Nô lệ tình dục nghĩa là gì năm 2024

Phụ nữ bị ép mua vui cho quân lính Nhật trong Thế chiến II thường được gọi là "nô lệ tình dục", và cách gọi này rất phổ biến trên toàn thế giới. Như vậy, rõ ràng vấn đề này nằm ngoài phạm vi tranh cãi. Do đó, việc Chính phủ Nhật Bản khẳng định không thể gọi phụ nữ bị ép mua vui cho binh lính Nhật trong Thế chiến II là "nô lệ tình dục" trong "Sách xanh Ngoại giao 2019" là lập luận phi lý. Thêm vào đó, Tokyo còn nhấn mạnh rằng Chính phủ Seoul cũng đã xác nhận không sử dụng cụm từ này trong thỏa thuận Hàn-Nhật tháng 12 năm 2015. Tuy nhiên, lập trường của Hàn Quốc là chỉ đồng ý tên gọi chính thức của vấn đề này là "vấn đề phụ nữ bị ép mua vui cho quân lính Nhật", không có nghĩa là Hàn Quốc đã xác nhận không sử dụng cụm từ “nô lệ tình dục”. Hiện vẫn chưa rõ lý do Tokyo đột xuất đưa nội dung giải thích về cụm từ này vào Sách xanh Ngoại giao. Cũng không có căn cứ nào cho thấy Hàn Quốc đã xác nhận không sử dụng cụm từ “nô lệ tình dục” trong thỏa thuận Hàn-Nhật năm 2015. Bộ Ngoại giao Nhật Bản hiện chưa có phản hồi gì đối với câu trả lời của báo chí Hàn Quốc về vấn đề này.

“Nô lệ tình dục” là cụm từ thông dụng khi nói về vấn đề phụ nữ bị ép mua vui cho lính Nhật

Cụm từ “nô lệ tình dục” đang được sử dụng rất phổ biến trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Quân đội Nhật Bản đã ép buộc phụ nữ mua vui trái với ý muốn của họ. Vì thế, có thể coi những phụ nữ này là “nô lệ tình dục”. Trong khi đó, Tokyo hết sức cố gắng tránh sử dụng cụm từ “nô lệ tình dục”, để nhấn mạnh quân đội Nhật Bản không hề cưỡng ép họ mua vui. Trên thực tế, người đầu tiên sử dụng cụm từ “nô lệ tình dục” khi nói tới vấn đề phụ nữ bị ép mua vui cho quân lính Nhật là một luật sư người Nhật chứ không phải người Hàn. Trong phiên họp của Liên hợp quốc năm 1992, luật sư Etsuro Dosuka lần đầu tiên gọi những phụ nữ này là nô lệ tình dục.

Báo cáo của Liên hợp quốc về vấn đề nô lệ tình dục

Sau đó, cụm từ này tiếp tục được sử dụng tại các tổ chức quốc tế. Năm 1996, bà Radhika Coomaraswamy, Báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban nhân quyền thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc đã đưa ra một báo cáo về các vấn đề bạo hành phụ nữ trên thế giới. Sau khi nhậm chức năm 1994, báo cáo viên Coomaraswamy bắt đầu tiến hành điều tra nguyên nhân và hậu quả bạo hành đối với phụ nữ, gồm cả hành vi giết người, cưỡng hiếp tập thể, chế độ nô lệ tình dục, và tất cả các hành vi ngược đãi tình dục. Bà Coomaraswamy đã dành hẳn một mục riêng phân tích vấn đề phụ nữ bị ép mua vui cho quân lính Nhật trong thế chiến II. Theo đó, quân đội Nhật Bản đóng vai trò chủ đạo, bắt ép phụ nữ các nước thuộc địa để cung cấp nô lệ tình dục cho các quân nhân. Báo cáo viên đã tiến hành điều tra tại Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Nhật Bản, đồng thời phân tích sâu sắc về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép mua vui cho binh lính Nhật. Báo cáo này cũng nêu rõ những ý nghĩa của cụm từ được sử dụng trong báo cáo, bối cảnh lịch sử, lời khai của những nạn nhân, và trách nhiệm của Chính phủ các nước. Đặc biệt, trong báo cáo này, Liên hợp quốc đã kết luận “phụ nữ bị ép mua vui cho lính Nhật trong Thế chiến II” là “nô lệ tình dục”, và khuyến khích Chính phủ Nhật Bản thừa nhận sự thật, cũng như chịu trách nhiệm về vấn đề này. Như vậy, việc sử dụng cụm từ “nô lệ tình dục” khi gọi những người phụ nữ bị bóc lột và ép buộc mua vui không phải là lập trường riêng của Hàn Quốc, mà được cả cộng đồng quốc tế chấp thuận. Tức là cho dù Chính phủ Nhật Bản không sử dụng cụm từ này, nhưng sự thật trong lịch sử vẫn không hề thay đổi.

Thuý Lan (27 tuổi), gọi đến một trung tâm tư vấn tình yêu than vãn rằng cô bị người yêu mắng mỏ, miệt thị, thậm chí có lúc anh ta còn tát cô và dọa sẽ bỏ cô để quay trở lại với người yêu cũ.

Cô phẫn nộ: “Tôi hết chịu nổi rồi, không hiểu tại sao anh ấy lại đối xử với tôi như vậy?”. Hoá ra cô chịu đựng tất cả những sự hành hạ thô bạo đó chỉ vì nghĩ rằng nhờ thế sẽ giữ được tình yêu.

Thật khó tưởng tượng ngày nay vẫn có người con gái có học thức hẳn hoi lại suy nghĩ như vậy ? Hỏi tại sao bị đối xử tệ như thế cô vẫn yêu anh ta ? Thì ra vì anh ta là con một gia đình khá giả, mà cô tin rằng có thể dựa vào đó để có cuộc sống hạnh phúc.

Với những cô gái đó, lấy chồng sẽ giải quyết được tất cả và sự thành công trong cuộc đời họ đặt tất cả vào kết hôn.

Thực tế cho thấy không có con đường nào đi tới hạnh phúc lại dễ dàng như vậy. Khi một cô gái không có can đảm mơ ước hay tự đặt cho mình một mục đích sống thì dĩ nhiên cô ta sẽ chỉ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi đặt cọc tất cả vào mối quan hệ với người đàn ông để làm vợ và sinh con cho anh ta.

Tuyết, 21 tuổi, thi đại học 2 lần không được, vừa khóc vừa kể: “Tôi đã gắn bó với anh ấy từ 2 năm nay. Hôm qua, tôi báo tin cho anh ấy là tôi đã có thai 3 tháng, anh ấy nổi điên lên quát tháo đùng đùng bắt tôi đi phá thai, thật là một gã đàn ông vô trách nhiệm”.

Khoan hãy nói về trách nhiệm của gã đàn ông ấy, trước hết cô cần phải đối diện với chính mình. Cô đã ngừng uống thuốc tránh thai trong những lần quan hệ gần đây vì nghĩ rằng cái thai sẽ buộc anh ta phải cưới, nghĩa là muốn anh ta làm bố khi mà anh ta chưa sẵn sàng.

Ngày nay vẫn có những cô gái nghĩ rằng hôn nhân là phép màu sẽ biến mình thành một người có “giá trị”. Niềm hy vọng đó thường dẫn đến những cuộc hôn nhân không đúng lúc, không đúng người và cũng không có kế hoạch gì cho việc làm mẹ khi chính mình cũng chưa đủ khả năng nuôi sống mình.

Đứa con ra đời không phải vì cha mẹ muốn có nó mà chỉ vì cô cần có nó để buộc người yêu phải kết hôn. Bi kịch của của hôn nhân bắt đầu từ đó.

Lan Anh lấy chồng khi cô 23 tuổi, sau khi học xong phổ thông, cô ở nhà hơn 3 năm chẳng biết làm gì. Gia đình cũng đã chạy ngược chạy xuôi xin cho cô thử việc ở vài nơi nhưng việc cần có chuyên môn thì cô lại không có, việc lao động đơn giản, lương thấp cô lại không muốn làm.

Cô nghĩ rằng bây giờ chỉ có lấy một anh chàng khá giả, đủ sức nuôi được mình và sinh cho anh ta một đứa con kháu khỉnh thì cuộc đời mình sẽ lên hương. Nhưng bạn nên biết rằng khi đến với hôn nhân mà bản thân còn sống bám vào người khác thì làm sao bạn có được quyền bình đẳng với chồng?

Có những người vợ bị chồng quát mắng hàng ngày mà vẫn phải câm như hến, bởi vì nếu cãi lại, anh ta sẽ quát to hơn: “Không chịu được thì bước!”. Lúc đó bạn biết đi đâu, làm gì để sống?

Trước hết phải thấy đó là những người thiếu tự trọng, họ coi hôn nhân là cứu cánh của cuộc đời. Ai cũng mơ ước vợ chồng bình đẳng và muốn được người bạn đời tôn trọng mình nhưng trước tiên ta không được sống lệ thuộc vào họ.

Không nên hiểu hai chữ lệ thuộc chỉ gói gọn trong phạm vi kinh tế. Thực ra khái niệm đó rộng hơn nhiều. Bởi vì sự lệ thuộc về kinh tế bao giờ cũng kéo theo những lệ thuộc khác. Bạn sẽ luôn phải đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của chính mình. Bạn sẽ không được sống theo mong muốn của mình mà chỉ để làm vừa lòng người khác. Bạn không bao giờ dám làm cái gì mình thích nếu người kia không thích.

Có cô gái vừa khóc vừa kể người yêu cứ đòi hỏi quan hệ tình dục, cô từ chối bị anh ta bảo là “hâm” và cho phép cô suy nghĩ 3 ngày, nếu không đáp ứng yêu cầu của anh ta thì “tạm biệt”. Vì sợ người yêu bỏ, cô đã làm theo đòi hỏi của anh ta như một con rối. Và từ sau lần đó, anh ta luôn đem hai tiếng “cắt đứt” ra để doạ.

Không ít cô gái người yêu bảo sao cũng phải nghe, miễn là đừng cho cô “đi tàu suốt”. Có người bị chồng ức hiếp không dám làm gì nhưng lại trông vào sự giúp đỡ của người khác như cha mẹ, anh em hoặc các bác trong “tổ hoà giải”.

Biết đâu rằng khi chính mình chấp nhận làm con giun, con dế miễn sao chồng không bỏ là được thì làm sao có ai giúp đỡ được họ. Nếu vì sợ ly hôn mà chấp nhận mọi bất công thì đừng hy vọng hạnh phúc và cũng đừng mong có ai giúp được mình.

Có người hỏi: “Nếu phải lựa chọn giữa làm nô lệ để có chồng hay không chồng nhưng tự do thì bạn chọn đằng nào?”. Nếu bạn nghĩ rằng nô lệ cũng được miễn là có chồng thì bạn lầm to.

Một khi chồng đã coi mình như kẻ ăn người ở, bảo gì nghe nấy thì tình yêu nếu có cũng ra đi. Nó chỉ đến với ai tự trọng và biết cách làm cho người yêu phải tôn trọng mình.

11 năm yêu nhau, nên nghĩa vợ chồng tròn 8 năm, cặp đôi Hà thành kỷ niệm ngày cưới ở một khách sạn sang trọng cùng bữa ăn thịnh soạn và những món quà đắt tiền.

Hôm ấy, tôi bắt gặp khoảnh khắc ấm áp khi nhẹ nhàng bước vào phòng của bố mẹ. Đó là hình ảnh bố dựa vào mẹ, hình như đang lau nước mắt.

Nam Linh từng gặp gỡ khoảng 20 cô gái nhưng suốt 30 năm qua, anh vẫn chưa có mối tình chính thức. May mắn lần này, anh đã chinh phục được trái tim cô nhân viên văn phòng.

Xuất hiện trong chương trình Mảnh ghép tình yêu, nữ diễn viên Lê Lộc bất ngờ tuyên bố không thích đàn ông làm nghệ thuật.

Đến với nhau bằng tình yêu, cũng vượt qua rất nhiều khó khăn chúng tôi mới cùng nhau đi đến ngày hôm nay. Vậy mà đến giờ phút này, tôi cay đắng nhận ra mình mãi mãi chỉ là người thay thế.

Nô lệ của tình yêu là gì?

Nô lệ trong tình yêu là bị người yêu, hoặc người bạn đời chi phối tuyệt đối, khiến không làm chủ được bản thân về phương diện vật chất cũng như tinh thần.

Nô lệ thời gian là gì?

Theo LHQ, “nô lệ thời hiện đại” là cụm từ thường được dùng để chỉ nạn nhân của những hình thức lao động cưỡng bức hoặc hôn nhân ép buộc, như người buộc phải lao động để gán nợ, bị khai thác tình dục và bị tác động bởi những hình thức bóc lột khác.

Lệ Tình nghĩa là gì?

“Lụy” có thể đồng nghĩa với từ “lệ” - nước mắt. Vì vậy, lụy tình là “dòng nước mắt của tình yêu”. Theo một cách khác, “lụy” là mối bận tâm, mối ưu phiền. Nên có thể nói, lụy tình dùng để nói đến tình huống đau khổ, buồn phiền trong tình yêu.