Nho còn xanh lắm nghĩa là gì

Truyện ngụ ngôn là một thể loại ở Việt Nam, thuộc thể loại văn học dân gian, nhằm mục đích sử dụng sự đối nghịch, bất hợp lý giữa những hành động của con người để tạo ra tình huống trào phúng. Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn. Thể loại truyện ngụ ngôn phát triển nhiều hơn ở nước ngoài, với số lượng khổng lồ và chất lượng tốt, có những tác phẩm ngụ ngôn trở thành kinh điển. Trong đó có câu chuyện ngụ ngôn “con cáo và chùm nho” là một trong những câu chuyện đặc sắc với ý nghĩa nhân văn được tác giả truyền tải cần phải được phân tích và tìm hiểu kĩ.

Nho còn xanh lắm nghĩa là gì

Vài nét về tác phẩm

Con cáo và chùm nho là truyện ngụ ngôn của Aesop, Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

- Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

- Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Một câu chuyện hay và đặc sắc, thông qua tiếng cười trào phúng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Nho còn xanh lắm nghĩa là gì

Ý nghĩa câu chuyện

* Phê phán lối thắng lợi tinh thần

Câu chuyện ngụ ngôn minh hoạ khái niệm bất hoà hợp về nhận thức xảy ra khi một người cố gắng đồng thời giữ các ý nghĩ không tương hợp. Sự bất hoà hợp này có thể được làm giảm đi bằng cách thay đổi niềm tin hoặc trạng thái ước muốn, cho dù nó dẫn đến hành vi không hợp lí. Sự trái ngược giữa thành quả đạt được và sự cố gắng bẻ ngược nhận thức của nhân vật tạo thành tình huống truyện đặc sắc của câu chuyện. Con cáo không thể hái được chùm nho nên đã tự nhủ mình nho còn xanh lắm để biện hộ cho việc không thể hái được chùm nho của mình là do tác động của ngoại cảnh, là do không đáng để hái. Đây được coi là lối thắng lợi tinh thần, ru ngủ bản thân bằng cách tự tưởng tượng ra hàng trăm lý do cho sự thất bại của mình, để biện hộ cho sự yếu kém của bản thân. Thực chân, chúng ta không làm được nhưng lại không biết chấp nhận sự thật là mình yếu kém, Có rất nhiều người tỏ ra chê bai, khinh miệt cái mà họ mong muốn có nhưng không được. Thực tế thì chỉ là vì khả năng của mình có giới hạn không thể có được nhưng đành lấy cớ, tự dối lòng mình để tự biện minh.

Truyện ngụ ngôn “con cáo và chùm nho” có thể thấy chứa đựng tình huống trào phúng đặc sắc, nổi bật với tiếng cười châm biếm, đả kích sâu cay, phê phán thói thắng lợi tinh thần và luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh của con người.

Có một con cáo nọ vừa đói vừa khát đi lang thang trên núi, và tình cờ nó nhìn thấy chùm nho chín mọng trên cao. Cáo tao hí hửng nhảy lên với chùm nho nhưng sau rất nhiều lần nhảy lên đều không thể với tới. Cáo ta hậm hực quay đi và chửi thể: “Việc gì mình phải cố gắng lấy chùm nho đó chứ!? Vừa xanh vừa bé, có khi còn chát nữa!”

Đó là phần tóm tắt câu chuyện của mình (cho những ai chưa nghe câu chuyện ngụ ngôn này bao giờ). Từ nhỏ tôi đã rất thích những câu chuyện ngụ ngôn vì nhiều tầng nghĩa và bài học từ những câu chuyện thuộc thể loại “ngắn ngủn” này. Tuy nhiên truyện ngụ ngôn luôn chỉ dành được rất ít thời gian hoặc được liệt vào phần “tự đọc” trong những cuốn sách giáo khoa. Giáo viên cũng chẳng hứng thú giảng mấy truyện như vậy, và thế là tôi đành tự mình đọc những cuốn sách tôi mượn được. Đến mãi sau này, những bài học và sự chiêm nghiệm mới đến với tôi. Khi đã trải qua vài lần đau đớn của cuộc đời!

Sau đây là bài học tôi học được từ “Con cáo và chùm nho”:

1. Không đạt được điều gì, liền tự huyễn hoặc bản thân:

Đó là khi bạn đặt mục tiêu nhưng không làm được, là khi bạn thấy người khác thành công hơn mình nhưng mình thì chỉ bất lực đứng nhìn (thậm chí bạn còn sân si nói xấu người ta). Và cũng là khi bạn sống-ảo quá đà: luôn tự cho mình cái quyền vượt lên trên vật chất, danh vọng “tầm thường” mà xã hội quy định, nhưng thực tình – trong lòng lại rất bất an và căm phẫn.

Chuyện con cáo vì không hái được chùm nho, liền tự nói dối chính mình rằng “nho còn xanh” là chuyện mà có khi mỗi người chúng ta đều đã từng làm. Tôi cũng có vài người bạn như thế: Hễ ai đó đạt được điều gì, anh ta đều cho rằng do may mắn, hoặc cuộc thi đó dễ như bỡn…

Người ta nói dối chính mình thành thục tới mức đến một ngày, người ta tin luôn đó là sự thật. Kẻ nói dối sống trong “miền nói dối” do chính mình tạo ra trong một thời gian dài tạo lên căn bệnh ảo tưởng, tâm thần và tự mãn!

2. Đến khi phải từ bỏ:

Ngược với bài học thứ nhất, bài học thứ hai chính là: biết đến khi nào thì phải từ bỏ.

Thực tế, người ta thường làm ngược lại với hành động của con cáo. Họ không dám bỏ đi. Mãi mãi họ cứ theo đuổi một ảo mộng nào đó mà họ không với tới được. Họ buộc mình vào nó, sống đau khổ, dằn vặt cả đời.

Ở đây, chúng ta tuyệt đối không phê phán. Và trong câu chuyện thì con cáo hành động vô cùng hợp lý. Nó đã cố hết sức nhưng vẫn không với tới chùm nho và bỏ đi, sau khi kết luận là “nho còn xanh lắm”. Thế thì có gì sai? Trong cuộc sống, đó là cách chúng ta hành động. Việc bỏ đi chứng tỏ là con cáo khá khôn và hiểu là cái không thể đạt tới trong hiện tại thì không cần phải tiếc nuối. Và con cáo cũng rất biết cách giải tỏa căng thẳng bằng cách kết luận “nho còn xanh lắm, chắc gì đã ăn được”.

Bạn có làm được như con cáo không? Tôi e là không đâu.

Không hề tiêu cực khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều rồi, nhưng vẫn không đạt được điều chúng ta muốn, vậy liệu có nên TIẾP TỤC CỐ GẮNG hay là không?

Câu trả lời tuỳ vào mỗi người. Đối với dân sale chắc hẳn ai cũng phải nhận rất nhiều lời từ chối từ khách hàng mỗi ngày, vậy ta nên xác định rõ ràng có cần phải cố gắng đeo bám mãi một khách hàng để rồi bỏ qua những cơ hội khác hay không?

Trong cuộc sống cũng vậy, ta trải nghiệm thật nhiều và tìm ra thứ phù hợp nhất với mình. Đừng cứng nhắc đeo bám mãi một thứ không thuộc về mình (dù nó có thể rất “ngon” – nhưng lại nằm ngoài tầm với).

3. Giá trị sản phẩm nằm ở giá trị quan của mỗi người – thay đổi giá trị quan thì thay đổi giá trị sản phẩm.

Hãy lấy ví dụ thế này nhé. Bạn gặp một em gái vô cùng xinh đẹp, khiến bạn mê mẩn. Nhưng sau đó bạn thấy em này khó với quá, có thể là em ấy đang gặp khó khăn tài chính, hay phải lo cho gia đình và cần tuyền gấp … chồng giàu. Nhưng bạn không giàu. Tất nhiên có thể bạn sẽ không giàu, hoặc sẽ giàu. Còn những người giàu mà em ấy nhắm tới có thể chỉ là do cha mẹ có quyền chức, hay do cha mẹ buôn gian bán lận mà giàu, và tương lai sẽ phá sản. Nghĩa là em gái không thích bạn. Thế thì giá trị của em gái (đối với bạn) cũng chỉ bằng không. Chẳng có giá trị gì. Chỉ là nho xanh thôi.

Bài học của “con cáo và chùm nho” là về GIÁ TRỊ QUAN. Bạn phải học cách đánh giá trị trong suốt cuộc đời này, nếu bạn muốn thành công. Nếu bạn không có giá trị quan đúng thì bạn sẽ không thể thành công.

Mục tiêu của tôi là có được 100 triệu trong năm nay, nhưng đối với một tỷ phú – điều đó thật chẳng có ý nghĩa gì.

Bữa ăn có đùi gà và nước sốt với cậu bé đánh giày thật là một bữa ăn thượng hạng, nhưng đối với bạn – nó có khi thật béo và chán ngấy!

Giá trị của bất cứ điều gì trong cuộc sống này là khác nhau đối với mỗi người, mục tiêu sống cũng như vậy!

Từ đó ta không nên tuỳ ý đánh giá bất cứ điều gì, điều gì cũng nên nhìn từ nhiều góc độ. Đó cũng là bài học kinh doanh cơ bản – sự chênh lệnh về giá sản phẩm cũng chính là sự chênh lệch về giá trị quan của người bán và người mua!