Những thứ có thể học trên máy tính

Tránh tải về trò chơi, những video hay phim có nội dung không tốt từ internet để hạn chế bị "lo lắng" trong lúc học tập trên máy tính. Bằng cách này, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ không còn phải phí phạm thời gian cho những hoạt động "vô bổ" nữa. Nếu bạn đã lỡ tải về thì tôi khuyên bạn nên xóa chúng vì trong chúng ta ai cũng thèm muốn được vui chơi, giải trí và lần cuối chúng ta rơi vào cái bẫy của việc sử dụng "sai mục đích" trên máy tính xách tay của mình chính là khi tải những ứng dụng giải trí.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sử dụng Laptop đúng cách để bảo vệ thiết bị của bạn

Nghe nhạc có chọn lọc

Bình thường sinh viên nghe nhạc quốc tế nhằm tăng kỹ năng nghe, hiểu ngoại ngữ của mình. Tuy nhiên, đại đa số sinh viên lại trở thành đam mê và họ bắt đầu nghe, tìm kiếm nhiều bài hát, âm nhạc trực tuyến khác nhau và sau đó tải về một lượng lớn các bài hát đủ các thể loại nhưng mà không chủ định vào việc mình đang làm, đang học. Nếu có nghe nhạc, bạn nên chọn nghe các nhạc khúc êm dịu, có thuộc tính hòa tấu nhằm giúp bạn nghỉ ngơi sau một thời gian học tập căng thẳng, chỉ trong vài phút, tinh thần của bạn sẽ được hoàn toàn dễ chịu, bạn có thể trở lại việc học một cách tốt hơn.

Tránh nghe nhạc có giọng hát hoặc giọng nói vì lời bài hát sẽ nhiễm vào tâm trí bạn và vô tình chúng gây cho bạn sự phân tâm. Hãy đảm bảo rằng bạn dùng âm nhạc để tăng năng suất cho việc học tập trên laptop bằng cách sử dụng âm nhạc như một chất xúc tác để cải thiện trí nhớ học tập của bạn mà đặc biệt là bạn dễ dàng ghi nhớ những điều hay vào bộ não chính mình.

Sử dụng Internet hiệu quả

Hạn chế "lướt" Internet không nằm trong mục tiêu học tập như viết blog, online mạng xã hội, không xem các trang web khiêu dâm, chơi game online... Bạn nên cân đối quỹ thời gian của mình và chỉ dành khoảng 2-3 giờ/ngày để dùng internet cho các hoạt động vui chơi, giải trí "online". Một khi đã đặt ra lịch học và chơi, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh. Nếu làm được điều này, việc học tập của các bạn sẽ có được những thành tích rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vào những trang báo mạng để cập nhật những kiến thức mới, tránh phí phạm thời gian khi truy cập những trang web không đem lại hiệu quả học tập cho bạn.

Dùng Internet để cùng nhau học tập sẽ mang lại ích lợi rất lớn cho sinh viên

Bạn cũng có thể sử dụng máy tính xách tay cho các cuộc trò chuyện video trực tuyến với thầy giáo và bạn bầy để loại bỏ các thắc mắc về các chủ đề đang học hoặc gửi email cho họ nhờ giải đáp hộ những điểm còn nghi ngờ. Đây là một trong những ích lợi tối ưu của laptop, ngay cả khi bạn đang ở trên giảng đường. Những phần mềm như Google Hangouts với nhiều tính năng thú vị sẽ giúp bạn tạo một nhóm chuyện trò với giáo viên và bằng hữu và bàn thảo về các môn học, các dự án, các bài kiểm tra sắp tới và thậm chí nhiều hơn nữa.

Thời gian sử dụng laptop hợp lý

Dù nhu cầu bạn sử dụng laptop nhiều đến đâu nhưng bạn nên giảm thiểu việc sử dụng hàng ngày với máy tính của bạn. Mỗi ngày nên dành tối thiểu từ 2-3 giờ cho việc nghiên cứu các sách vở, tài liệu giấy chứ không phải chỉ nghiên cứu trên máy tính xách tay. Bạn tìm hiểu thông tin từ sách vở sẽ chi tiết, rõ rành và đầy đủ hơn về một vấn đề mà bạn đang nghiên cứu, và với việc kết hợp giữa sách và laptop sẽ giúp cho bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian khi bạn muốn làm rõ một vấn đề nào đó chưa rõ.

Bên cạnh đó, thời gian sử dụng laptop là điều bạn cũng cần lưu ý. Hãy chắc rằng bạn không ngồi nhiều hơn 4 giờ liên tiếp bên laptop của bạn. Cứ làm việc khoảng 1 giờ bạn nên đứng lên thực hiện vài động tác thể dục để tránh việc bị mỏi cổ, mỏi vai, đảm bảo rằng đôi mắt và thân hình của bạn không bị căng do ngồi liên tục bên laptop.

Video giới thiệu máy tính Dell có thể bạn quan tâm

***Chiếc laptop yêu quý của bạn có thể sẽ cần đến những phụ kiện laptop như đế tản nhiệt hay những phụ kiện khác như miếng dán màn hình laptop. Hãy nhanh tay để có cơ hội nhận được những quà tặng hấp dẫn khi mua phụ kiện từ FPT Shop nhé.

*** Có thể bạn sẽ quan tâm đến sản phẩm Laptop Lenovo Z4070 và Asus X553MA là 2 chiếc máy tính đang rất hot trên thị trường hiện nay với cấu hình tốt và giả cả rất hợp lý.

CTV Kiều Vũ

Nguồn: Tổng hợp từ internet

Hãy quên những ngôi trường, những khóa học đắt đỏ nhồi kín sinh viên để rồi chỉ cho ra kết quả học tập tệ hại đi. Những website và ứng dụng dưới đây sẽ cung cấp cho bạn lượng kiến thức khổng lồ về mọi lĩnh vực từ khoa học, kinh tế, nghệ thuật, xã hội cho đến những xu hướng công nghệ mới nhất, hoàn toàn miễn phí hoặc với chi phí cực thấp so với việc đi học ở trường hay các trung tâm.

Những thứ có thể học trên máy tính

Điều đặc biệt là nhiều nền tảng học online trong số này có cả bản web và app trên điện thoại (cho phép tải video về xem offline), các bài học cũng được chia nhỏ theo thời lượng vài phút cho đến 1 tiếng một khiến cho việc học của bạn trở nên cực kỳ dễ dàng ngay khi cần di chuyển. Bạn sẽ chẳng còn lý do gì ngụy biện về chuyện không có cơ hội học thứ này thứ kia để nâng cao trình độ nữa. Không còn những khó chịu của việc phải lên lớp vào một khung giờ nào đó liên tục, bạn hoàn toàn có thể vừa ngồi nhà hay trên xe buýt vừa theo học các trường đại học nổi tiếng hay các chuyên gia của Google, Facebook.

Hãy cùng điểm lại các nguồn học tuyệt vời dưới đây, bấm vào tên để đến địa chỉ học nhé.

1. Các nền tảng cung cấp khóa học online

Những thứ có thể học trên máy tính

edX — Học các khóa học online từ các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Một trong những khóa học nổi tiếng được hàng trăm ngàn người theo học trên edX là Introduction to Computer Science (Nhập môn Khoa học máy tính – CS50x) của Đại học Harvard.

Coursera — Học các khóa online miễn phí từ các trường đại học hàng đầu thế giới với nhiều khóa có subtitle tiếng Việt. Bạn có thể chọn gói học miễn phí (vẫn được xem đầy đủ tài liệu, video học) hoặc trả phí (để lấy chứng nhận từ các trường đại học danh tiếng khi hoàn thành khóa học).

ALISON — Học các khóa online miễn phí từ các trường đại học Anh, Mỹ và các chuyên gia từ Google, Microsoft,…

Khan Academy — Tổng hợp các khóa học Toán, Lý, Hóa, Kinh tế, Kinh doanh,… hoàn toàn miễn phí với giao diện và trải nghiệm tuyệt vời

MIT Opencourseware — Các khóa học về mọi lĩnh vực được giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), cung cấp sách, tài liệu bản mềm và video bài giảng

Open Yale Courses — Các khóa học về mọi lĩnh vực được giảng dạy tại Đại học Yale

Coursmos — Học khóa học vi mô (thời lượng ngắn) ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào

Highbrow — Nhận các khóa học được chia nhỏ gửi tới hòm mail của bạn hàng ngày (miễn phí)

Skillshare — Các khóa học và dự án online mở ra sự sáng tạo của bạn với mức giá chỉ $12/tháng để truy cập vào kho học liệu khổng lồ các kỹ năng hot nhất cho công việc hiện nay

Curious — Phát triển kĩ năng với các bài học video online trên giao diện (cả web và app) cực đẹp

lynda.com — Học công nghệ, kĩ năng sáng tạo và kinh doanh

CreativeLive — Học các khóa học sáng tạo miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu thế giới

Udemy — Học mọi kỹ năng hot nhất cho công việc, từ thiết kế, phát triển web/app, marketing hay kinh doanh với hàng nghìn khóa học miễn phí và trả phí từ các chuyên gia trong ngành

Open Learn — Tổng hợp các khóa học miễn phí về mọi lĩnh vực cho mọi người

How to start a startup — Tổng hợp các bài học (qua video và tài liệu đọc) được truyền dạy trong vườn ươm khởi nghiệp hàng đầu thế giới Y Combinator

2. Học lập trình

Những thứ có thể học trên máy tính

Codecademy — Học code miễn phí qua các bài học tương tác thú vị, được thực hành trực tiếp

Microsoft Virtual Academy — Học thiết kế web, game, app, phát triển nền tảng cloud, dữ liệu lớn,… miễn phí cùng các chuyên gia của Microsoft. Công ty thậm chí còn cho ra mắt một khóa lập trình cơ bản dành riêng cho người Việt, xem ở đây.

Udacity — Học code và data science từ A đến Z qua video trực quan tuyệt vời từ các chuyên gia của Google, Facebook. Tương tự như Coursera và edX, bạn có thể chọn gói miễn phí (không lấy bằng) hoặc trả phí (để lấy bằng nanodegree làm đòn bẩy cho sự nghiệp).

Platzi — Học trực tuyến về thiết kế, marketing và code miễn phí từ các chuyên gia trong giới startup công nghệ tại Mỹ

CodeCombat — Học lập trình qua game

Code School — Học code thực hành

Code4Startup — Học lập trình nhanh chóng cho startup qua hướng dẫn code lại các website, ứng dụng nổi tiếng như Airbnb, Product Hunt, Tinder,…

Thinkful — Nâng cao trình độ với chuyên gia kèm 1-1

Free Code Camp — Học code miễn phí để giúp đỡ cộng đồng

Code.org — Bắt đầu học từ hôm nay với các bài giảng cơ bản

BaseRails — Luyện Ruby on Rails và các kỹ năng công nghệ khác

Treehouse —Học HTML, CSS, ứng dụng iPhone và hơn thế nữa

One Month — Học code và xây dựng ứng dụng, website trong vòng 1 tháng

Dash — Học các kỹ thuật thiết kế web mới nhất

3. Học Data Science – lĩnh vực đang cực hot hiện nay

Những thứ có thể học trên máy tính

DataCamp — Các bài giảng R và khoa học dữ liệu

DataQuest — Học data science ngay trên trình duyệt

DataMonkey — Phát triển kĩ năng phân tích dữ liệu theo cách đơn giản nhưng thú vị

Ngoài ra, các nền tảng học online như Coursera, Udacity, edX ở trên cũng đều có rất nhiều khóa học về data science và data analysis.

4. Học ngoại ngữ

Duolingo — Học nhiều ngoại ngữ miễn phí

Lingvist — Học ngoại ngữ trong 200 giờ

Busuu — Cộng đồng học ngoại ngữ miễn phí

Memrise — Sử dụng flashcards để học từ vựng

5. Mở rộng kiến thức

TED Talks — Tổng hợp các bài diễn thuyết chia sẻ những ý tưởng đột phá nhất về khoa học, giáo dục, thiết kế (nhiều video có sub tiếng Việt)

Guides.co — Các bài chỉ dẫn chi tiết về mọi thứ từ viết content marketing cho đến khởi nghiệp

Squareknot — Tương tự như Wikihow, Guides.co cung cấp các bài hướng dẫn sinh động và đẹp mắt về mọi thứ trong cuộc sống

6. Web khác

Chesscademy — Học cách chơi cờ miễn phí

Pianu — Cách mới để học chơi piano online

Yousician — Gia sư dạy ghita riêng cho thời đại công nghệ

Tham khảo Medium

Nguồn: genk.vn