Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh không phải là một việc dễ dàng, trong đó chế biến món ăn cho trẻ là một phần đầy thách thức. Bố mẹ thường lo lắng rằng các món ăn không phong phú hoặc không đủ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Cách chế biến thức ăn cho bé ăn dặm vào giai đoạn khởi đầu sẽ có tác động đến thói quen ăn uống sau này của chúng. Một số sai lầm khi chế biến món ăn cho trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ngay bây giờ hoặc trong tương lai.

Ít chất béo, carb, keto, paleo chỉ là một số xu hướng dinh dưỡng mới mà nhiều phụ huynh có thể đã nghe nói. Bên cạnh một vài lợi ích sức khỏe được quảng bá, bố mẹ cần lưu ý và xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho trẻ.

Trẻ mới biết đi yêu cầu một loạt các chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Carbohydrate, sẽ giúp hỗ trợ sự hình thành não của và là nhiên liệu có sẵn tạo ra năng lượng. Giảm lượng carbs có thể làm giảm sự phát triển của cơ thể, thay vào đó, bạn có thể chọn lựa chọn nhóm thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả tinh bột, cây họ đậu, giảm nguồn cung cấp carbohydrate đơn giản tinh chế bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, kẹo, nước ngọt.

Nếu bạn muốn trẻ tuân thủ theo chế độ ăn kiêng thuần chay, việc nói chuyện với các chuyên gia tâm lý là điều hoàn toàn cần thiết. Mục đích là đảm bảo một chế độ ăn thuần chay chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ và tránh suy dinh dưỡng.

Bữa sáng là một bữa ăn quan trọng cho trẻ em, đặc biệt những trẻ trong độ tuổi mới biết đi. Đây là cơ hội để cung cấp năng lượng cho trẻ và bắt đầu một ngày mới. Thật không may, các bữa sáng tiện lợi thường chứa quá nhiều đường hơn mức cần thiết, trong khi thiếu các chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo và chất xơ.

Trẻ em từ 1-3 tuổi cần ít nhất 2,5 phần rau mỗi ngày và 1⁄2 - 1 phần ăn trái cây. Bữa sáng là một thời điểm hoàn hảo để bắt đầu cung cấp sản phẩm tươi, đặc biệt là rau. Thay vì chọn một bát ngũ cốc giàu đường tinh luyện, hãy cân nhắc chuẩn bị món ăn sáng với trứng, rau và bánh mì.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Chế biến món ăn đơn giản vào bữa sáng là sai lầm thường thấy của nhiều gia đình

Trong đời sống hiện đại ngày nay, không có gì lạ khi nhiều cha mẹ thường tranh thủ chế biến nhiều món ăn cùng lúc cho trẻ. Tuy nhiên, việc làm này không được khuyến cáo vì thức ăn để nguội trong một thời gian dài có thể bị hỏng. Trẻ em ăn các món được hâm lại nhiều lần có nguy cơ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chế biến các món ăn cho trẻ nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, cho trẻ cơ hội được tiếp xúc với nhiều hương vị khác nhau.

Một sai lầm khác trong cách chế biến món ăn của trẻ là dựa trên khẩu vị và sở thích của người lớn để áp đặt lên trẻ. Những đứa trẻ từ 2 tuổi trở lên đã bắt đầu có sở thích riêng của bản thân. Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khi cho bé ăn dặm ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ còn là cơ hội để phát hiện các món ăn hợp khẩu vị của chúng. Quan sát xem trẻ thích ăn và ăn nhiều các loại thực phẩm nào. Thay đổi các cách chế biến khác nhau cho mỗi nguyên liệu như luộc, hấp, chiên, xào để trẻ không ngán.

Trẻ em trong độ tuổi đến trường cần được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để giúp hỗ trợ sự phát triển về thể chất và tâm lý. Đồ ăn nhẹ là một biện pháp tuyệt vời để cung cấp thêm các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống, đặc biệt đối với những đứa trẻ năng động. Với đối tượng này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên có tối đa 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.

Trong khi đó nhiều phụ huynh có thói quen lựa chọn các loại thức ăn nghèo dinh dưỡng như bánh quy, kẹo ngọt để đáp ứng sở thích về mùi vị của trẻ nhưng những thực phẩm này sẽ không cung cấp đủ năng lượng và hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ nên chọn lựa các loại thực phẩm như trái cây, rau, sữa chua hoặc trứng luộc, sinh tố, các loại hạt khô.

Khi chọn đồ ăn nhẹ cho trẻ, ưu tiên tìm kiếm những thứ có chứa protein, chất béo và chất xơ lành mạnh để duy trì năng lượng và cảm giác đói vào các bữa ăn chính.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Bạn không nên để trẻ ăn quá nhiều món ăn nhẹ thiếu dinh dưỡng như bánh kẹo

Một trong những sai lầm phổ biến cha mẹ khi chế biến các món ăn cho trẻ là không đọc kỹ thông tin trên các nhãn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm đóng gói.

Đừng để bị lừa bởi các chiêu tiếp thị thông minh. Một số các yêu cầu sức khỏe khi lựa chọn thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm là 'được làm bằng trái cây thật', 'không chứa gluten', 'không thêm đường', hàm lượng chất xơ cao'. Tốt nhất thực phẩm chế biến đồ ăn cho trẻ nên từ nguyên liệu tươi sống nhằm đảm bảo hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn mua sản phẩm đóng gói sẵn, hãy đọc các thành phần và thông tin dinh dưỡng trên đó.

Trên đây là những cách chế biến thức ăn cho trẻ mà nhiều cha mẹ thường mắc, bạn nên lưu ý để hạn chế mắc phải những vấn đề trên nhằm đảm bảo bữa ăn của trẻ được đầy đủ dinh dưỡng, giúp con phát triển 1 cách khỏe mạnh và cân đối.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

XEM THÊM:

26/04/2019 | 9:55 Sáng   Lượt xem: 1553

Dinh dưỡng cho trẻ luôn là một vấn đề đau đầu đối với mẹ.  Con ăn được gì? Không ăn được gì? Phải nấu thế nào? …. Đó luôn là những nỗi lo thường trực mỗi ngày của mỗi mẹ.

Nếu mẹ muốn tự chế biến thức ăn cho trẻ từ những nguyên liệu ban đầu, hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây để đảm bảo an toàn là trên hết cho trẻ:

1. Khâu chuẩn bị

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Mọi thứ liên quan đến bữa ăn của trẻ đều phải được vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ

  • Hãy luôn đảm bảo rằng bàn tay mẹ, bát, đĩa, muỗng và các dụng cụ nấu ăn khác hoàn toàn sạch sẽ. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì bát đĩa và dụng cụ nấu ăn cần phải được tiệt trùng cẩn thận để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập để gây bệnh cho trẻ.
  • Thực phẩm lựa chọn phải tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, an toàn
2. Nấu thịt và cá

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Thịt cá là nguồn cung cấp protein lớn nhất cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm, vì vậy mẹ cần chế biến hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ.

  • Luôn đảm bảo thịt đã được nấu chín kỹ, không còn một tí màu hồng nào
  • Cá cần phải cứng và tách ra được từng miếng – nếu còn mềm có lẽ nó không chín hết. Một cách khác để nấu cá cho trẻ là bọc các trong màng nhôm để đảm bảo cá chín vẫn đảm bảo thịt cá vẫn còn mềm và ngọt.
3. Chế biến rau củ

Đối với rau, cần được nấu chín. Hấp là lựa chọn tốt nhất vì giúp giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng. Rau củ chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng nếu chế biến không đúng cách thì rau củ không chỉ mất chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Rau củ cần được chế biến đúng cách mới không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của chúng.

Một số lưu ý mẹ cần tránh khi nấu thức ăn dặm từ rau củ cho bé:

  • Chuẩn bị rau quá sớm: Nhiều mẹ thường sơ chế, cắt sẵn rau củ rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản. Cách này có thể tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị thực phẩm cho trẻ nhưng nó làm rau củ nhanh héo úa và dễ biến chất. Tốt nhất mẹ nên chuẩn bị rau củ ngay trước khi nấu.
  • Cắt rau rồi mới rửa sạch: Cách làm này có thể khiến dinh dưỡng của rau tan vào nước rửa. Để đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn, mẹ nên rửa rau sạch trước khi chế biến nhé.
  • Nấu rau quá lâu: Nấu rau củ quá lâu sẽ làm mất các vitamin tan trong nước, đặc biệt là vitamin C và B1. Khi nấu canh hoặc lược rau, mẹ nên chờ nước sôi mới thả rau vào để đảm bảo giữ nguyên lượng dưỡng chất và vitamin có trong thức ăn dặm của bé.
  • Nấu cà rốt chung với củ cải trắng: Đây là công thức được nhiều mẹ vẫn áp dụng để nước hầm ngọt và thơm hơn. Tuy nhiên, có lẽ ít mẹ biết cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C có trong củ cải trắng. Vậy nên, mẹ nhớ tránh công thức này ra nhé.
  • Ăn nhiều cà rốt và cải bó xôi: Thực tế, đây là 2 loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều, chúng lại không tốt chút nào.

Carotene trong cà rốt nếu được hấp thụ quá nhiều có thể khiến da bé trở nên vàng vọt, đặc biệt là ở lòng bàn tay và bàn chân. Với cải bó xôi. Nếu mẹ cho ăn nhiều, acid oxalic trong loại rau này có thể khiến bé thiếu calci, kẽm, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, miễn dịch và trí tuệ của trẻ.

4. Trái cây

Rửa kỹ trước khi sử dụng. Mẹ hãy lựa chọn những nguồn cung cấp trái cây, uy tín, sạch sẽ, để hạn chế tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng được đưa vào cơ thể trẻ. Trái cây có thể ép lấy nước hoặc thái nhỏ để trẻ tự cẩm ăn.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

5. Chế biến và phục vụ thức ăn cho trẻ
  • Thức ăn của trẻ phải được nấu chín và đun sôi thật kỹ bằng mọi cách để đảm bảo tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh. Sau đó để nguội đến nhiệt độ ấm áp trước khi bắt đầu cho ăn.
  • Thức ăn của bé nên được chế biến theo bữa. Việc bảo quản thức ăn đã chế biến trong tủ lạnh hoặc bằng cách khác có thể khiến chất dinh dưỡng bị biến đổi và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho trẻ. Ngoài ra thức ăn bị chế biến nhiều lần sẽ làm thay đổi mùi vị, khiến trẻ dễ ngán, dẫn đến biếng ăn.
  • Thức ăn thừa của bé nên bỏ đi, không nên để dành cho lần sau.

Ăn dặm cần đúng thời điểm và quan trọng hơn là mẹ cần chế biến đúng khoa học và cho trẻ ăn đúng cách. Bố mẹ đừng nghĩ rằng cho trẻ ăn dặm nhiều sẽ mau lớn. Nếu lượng ăn quá nhiều so với nhu cầu và khả năng tiêu thụ của trẻ sẽ khiến trẻ không tiêu hóa được, gây hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Một sản phẩm mẹ không thể quên trong thời điểm trẻ ăn dặm là Men vi sinh Golden Lab. Đây là dòng men được sản xuất từ Kim chi, nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Đây cũng là một giải pháp cho các bé biếng ăn, không chịu hợp tác trong quá trình ăn dặm hay ăn mãi mà không chịu lớn.

Với những lưu ý nhỏ trên, mẹ có thể yên tâm chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho trẻ mỗi ngày.  Nếu mẹ gặp bất cứ vấn đề gì, hãy chia sẻ để nhận lời khuyên hữu ích từ chuyên gia, Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia) qua hotline 0896.509.509  hoặc gửi thư điện tử về hòm mail .


Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong chế biến thức ăn cần chú ý

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...