên đặc điểm của hai hệ thống nhóm máu trên, nhóm máu loài người chia làm 8 nhóm phổ biến:

  • O - dương
  • O – âm
  • A - dương
  • A  – âm
  • B - dương
  • B – âm
  • AB - dương
  • AB  – âm

Các gen của con người được thừa hưởng từ cha mẹ, chúng nhận diện các kháng nguyên và protein trong máu của họ. Vì yếu tố di truyền này, khi một người cần truyền máu, đặc biệt là những người có nhóm máu hiếm, cách tốt nhất là lấy máu từ những người cùng chủng tộc hoặc sắc tộc với người đó.

Đối với các đặc điểm di truyền, chẳng hạn như nhóm máu, có xu hướng theo mỗi nhóm sắc tộc. Để tăng khả năng có nhóm máu phù hợp với người cần máu, các chuyên gia đề nghị nên kết hợp đánh giá sắc tộc giữa người nhận và người hiến máu, đặc biệt đối với các nhóm máu hiếm. Vì lý do này, một số cơ sở hiến máu thu thập thông tin sắc tộc của những người hiến máu.

Đối với một số bệnh, chẳng hạn như bệnh thalassemia và bệnh hồng cầu hình liềm, sự phù hợp này thậm chí còn quan trọng hơn vì những bệnh lý này phổ biến hơn trong một số nhóm dân tộc nhất định và họ có thể cần truyền máu thường xuyên.

Ví dụ: chỉ có 2% người hiến tặng có nhóm máu hiếm mà các bác sĩ thường sử dụng để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm, nhưng nhu cầu về loại máu này đang tăng 10-15% mỗi năm. Sự hiếm hoi và nhu cầu về loại máu này nhấn mạnh tầm quan trọng của những người hiến máu.

Ở người có bao nhiêu nhóm máu

2. Nhóm máu phổ biến theo sắc tộc

Tại Mỹ, 38% dân số có nhóm máu O – Rh dương và nó cũng là nhóm máu phổ biến nhất. Theo thống kê của Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ cho biết:

  • Người Mỹ gốc Phi: 47% nhóm máu O dương, 24% nhóm máu A dương, 18% nhóm máu B dương
  • Người Mỹ Latin: 53% nhóm máu O dương, 29% nhóm máu A dương, 9% nhóm máu B dương
  • Người châu Á: 39% nhóm máu O dương, 27% nhóm máu A dương, 25% nhóm máu B dương
  • Người da trắng: 37% nhóm máu O dương, 33% nhóm máu A dương, 9% nhóm máu B dương

3. Nhóm máu hiếm theo sắc tộc

Nhóm máu ít phổ biển nhất tại Mỹ là nhóm máu AB, chiếm dưới 1% dân số. Theo thống kê của Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ cho biết các nhóm máu hiếm nhất:

  • Người Mỹ gốc Phi: 0.3% nhóm máu AB âm, 1% nhóm máu B âm, 2% nhóm máu A âm
  • Người Mỹ Latin: 0.2% nhóm máu AB âm, 1% nhóm máu B âm, 2% nhóm máu A âm và AB dương
  • Người châu Á: 0.1% nhóm máu AB âm, 0.4% nhóm máu B âm, 0.5% nhóm máu A âm
  • Người da trắng: 1% nhóm máu AB âm, 2% nhóm máu B âm, 3% nhóm máu AB dương

Các kháng nguyên A và B chỉ đại diện cho hai trong số khoảng 600 loại kháng nguyên khác đã biết có thể phân biệt các nhóm máu. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa loại máu hiếm nhất trong tám nhóm máu phổ biến nhất và loại máu cực kỳ hiếm gặp.

Việc có một kháng nguyên mà hầu hết mọi người không có hoặc thiếu một kháng nguyên mà hầu hết mọi người đều có, có nghĩa là cá nhân đó có nhóm máu hiếm. Theo Hiệp hội Truyền máu Quốc tế, nếu chỉ có 1 người trong số 500 người bị thiếu kháng nguyên thì họ có nhóm máu hiếm. Nếu chỉ có 1 trong 1000 người thiếu nó thì nhóm máu của cá nhân này là rất hiếm.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã xác định được 36 hệ thống nhóm máu khác nhau, một số trong đó có thể gây ra các vấn đề khi truyền máu.

Một số nhóm máu hiếm và hệ thống nhóm máu này đặc biệt phổ biến hơn ở một số nhóm sắc tộc nhất định. Theo dữ liệu của Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ cho biết các nhóm máu hiếm và nhóm sắc tộc mà nó phổ biến nhất:

  • Người Mỹ gốc Phi: Nhóm máu U âm tính và Duffy âm tính
  • Người Mỹ bản địa và Alaska bản địa: RzRz, còn được gọi là Rhnull hoặc "máu vàng"
  • Người đảo Thái Bình Dương và Châu Á: Nhóm máu JKnull
  • Tây Ban Nha: Diego nhóm máu B âm tính
  • Đông Âu và Nga: Nhóm máu Drori A âm tính
  • Da trắng: Kell B âm tính và Vel âm tính

Một số nhóm máu này cực kỳ hiếm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu ước tính rằng chỉ 1 trong 6 triệu người có nhóm máu RzRz.

4. Tổng kết

Nhóm máu được phân loại dựa trên các kháng nguyên và protein khác nhau có trên các tế bào hồng cầu. Để đảm bảo việc truyền máu cải thiện sức khỏe thay vì gây hại cho người bệnh, phải có sự tương thích giữa nhóm máu của người cho và nhóm máu của người nhận.

Vì đặc điểm di truyền của một cá nhân ảnh hưởng đến nhóm máu của họ nên việc xem xét nhóm máu phổ biến nhất theo chủng tộc hoặc sắc tộc có thể giúp nhân viên y tế tìm kiếm và sử dụng hiệu quả máu và các chế phẩm máu phù hợp nhất với nhu cầu truyền máu của người bệnh.

Xem thêm: Xét nghiệm định nhóm máu

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Ở người có bao nhiêu nhóm máu
  facebook.com/BVNTP

Ở người có bao nhiêu nhóm máu
  youtube.com/bvntp

Máu là gì? Máu là một dịch lỏng màu đỏ chảy trong hệ thống tuần hoàn. Thể tích máu ở người trưởng thành là 5-6 lít ở nam giới và 4,5-5,5 lít ở nữ giới, chiếm trọng lượng 6-8% cơ thể. Máu gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một dịch có màu vàng chanh là huyết tương.

Máu được sinh ra từ đâu? Nguồn gốc của các tế bào máu là các tế bào gốc sinh máu vạn năng có trong tủy xương, đó là những tế bào có khả năng sinh sản trong suốt cuộc đời. Một phần những tế bào được giữ lại trong tủy xương để duy trì nguồn cung cấp tế bào gốc, phần lớn hơn sẽ biệt hóa để tạo ra các dòng khác nhau của các tế bào máu gọi là các tế bào gốc biệt hóa. Các tế bào gốc sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để trở thành các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trưởng thành.

2. Cấu tạo các thành phần trong máu:

Hồng cầu

Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, đường kính trung bình khoảng 7,5µm, chiều dày 1µm ở trung tâm và 2µm ở ngoại vi. Cấu trúc lõm này giúp hồng cầu di chuyển linh hoạt trong các mạch máu. Thành phần quan trọng nhất trong hồng cầu là Hemoglobin. Quá trình sản sinh hồng cầu chịu sự điều hòa của Erythropoietin, một hormone được sinh ra từ thận.

Số lượng hồng cầu bình thường trong máu ngoại vi là: 5,05±0,38 T/l (x1012 tế bào/ lít) ở nam giới và 4,66±0,36 T/l(x1012 tế bào/ lít) ở nữ giới.

Ở người có bao nhiêu nhóm máu

Bạch cầu

Là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ (như vi khuẩn, vi rút,…) đi vào cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể. Người ta phân loại bạch cầu thành: bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu hạt lại được chia thành bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa acid, bạch cầu ưa base. Bạch cầu không hạt thì gồm 2 loại là bạch cầu mono và bạch cầu lympho.

Tiểu cầu

Là những mảnh tế bào không có nhân, hình đĩa, đường kính khoảng 2-4µm, có màng bao bọc. Tiểu cầu là một cấu trúc rất hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu. Số lượng tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi dao động từ 150-300 G/l, trong đó: nam : 263,0± 61 G/l, nữ: 274,0± 63,0 G/l.

Huyết tương

Là phần dung dịch màu vàng, thành phần gồm nước, đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men,…

3. Công dụng của Máu

Chức năng của máu. Máu có nhiều chức năng quan trọng mang tính sống còn đối với cơ thể.

Ở người có bao nhiêu nhóm máu

  • Máu vận chuyển các phân tử : các phân tử glucose, acid amin, acid béo, các chất điện giải và nước được hấp thu từ ống tiêu hóa sẽ được máu vận chuyển cung cấp cho các mô khác. Máu lấy oxy từ phổi mang đến các mô, đồng thời lấy carbon monocid, sản phẩm của hô hấp tế bào đưa đến phổi để thải ra ngoài. Máu vận chuyển hormone và các chất dẫn truyền từ nên sản xuất đến cơ quan đích.
  • Máu vận chuyển nhiệt: quá trình chuyển hóa trong cơ thể sản xuất ra một lượng nhiệt lớn, máu vận chuyển nhiệt từ các bộ phận sâu trong cơ thể đến da và đường hô hấp để khách tán nhiệt ra ngoài.
  • Máu giúp duy trì sự ổn định của pH và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào: dịch ngoại bào trong cơ thể luôn được duy trì ổn địch trong khoảng từ 7.35 đến 7,45 nhờ trong máu có các hệ thống đệm. Các hệ thống đệm này chuyển các acid, base mạnh thành các acid, base yếu hơn. Máu cũng vận chuyển các chất có tính acid và base mạnh đến các cơ quan bài tiết.
  • Các protein của huyết tương do không qua được thành mao mạch, tạo ra một áp suất thẩm thấu gọi là áp suất keo. Áp suất keo ảnh hưởng lớn đến áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào do đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của nước giữa máu và dịch kẽ.
  • Máu có chức năng bảo vệ cơ thể do một số tế bào máu có khả năng thực bào, giúp tiêu hóa và khử độc các chất lạ, chất lạ và vi khuẩn. Một số tế bào máu có khả năng sinh kháng thể để trung hòa chất độc từ tác nhân lạ, trong khi một số tế bào khác và protein huyết tương có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu giúp bảo vệ cơ thể.

4. Phân loại Máu

Có bao nhiêu nhóm máu? Hai hệ thống nhóm máu phổ biến và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rh.

Ở người có bao nhiêu nhóm máu

Hệ thống nhóm máu ABO

Được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1901 bởi Karl Landsteiner, ông phát hiện ra sự có mặt của các kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu và các kháng thể tương ứng anti A và anti B trong huyết tương. Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B người ta phân ra 4 nhóm máu chính:

Nhóm O : không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu

Nhóm B: có kháng nguyên B trên hồng cầu

Nhóm AB: có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên hồng cầu.

Ở người Việt Nam, nhóm máu O chiếm ưu thể với khoảng 45% dân số, tiếp theo là nhóm máu B chiếm 28,3%, nhóm máu A chiếm 21,2% và nhóm máu AB chiếm 5,5%.

Hệ thống nhóm máu Rh

Được tìm ra vào năm 1940 bởi Lansteiner và các cộng sự. Hầu hết các kháng nguyên Rh (được ký hiệu bằng các chữ C,D,E,c,d,e) là kháng nguyên yếu, trừ kháng nguyên D. Người có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là người có Rh dương tính (Rh+), người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh âm tính (Rh-). Kháng thể anti D bình thường không có trong huyết tương của cả người Rh+ và Rh-. Khi truyền máu Rh+  cho người Rh- thì người Rh- sẽ sản xuất ra kháng thể anti D, sự tạo thành kháng thể này xảy ra chậm và thường chỉ đạt nồng độ tối đa sau 2-4 tháng. Nếu những người Rh- này lần sau lại tiếp tục nhận máu Rh+ thì các kháng thể anti D có sẵn trong cơ thể họ sẽ làm ngưng kết hồng cầu, xảy ra hiện tượng truyền máu. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Ở người Việt Nam, tỉ lệ Rh+ là 99,92% do đó những tai biến do không hòa hợp của nhóm máu Rh là rất hiếm gặp.

5. Những vấn đề cần lưu ý

Các vấn đề thường gặp:

  • Một số rối loạn lâm sàng về máu có thể kể đến như: bệnh thiếu máu, bệnh đa hồng cầu, bệnh Leukemia, bệnh giảm bạch cầu, Hemophilia, bệnh giảm tiểu cầu, hội chứng thiếu yếu tố đông máu do thiếu hụt vitamin K, chứng huyết khối, chứng đông máu rải rác trong huyết quản,…
  • Bệnh thiếu máu là một bệnh gặp khá phổ biến. Thiếu máu được định nghĩa là sự giảm khả năng vận chuyển oxy máu do giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng Hemoglobin trong hồng cầu hoặc giảm cả hai. Do khả năng vận chuyển oxy của máu giảm, người bệnh dễ bị mệt mỏi, thở nhanh, khó tập trung vào công việc, đặc biệt là công việc trí óc. Những nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt, mất máu cấp (do các bệnh như trĩ, rong kinh, chảy máu đường tiêu hóa,…), do suy tủy, do hội chứng nguyên hồng cầu khổng lồ (thiếu máu ác tính),…
  • Trong chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung  các thức ăn giàu sắt, acid amin, vitamin B12, acid folic để hạn chế nguy cơ xảy ra thiếu máu.

Nguồn: Vinmec