Nhu cầu của trẻ em là gì năm 2024

Trên thực tế, từ sơ sinh, trẻ đã có nhận thức nhất định. Những năm đầu đời là 'bản lề' của quá trình phát triển tâm lý và hình thành tính cách của trẻ. Do đó, biết được những nhu cầu thiết yếu của trẻ và đáp ứng với thái độ tích cực không chỉ giúp cha mẹ nuôi con khỏe và còn là cách kích thích não bộ cho con thông minh, để tương lai con 'sáng'.

Nhu cầu cơ bản

Cảm giác được cha mẹ, người thân thương yêu luôn khiến trẻ hạnh phúc. Và yêu thương ở đây chính là thái độ của mẹ khi đáp ứng nhu cầu hàng ngày của chúng như:

- Cho ăn khi trẻ đói

- Ủ ấm cơ thể trẻ khi lạnh hoặc làm mát khi nóng

- Ôm ấp trẻ khi chúng khóc òa, run rẩy vì sợ hãi

- Giúp trẻ vui cười khi chúng buồn bã, lo lắng

Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh khóc là chúng đang ngầm nói với mẹ rằng: Con chỉ là một đứa con nít thôi! Con sẽ khóc trung bình 2-5 giờ/ngày và đó là ‘ngôn ngữ’ đặc biệt của con để trò chuyện với mẹ, để nói cho mẹ biết tất cả các nhu cầu và mong muốn của con. Vì vậy, mẹ đừng giận cũng đừng cáu nhé! Con yêu mẹ, nhiều hơn mẹ tưởng đấy! Và khi con khóc, mẹ hãy:

- Vui lòng kiểm tra tã của con, xem con có ‘bỉm’ ra tã chưa

- Sờ trán, sờ người xem con có nóng sốt không

- Đảm bảo rằng con không bị đói quá

- Quấn con bằng một tấm chăn mềm mại; ôm con thật chặt để con cảm thấy được an toàn và ngủ ngon giấc.

- Bật cho con nghe một khúc nhạc du dương hoặc hát cho con nghe cũng là ý tưởng không tồi.

- Đặt con vào nôi và khẽ đu đưa…

Nhu cầu của trẻ em là gì năm 2024

Khóc là ‘ngôn ngữ’ đặc biệt của con để trò chuyện với mẹ. (Ảnh minh họa).

Yêu thương và ôm ấp

Ngay từ khi lọt lòng, bé đã có những nhu cầu gắn bó với người khác, đặc biệt là với mẹ. Bé luôn muốn được ôm ấp, vỗ về. Phản xạ rúc đầu vào bụng, vào ngực mẹ, một mặt là tìm ti để bú, nhưng mặt khác là muốn áp sát vào da thịt mẹ để được ôm ấp, vỗ về. Có thể nói quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng vào bậc nhất và cũng xuất hiện sớm nhất.

Do đó, thường xuyên được cha mẹ âu yếm, vuốt ve… trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu sâu sắc cha mẹ dành cho chúng. 'Trò chơi’ đặt trẻ ngồi lên đùi rồi ‘tám’ cùng chúng là cách dễ dàng nhất để bạn ngầm nói: “Mẹ yêu con thật nhiều!”.

Trò chuyện

Mẹ có biết, việc trò chuyện giúp bé xây dựng và phát triển trí tuệ sau này? Ngoài ra, nó còn là nền tảng cho mối quan hệ của bé với cha mẹ và thế giới xung quanh. Vì vậy đừng lơ là việc nói chuyện với con ngay từ khi bé mới sinh ra.

Mẹ có thể cảm thấy 'ngớ ngẩn' khi độc thoại với bé nhưng đừng vội buồn hay ngại bởi vì càng nói chuyện nhiều với bé thì vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn khi trưởng thành.

Tranh thủ trò chuyện với bé sơ sinh bất kỳ khi nào có thể là 'bí kíp' nuôi con thông minh của mẹ thông thái đấy!

Chơi

Muốn trẻ sơ sinh phát triển tốt nhất thể chất và trí tuệ, ngoài những chăm sóc và cưng nựng hàng ngày, mẹ còn cần dành thời gian để quan tâm và chơi với trẻ. Khi bé thức giấc, nếu không có người chơi cùng, bé sẽ rất buồn chán và cô đơn. Vì vậy, thời gian trẻ chơi với cha mẹ cũng chính là lúc bé thư giãn sau những lần ăn-ngủ-khóc-thay tã.

Nhưng chơi với trẻ như thế nào?

Nếu bạn nghĩ rằng trẻ sơ sinh rất ít hoạt động thì đã nhầm. Thực tế, trẻ đang tập trung quan sát và cảm thấy rất tò mò với thế giới xung quanh. Hãy nhớ rằng, trẻ từ 0-3 tháng tuổi rất thích sờ mó, tiếng động và mùi thơm dù cho nhận thức của trẻ còn rất hạn chế.

Để phát triển khả năng quan sát của trẻ sơ sinh, tốt nhất bạn nên chọn những đồ chơi có hình ảnh tương phản cao. Đồ chơi cho bé từ 0-3 tháng tuổi nên là những món đồ bằng cao su mềm hoặc búp bê bằng vải cũng rất lý tưởng để phát triển xúc giác. Với bé 6 tuần tuổi, có thể chọn một hộp nhạc giai điệu du dương, êm dịu.

Được an toàn và che chở

Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, chúng sẽ tin tưởng bạn tuyệt đối và vô điều kiện. Trong trường hợp trẻ không được cảm thấy được yêu thương, âu yếm… chúng sẽ cực kỳ lo lắng và bất an. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, hãy làm những việc sau để đảm bảo an toàn cho trẻ:

- Giữ trẻ tránh xa những mối nguy có thể đến từ đồ trang trí nội thất: Đặt chiếc giường cũi của trẻ tránh xa cửa kính, dây kéo rèm và những vật dụng treo trên cao để trẻ khỏi bị vướng, bị rơi trúng khi có sự cố bất ngờ.

- Đóng chặt những vật dụng dễ bị lung lay: Hãy chắc chắn những vật dụng dễ đổ trong nhà đã được cất đi hoặc đã được đóng chặt vào tường.

- Giữ chặt trẻ trong tay: Khi bồng trẻ, một cái trượt tay vô ý cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Để phòng ngừa việc này, bạn phải đảm bảo mình luôn vững vàng và cẩn thận.

Ngay khi trẻ được sinh ra có sự thay đổi từ môi trường ổn định trong bào thai sang một môi trường mới với nhiều biến đổi như ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh…Trong những năm đầu của cuộc đời trẻ cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng, vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này trẻ chưa biết nói nên mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ, là mối quan hệ ruột thịt thông qua tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể trẻ để thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ 7-8 tháng biết phát ra âm đơn giản, biết lạ quen, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.

Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ cần được quan tâm, yêu thương của người chăm sóc đặc biệt là vai trò của người mẹ. Tất cả nhu cầu về vật chất, nhu cầu tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng, môi trường sống ổn định thì tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt. Nếu giai doạn này người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn tất cả nỗi thất vọng, lo lắng của mình lên đưa trẻ; nếu trẻ sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.Tuy vậy, trong xã hội không phải nhu cầu nào cũng được đáp ứng mà dần dần trẻ phải học theo quy luật, quy tắc như trẻ đói phải biết chờ đợi thức ăn đang nóng. Nhưng điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của các thành viên trong gia đình.

  1. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi

Giai đoạn này trẻ tích cực thăm dò thế giới xung quanh vì trẻ đã biết đi. Nếu như trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ còn bây giờ trẻ tự đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn vừa nói vừa làm, trẻ hiểu lời nói trước khi biết nói. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

  1. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

Giai đoạn này, cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được giới tính hay đặt câu hỏi “tại sao?” Trong quan hệ tình cảm bé tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.

  1. Giai đoạn từ 6 trên 11 tuổi

Hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập, bước vào các hoạt động trí nhớ, tư duy để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Nội dung học tập được mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng.

Đến cuối độ tuổi này nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè. Đây là giai đoạn hình mẫu, cho nên cha mẹ ở giai đoạn này không phải là người toàn năng trước mặt bé nữa mà vai trò hình mẫu rất quan trọng ở giai đoạn này.

  1. Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi

Bước sang giai đoạn này cơ thể trẻ lớn lên rất nhanh, có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm.

Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân được coi là một bước biến chuyển. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các em tự cao , đánh giá cao bản thân của mình. Trái lại những thất bại nhỏ nếu bị dè biểu cũng có thể gây cho các em rụt rè, tự ti. Sự ổn định hình thành nhân cách trước đây sẽ bị phá vỡ, tạo nên sự thay đổi cấu trúc nhân cách, từ trẻ em sang người lớn trưởng thành.

Quan hệ xã hội của các em từ mối quan hệ cha mẹ chuyển sang mối quan hệ bạn bè. Trong gia đình cha mẹ tạo điều kiện cho các em nhiều quyền độc lập hơn và những yêu cầu cao hơn. Thiếu niên thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ, quan tâm quá mức của cha mẹ. Trong gia đình các em mong muốn cha mẹ tôn trọng ý kiến của các em hơn là chiều chuộng. Thường các em chưa nhận thức được mặt tốt và mặt xấu ở trong xã hội trong khi đây là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực ngiệm và lứa tuổi chống đối. Vì vậy các em cần có sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hướng dẫn của người lớn. Các em từng bước tự chủ trong học tập và công việc. Vì vậy các em cần có chỗ dựa tình cảm của người thân để tâm sự và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm…Sau một thời gian các em đánh giá, xác định cho bản thân nhân cách mới, nhân cách trưởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách đã được hình hành ổn định, các em bắt đầu lựa chọn ngành nghề .

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em là gì?

Về nhu cầu năng lượng mỗi ngày, nguồn cung cấp chủ yếu chính là chất bột đường trong gạo, bột mì, khoai, đường, mật. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì nhu cầu calo theo cân nặng chính là 100 – 200 Kcal/Kg/ngày. Còn đối với trẻ lớn cách tính nhu cầu calo như sau: 1000 Kcal + 100 x tuổi ( X là số tuổi).

Năng lượng cần thiết cho trẻ em trong 1 ngày là bao nhiêu?

Tổng quan về nhu cầu năng lượng của trẻ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) trung bình khoảng 150 kcal/ kg/ ngày. Với những trẻ lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết được tính theo công thức: 1000kcal + 100 * tuổi (năm).

Em bé 3 tuổi biết làm gì?

Trẻ 3 tuổi biết làm gì?.

Đi bộ, leo lên, bước xuống cầu thang mà không cần tay vịn..

Biết ném, đá và bắt bóng..

Đạp được xe 3 bánh..

Nhảy và đứng một chân tối đa trong 5 giây..

Đi tiến và đi lùi dễ dàng..

Cúi xuống mà không bị té ngã..

Tự mặc và cởi quần áo..

Trẻ vị thành niên 15 19 tuổi cần uống bao nhiêu nước 1 ngày để đảm bảo cung cấp cho cơ thể?

Cách tính lượng nước cần uống theo độ tuổi Trẻ em cân nặng 11 - 20kg: Mỗi ngày cần bổ sung 1.000ml nước và thêm 50ml đối với mỗi 1kg tăng thêm. Trẻ em nặng từ 21kg trở lên: Mỗi ngày cần bổ sung 1.500ml và thêm 20ml đối với mỗi 1kg tăng thêm. Trẻ vị thành niên 10 - 18 tuổi: Mỗi ngày cần bổ sung 40ml nước/kg cân nặng.