Nước sạch tp.hcm xử lý từ sông đồng nai

Đối với nguồn nước mặt, Sở TN&MT thực hiện công tác quan trắc chất lượng nước với tần suất 2 lần/tháng. Mẫu nước mặt lấy lúc đỉnh triều và chân triều thấp và được phân tích theo các chi tiêu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt.

Mặc dù cơ quan quan lý nhà nước đã tăng cường nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước; nhưng chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn nhìn chung biến động và có xu hướng xấu hơn. Các chỉ tiêu như ammonia, hữu cơ, vi sinh, mangan... trong nước sông Sài Gòn ngày càng tăng. 

Giải pháp khai thác nước thô hiện nay cũng đang gặp bất lợi do phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng nước thải của các tỉnh. TP nằm trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các sở, ngành và giữa các tỉnh giáp ranh lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai để giải quyết những vấn đề liên ngành, liên tỉnh còn chưa chặt chẽ, khiến chất lượng nguồn nước thô vẫn còn là vấn đề khó giải với địa phương. 

Theo quy hoạch cấp nước đến năm 2025, nước thô được khai thác tập trung tại một số vị trí trên các dòng sông lớn (sông Đồng Nai tại Hóa An, sông Sài Gòn tại Hòa Phú). Tuy nhiên, quy hoạch chưa đề cập đầy đủ nguồn nước thay thế và các hạng mục công trình dự phòng, đảm bảo an toàn nguồn nước trong trường hợp nguồn nước mặt bị sự cố ô nhiễm.

Ngoài ra, hệ thống pháp lý về lĩnh vực cấp nước chưa đầy đủ như quy định về xử lý trách nhiệm của các đơn vị cấp nước tư nhân, điều kiện của đơn vị tham gia vào lĩnh vực cấp nước; quyền của các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện giám sát việc cung cấp nước sạch của các đơn vị cấp nước tư nhân; các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng trong ngành nước của Việt Nam…

UBND TP cho hay, việc đảm bảo nguồn nước sạch là công tác quan trọng, trọng tâm của địa phương nên trong thời gian tới sẽ khảo sát lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn để xác định vị trí xây dựng hồ chứa nước thô, vị trí xây dựng tuyến ống truyền tải nước thô từ các hồ chứa nước thô. Nghiên cứu hành lang bảo vệ nguồn nước thô và xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.

TP kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì làm việc với các tỉnh, thành trong lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn để có các giải pháp tổng thể đảm bảo nguồn nước lưu vực sông.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về vật liệu dùng trong ngành nước, hành lang bảo vệ nguồn nước thô, hành lang bảo vệ tuyến ống cấp nước, bể chứa nước ngầm; hoàn thiện quy định về trách nhiệm của các tổ chức có liên quan đến việc cung cấp nước sạch để phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức khi hoạt động tham gia vào lĩnh vực cấp nước... 

Ngày 27-9, UBND TP HCM đã tổ chức hội thảo quốc tế "Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về nghiên cứu, ứng dụng nhằm cung cấp nước sạch cho người dân – Khuyến nghị cho TP HCM trong giai đoạn 2019-2035".

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết nguồn nước thô của TP đang được khai thác từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. TP lại nằm cuối lưu vực nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội là rất lớn nhưng TP không thể kiểm soát.

Nước sạch tp.hcm xử lý từ sông đồng nai

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan chủ trị hội thảo

Cũng theo ông Võ Văn Hoan, tác động của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước thô cung cấp, khả năng dự phòng để ứng phó với diễn biến bất ngờ của nguồn nước thô của TP cũng còn hạn chế. Một bất cập khác nữa là chất lượng nước tại nhà máy sau khi xử lý đã đạt quy chuẩn nước dùng cho ăn uống trực tiếp, nhưng hệ thống đường ống cấp nước đến các hộ dân nhiều nơi đã xuống cấp, khiến cho nhiều khu vực chất lượng nước không còn đảm bảo cho việc ăn uống trực tiếp (hàm lượng chất khử trùng chlorine...thấp) 

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên- Môi trường, chất lượng nước sông Đồng Nai từ Hóa An và Cát Lái, đang bị ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và đang bị ô nhiễm nhẹ dầu mỡ. Nước của sông Sài Gòn cũng đang bị ô nhiễm vi sinh cao.

Cùng với nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm, ngành tài nguyên môi trường TP cũng báo động tình trạng nước ngầm đang bị khai thác quá mức với lưu lượng lớn. Việc này làm cho trữ lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị cạn kiệt, gây mất cân bằng nước.

"Nguồn nước dưới đất đã bị khai thác ở mức độ đáng báo động, dẫn đến mực nước hạ thấp vượt quá mức cho phép ở nhiều nơi, chất lượng nước không đạt chuẩn và xâm nhập mặn gia tăng. Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa, san lấp kênh rạch của quá trình đô thị hóa làm hạn chế khả năng bổ cập tự nhiên cho các tầng nước ngầm" - báo cáo của Sở Tài nguyên- Môi trường nêu.

Trong khi đó, báo cáo của Sở Xây dựng cũng cho rằng dù cơ quan quản lý đã tăng cường nhiều giải pháp bảo vệ nguồn nước nhưng chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, đặc biệt là sông Sài Gòn nhìn chung biến động và có xu hướng xấu hơn. Các chỉ tiêu như amoni, hữu cơ, vi sinh, mangan... trong nước sông Sài Gòn ngày càng tăng.

Nguồn nước sông chịu tác động lớn bởi đặc tính thời tiết, thủy văn và ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn và thiếu nước xảy ra vào mùa khô, tiêu biểu như các năm 2010, 2016 một số nhà máy nước như Bình An, Tân Hiệp đã phải tạm ngừng lấy nước thô trong một số thời điểm.

Ngoài ra, theo quy hoạch cấp nước đến năm 2025, nước thô được khai thác tập trung tại một số vị trí trên các dòng sông lớn như Hóa An trên sông Đồng; Hòa Phú trên sông Sài Gòn. Tuy nhiên, quy hoạch chưa đề cập đầy đủ nguồn nước thay thế và các hạng mục công trình dự phòng, đảm bảo an toàn nguồn nước trong trường hợp nguồn nước bị sự cố hoặc ô nhiễm.

"Những yếu tố này sẽ gây mất an toàn cấp nước trong tương lai cho TP. Việc quản lý bảo vệ nguồn nước cần được xem xét một cách tổng thể, quyết liệt trên phạm vi liên tỉnh thành trên lưu vực" - Sở Xây dựng cho biết.

Trước tình trạng trên, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan yêu cầu các sở, ngành rà soát quy hoạch tổng thể cấp nước TP đã được Thủ tướng duyệt năm 2012. Từ đó đề xuất các nội dung điều chỉnh quy hoạch đến năm 2035, trong đó chú trọng các vấn đề mô hình quản lý cấp nước, an toàn cấp nước (cả về nguồn nước thô và nước sạch)...

Ông Võ Văn Hoan cũng giao các sở, ngành liên quan xây dựng đề án và kế hoạch thực hiện các vấn đề: giải pháp cho nguồn nước thô phục vụ sản xuất nước sạch cho TP để đảm bảo an ninh nguồn nước; xây các bể chứa nước sạch lớn trên hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước để phục vụ điều tiết và dự phòng khi có sự cố; tối ưu hóa tỷ lệ thất thoát nước sạch; nâng cấp hệ thống cấp nước của TP để hướng tới việc cung cấp nước sạch uống được tại vòi.

Được biết, mục tiêu đến năm 2035 tổng công suất cấp nước của TP sẽ là khoảng 3,7 triệu khối nước/ngày, tỷ lệ thất thoát nước sạch dưới 15%, tiêu chuẩn dùng nước là 180 lít/người/ngày.

Theo quy hoạch, tổng công suất cấp nước của TP đến năm 2015 là 2.840.000 m3/ngày và đến năm 2025 là 3.700.000 m3/ngày. Từ khi quy hoạch đến nay, tổng công suất cấp nước toàn TP đạt 2.400.000 m3/ngày, đảm bảo nhu cầu dùng nước của người dân TP cho sản xuất và sinh hoạt.

Cũng theo quy hoạch, đến năm 2025, 100% hộ dân TP được cấp nước sạch nhưng đến nay đã đạt được tỉ lệ này. Tuy nhiên, việc cấp nước qua đồng hồ tại nhà dân đạt 97,8%, còn lại 2,2% thông qua các giải pháp cấp nước khác (đồng hộ tổng, bồn nước, thiết bị lọc).