Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không nghị luận

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hiểu thế nào về câu nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”

Mở bài Giải thích câu nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…”

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của thế hệ trẻ. Bác có nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Bởi thế hệ thanh thiếu niên chính là tương lai của đất nước.

Thân bài Giải thích câu nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…”

Thế kỷ 21 là thời kỳ hội nhập, là thời kỳ của sự phát triển khoa học công nghệ. Thế hệ trẻ là thế hệ nhanh nhạy với sự phát triển, vì vậy tương lai của đất nước có sánh vai được với các cường quốc được hay không chính là sự chăm chỉ học tập rèn luyện của họ.

Thế hệ thanh niên chính là động lực của sự phát triển. Họ tạo nên thế đứng vững chắc cho nước nhà. Vì thế thế hệ trẻ chúng ta cần phải các định cho mình một lý tưởng, một mục tiêu đúng đắn để phấn đấu sau này góp một phần công sức và việc xây dựng nước nhà. Lời nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Bởi thế hệ thanh thiếu niên chính là tương lai của đất nước” của Bác không chỉ là niềm hy vọng và còn là cả động lực phấn đấu, là lý tưởng cao đẹp mà thế hệ chúng ta nên phấn đấu thực hiện thật tốt để không phụ lòng mong mỏi, sự quan tâm của Bác.

Để có thể trở thành chủ nhân tương lai của đất nước mỗi chúng ta hãy bắt đầu từ những điều nhỏ, gần gũi với chúng ta để bồi đắp tri thức và nhân cách.“ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần chăm chỉ học tập để chuẩn bị hành trang vững chắc sau này xây dựng đất nước. Việc học tập của họ sinh hôm nay chính là tương lai mai sau của đất nước. Học tập là cả một quá trình mà chúng ta tích lũy kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ thực tế và từ việc tự học tập nghiên cứu.

Học vấn giúp chúng ta hiểu biết hơn và nhận được sự kính trọng, ngưỡng mộ của mọi người. Chúng ta có thể sử dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống, điều đó sẽ mang đến một tương lai tốt đẹp, góp phần cải thiện cuộc sống, xây dựng đất nước phồn thịnh.

Thế nhưng lại có những người lười biếng, chán nản trong học tập, coi thường tương lai của chính bản thân mình. Bên cạnh đó lại một số người có chút kiến thức đã tự mãn cho rằng mình học rộng biết nhiều nhưng lại xa rời thực tế không vận dụng được kiến thức.

Việc học không chỉ dừng lại ở học tập tri thức mà con là học về đạo lý làm người, học đối nhân sử thế, bồi dưỡng cho mình có một nhân cách tốt, phát triển toàn diện. Bác cũng đã từng nói:

“ Người có tài mà không có đức là người vô dụng,

Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”

Vì thế, việc học tri thức phải đi đôi với việc tu dưỡng đạo đức. Để sau này góp công sức của xây dựng đá nước, giúp đất nước có một thế đứng hùng mạnh và vững chắc.

Để có thể họ tập tốt thì ta cần sắp xếp thời gian học hợp lí, có phương pháp học hiệu quả bên cạnh đó hãy tu dưỡng đạo đức và không ngừng cố gắng nâng cao học vấn, đó chính là giúp hoàn thiện bản thân mình cũng như xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.

Kết luận Giải thích câu nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…”

Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để học tập, để rèn luyện. Cố gắng học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu như lời căn dặn của Bác. Và để học tập luôn là động lực là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta.

Theo Vanmau.top

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không nghị luận
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và sinh viên Bách khoa tại nhà ở sinh viên sáng mùng Một Tết Mậu Tuất (1958).

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, tự do. Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng thành quả đó mới chỉ là những cơ sở nền móng đầu tiên; để độc lập, tự do đó thực sự vững bền, để nhân dân thực sự cảm nhận được giá trị của độc lập, tự do; Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực vươn lên, xây dựng đất nước thành một quốc gia giàu mạnh với một nền kinh tế tri thức phát triển cao; một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cùng tiềm lực quốc phòng hùng mạnh... Để có được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thiết tha mong mỏi các thế hệ tương lai Việt Nam - những thế hệ trẻ được cắp sách đến trường trong hòa bình, trong tự do không ngừng ra sức cố gắng học tập, vươn lên tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến của thế giới, tự đào tạo mình trở thành một lực lượng lao động quyết định, có đủ khả năng đưa đất nước bước lên đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam đã không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trưởng thành cả về phẩm chất, năng lực, giành nhiều thành tích cao góp phần quan trọng cùng quân dân cả nước giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc, thực dân xâm lược giải phóng đất nước và thành công trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thành tích học tập, nghiên cứu khoa học của các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam đã thực sự làm rạng danh đất nước, đặt nền móng vững chắc, tạo tiền đề để đưa đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Tuổi trẻ, học viên, sinh viên Quân đội đinh ninh lời Bác dạy, thi đua thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua: “Thanh niên Quân đội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng”, "Thanh niên Quân đội vươn tới những đỉnh cao" và phong trào “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ”…và cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” vượt mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện đạt các giải cao tại các cuộc thi trong nước và quốc tế; tích cực học tập, huấn luyện làm chủ các loại vũ khí trang bị, nhất là vũ khí mới, hiện đại… góp phần xây dựng Quân đội Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó.

BÁO QUÂN KHU 4

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bưóc tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Em hãy bình luận lời thư ấy của Bác Hồ.

Trên đầu tóc Bác sương ghiChắc đôi sợi đã bạc vì chúng con.

Lời thơ của Xuân Diệu mang nặng tâm hồn thương kính Bác chỉ vì suốt đời, Bác luôn nghĩ đến hạnh phúc của con cháu, nghĩ đến sự hùng mạnh của dân tộc, của Tổ quốc.

Điều ấy đã chứng tỏ và thời điểm nóng bỏng nhất, lúc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, dù bận trăm công nghìn việc trong những ngày đầu xây dựng chính quyền, Bác không quên lứa tuổi măng non, những người chủ tương lai của đất nước. 

Bằng cả tấm lòng của người Bác, người ông, Bác đã gửi thư động viên thầy và trò trong năm học đầy ý nghĩa. Bức thư có đoạn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu dược hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

  •  Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
  •  Ôn tập phần Tiếng Việt

Lời thư ngắn nhưng khẳng định một vấn đề mấu chốt của dân tộc, đất nước trong cộng đồng thế giới. Bác đã khẳng định dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam “cao bằng người nào thấp thua ai” ngang hàng với các nước hùng mạnh trên thế giới tùy thuộc vào việc tìm hiểu và ứng dụng kiến thức của loài người, của những con người nhỏ tuổi. 

Muốn thấy rõ nhận định ấy đúng hay sai, chúng ta cần tìm hiểu các “cường quốc” là những nước hùng mạnh và tự chủ về mọi mặt. Từ chính trị, quân sự, kinh tế... đến văn hóa, nghệ thuật đều ổn định, phong phú, giàu có... và ngày một phát triển. Với những giá trị vững chắc cả về thể chất lẫn tinh thần, phần đất có giới hạn chứa đựng một tập thể người có cùng màu da, huyết thống; có cùng phong tục tập quán kia đã tự khẳng định vị trí hàng đầu thật vững chắc của mình trong cộng đồng nhân loại. Và rõ ràng, không dễ dàng gì trong việc xậy dựng nền tảng cho vị trí đáng quí ấy. Bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh sống nào, đã là một cường quốc, họ cũng tự mình quyết định lấy số phận của mình; ngang hàng với những đất nước, dân tộc khác trong việc giải quyết những bất đồng chính trị, quân sự, kinh tế..., lẫn những vấn đề nhỏ nhoi khác mà không hề bị chèn ép, bắt buộc, không hề “lép vế” bởi cái nghèo nàn, lạc hậu, chậm tiến của dân tộc mình.

Dân có giàu, có cuộc sống sung túc thì nước mới mạnh, mới bảo vệ có hiệu quả vùng đất thiêng liêng với những phong tục tập quán, những truyền thống, tính cách tốt đẹp riêng. Lúc ấy ta mới có quyền khẳng định sự có mặt đầy ý nghĩa của mình bên cạnh các dân tộc khác trên hành tinh này; lúc ấy ta mới có quyền đua chen với các dân tộc văn minh tiến bộ khác trong việc tìm kiếm khoa học, các tài nguyên thiên nhiên ở những vùng đất chưa thuộc quyền của một ai, hoặc ở những hành tinh xa xôi khác. 

Ai chẳng muốn có vị trí xứng đáng ấy! Nhưng nó không thể là món quà trời ban cho chúng ta mà do con người tạo ra từ cuộc sống hiện thực.

Trong cuộc sống, để khám phá và chinh phục những bí mật của thiên nhiên, con người không chỉ cần có sức mạnh thể chất. Lúc ấy, trí tuệ, óc sáng tạo, “chất xám” của con người giữ vai trò quan trọng. Muốn có những thứ ấy, điều kiện quyết định cho sự tiến bộ mỗi người cần phải học. 

Học chính là thao tác tìm hiểu, lặp đi lặp lại thật chính xác những kiến thức khoa học của nhân loại. Không chỉ hiểu sâu sắc, chính xác kho tàng lí thuyết mà còn học tập, còn thực hành, nghĩa là phải biết vận dụng những lí thuyết ấy để sáng tạo ra của cải vật chất. Như thế “học tập” quả là công phu, không thể một sớm một chiều, đôi ba năm hay nóng vội mà đạt được kết quả.

Để có được định luật về “sức đẩy của nước”, “sức hút của quả đất”, dù nhận ra chúng trong hoàn cảnh hết sức tình cờ, nhưng Ac-si-mét lẫn Niu-tơn đều mất một khoảng thời gian dài suy nghĩ, ưu tư về chúng. Để trở thành nhà bác học, nhà thơ nổi tiếng... Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến... đã miệt mài đèn sách. “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là châm ngôn của việc học tập vậy. Nhưng, như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, cường quốc không chỉ đọng lại ở lĩnh vực học tập và sáng tạo khoa học tự nhiên. Phải học ở mọi lĩnh vực, mọi ngành: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học quân sự... Lịch sử dân tộc ta, của loài người giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc học tập ấy. 

Từ thế kỉ thứ X trở về trước, dân tộc ta phải chịu sự đô hộ của tập đoàn phong kiến thống trị Trung Hoa, phải chăng vì dân tộc ta chưa có một nền tảng học tập, hoặc chưa được khai tâm, mở trí đúng nghĩa? Hay đang học tập văn minh khoa học của tập đoàn thống trị, tìm cách biến chúng thành cái riêng của mình, để rồi tới thời Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt mới tạo được, mới mở ra thời tự chủ “Nam Quốc sơn hà Nam để cư”? Bảy thế kỉ tự chủ và phục hưng, dân tộc ta đã tạo ra được thế đứng vững chắc với các nước phương Đông.

Nhưng việc “học tập” ở các nước phương Tây đã bước qua giai đoạn mới. Nhờ học tập mà họ biết chế tạo ra máy nổ... thì triều đình phong kiến nhà Nguyễn lại theo lối học từ chương, thi hành chính sách bế quan tỏa cảng... để rồi chịu thần phục thực dân Pháp.Nhìn ra thế giới, các nước như Mỹ, Liên Xô (cũ), Anh, Pháp, Đức, Nhật... trở thành cường quốc, là nhờ học, không ngừng nâng cao dân trí mà trước hết chú trọng đúng mức đến việc học tập. Như thế có thể thấy “công học tập” mà Bác đề cập tới trong lời thư chân tình, ngắn gọn đóng vai trò trong sự phát triển của đất nước như thế nào rồi. Lời thư giúp mỗi học sinh nhận ra bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kì đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nó mở ra cho mỗi người tầm nhìn rộng lớn, bao quát hơn để nỗ lực hơn trong việc tìm hiểu và ứng dụng kiến thức khoa học. Hiểu câu nói như vậy chúng ta lại càng thấy tấm lòng của Bác đối với thế hệ măng non. 

Bác mong con cháu mau khôn lớn


Nối gót ông cha bước kịp mình.
(Tố Hữu) Xã hội chúng ta đang sống có nhiều giai cấp, nhiều chủ thuyết nên càng có nhiều quan niệm về cường quốc và học tập khác nhau. 

Dưới chế độ phong kiến tư bản, chỉ có một số người mới thực sự được học tập. Được học tập xong, họ mang sự hiểu biết và trí sáng tạo vào cuộc sống của kẻ tôi đòi. Họ say mê nghiên cứu, tìm kiếm, sáng tạo những cái mới, giúp tập đoàn thống trị có đầy đủ sức mạnh để chinh phục các nước khác. Quan niệm ấy đã được chứng minh khá rõ ràng, trưng thực trong lịch sử các nước phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... từ thế kỉ XVIII. Cho tới cuối thế kỉ thứ XX này, họ vẫn còn chiếm một số đất đai của người châu Phi, Mỹ La tinh, châu Á bằng những hiệp ước bất bình đẳng giữa một cường quốc và nước chậm tiến.

Riêng bản thân những người cố gắng rèn luyện để thành các nhà phát minh, bác học tài giỏi thì vẫn không ít người mang tinh thần dân tộc quá khích, hoặc chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc cho bản thân và gia đình mình. Ngày nay, quan niệm về “học tập” và “cường quốc” như thế là ngược với xu hướng tiến bộ nếu không muốn nói là ngược với đạo đức của loài người. Hiến chương Liên Hợp Quốc có ghi rõ mọi dân tộc đều có quyền được hưởng tự do, dộc lập; có quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sống như nhau. Như thế “học tập” để đưa đất nước thành cường quốc không có nghĩa là nghĩ đến việc mang mọi tiềm năng xâm chiếm đất nước khác. Cả nhân loại đang lo sự về sự tiến bộ nhanh chóng của ngành khoa học nghiên cứu và chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Tiên đoán nỗi hãi hùng sẽ xảy đến cho những người vô tội và để cảnh tỉnh những ai còn vui cười trên nỗi đau của kẻ khác, một nhà tư tưởng phương Tây đã nhận định: “Khoa học mà không có lương tri thì chỉ là sự tàn phá của tâm hồn”. Bởi vậy, con người không chỉ học tập các kiến thức khoa học mà còn cả về đạo đức, tình thương. 

Học tập giờ đây không còn mang mục đích làm cho đất nước hùng mạnh để trở thành người chủ bóc lột một dân tộc khác mà để dân tộc mình cùng với cả loài người được sống trong hòa bình, hạnh phúc.

Thực hiện quan niệm sống ấy quả thật khó khăn, nhưng loài người tiến bộ đang nỗ lực vươn tới. Riêng chúng ta, mục tiêu hạnh phúc, và hòa bình đang ở trước mắt. Để đạt được mục tiêu ấy, không chỉ cần cù, nhẫn nại mà phải biết học theo nguyên lí giáo dục: “Học đi đôi với hành, lí thuyết kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” bằng phương pháp giáo dục “Thầy chủ đạo trò chủ động”. Thư của Bác mang nghệ thuật khái quát nhưng thật sâu sắc. Đó là lời động viên chân tình để thế hệ trẻ vươn lên. Ngày trước, ông cha ta đã: 

Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững


Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa.
(Huy Cận) 

Chúng ta đã tự hào với những Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi,... làm rạng danh dân tộc thì hôm nay chúng ta cũng có quyền tự hào với những Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn, Lê Bá Khánh Trình... Em đang học những tấm gương gần gũi ấy, đang nồ iực vượt qua những khó khăn hiện nay, cố gắng tập trung nghe giảng, ghi chép và làm bài đầy đủ..., cố gắng vươn tới trên con đường hướng dẫn của thầy cô bằng chính đôi chân của mình, bằng phương châm: “học đến tận nơi, hỏi đến tận gốc, hiểu thật thông suốt, hành thật chu đáo” để khỏi hổ thẹn với lương tâm mình.