Những lý do không nên hợp pháp hóa quyền chết năm 2024

Những lý do không nên hợp pháp hóa quyền chết năm 2024

Chủ đề: có nên hợp pháp hóa cái chết nhân đạo (An tử) hay không?

  1. Thế nào là cái chết nhân đạo (An tử)?

Theo Từ điển Merriam-Webster Online, an tử là “hành động hoặc thực hành

giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người hoặc động vật

nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng (cứu chữa) theo cách ít đau đớn

nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”. Một tài liệu khác định nghĩa: “an tử là sự giết

chết có chủ ý một người lệ thuộc (“a dependent human being”) bởi hành động

hoặc không hành động vì lợi ích được viện ra của người đó”. 3

Cái chết nhân đạo có thể được hiểu cơ bản như sau: đó là Sự cho phép của

pháp luật thúc đẩy nhanh quá trình chết trên một cơ thể sống đã được giám định Y

khoa chắc chắn không thể cứu được, đang phải chịu đựng những nỗi đau về thể xác

do bệnh tật gây nên và được chính người bệnh quyết định trong lúc còn tỉnh táo

  1. Tổng quan vấn đề này ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

2.1. Với các nước trên thế giới

Ở một số nước phát triển như Hà Lan, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ, Luxembourg và

5 bang của Mỹ, quyền được chết được coi là một trong những quyền nhân thân và

nhà nước cho phép trợ tử. Cụ thể một số nước như sau

Hà Lan là đất nước đầu tiên hợp pháp hóa "cái chết nhân đạo" từ tháng

4/2002. Chính phủ Hà Lan cho phép thành lập các đội cứu trợ cung cấp "cái chết

nhân đạo". 6 đội chuyên biệt sẽ di động đến nơi bệnh nhân yêu cầu được trợ tử nếu

các bác sĩ khác từ chối tiến hành việc này. Mỗi năm có khoảng 3.100 trường hợp

được trợ tử ở nước này. 4

Năm 2012, Bỉ gia nhập nhóm các nước cho phép trợ tử. Bỉ là quốc gia duy

nhất cho phép trợ tử không giới hạn tuổi tác. Ngày 13/2/2014, quốc hội cho phép

trẻ em mắc bệnh nan y giai đoạn cuối được chọn “cái chết êm ái”. Yêu cầu trợ tử