Nguyên nhân của hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân

Bất kể khi nào bạn thấy một vấn đề thì bạn thường thấy ngay đối tượng để đổ lỗi. Xã hội này bị nghiện thói đóng vai tâm lí nạn nhân. Chẳng hạn như, giá như tôi đừng sinh ra trong gia đình nghèo khó,… giá như tôi được sống ở nơi tốt đẹp hơn… giá như tôi không thừa hưởng thói nóng tính từ cha… giá như con gái tôi không nổi loạn như vậy…. Giá như các phòng ban khác đừng làm rối các đơn hàng lên như thế… giá như tôi không làm việc ở một ngành mà đang đi xuống…giá như tôi thấu hiểu tôi hơn…giá như…giá như…

Đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh để biện hộ cho khó khăn hay thử thách của bản thân đã trở thành lề thói thông thường và việc làm này có thể tạo ra “ sự giải thoát tức thời” khỏi nỗi thống khổ, nhưng sự thật nó vẫn trói buộc ta vào khó khăn .

Nguyên nhân của hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân

Vậy tại sao chúng ta lại đổ lỗi cho người khác ?

Bảo vệ bản thân khỏi cảm xúc tiêu cực

Theo giáo sư Brene Brown, các nghiên cứu đã cho thấy rằng đổ lỗi là cách để giải phóng sự đau đớn hay nỗi lo lắng. Khi một vấn đề hay sự thất bại xảy đến, con người luôn bị những cảm xúc như giận dữ, bất lực, mệt mỏi hay tội lỗi xâm chiếm và chi phối.

Đổ lỗi được xem là cơ chế tự vệ để bản thân khỏi cảm xúc tiêu cực trên. Chúng ta tìm cách đẩy trách nhiệm lên người khác để bản thân không bị buồn phiền, xấu hổ hay tội lỗi.

Tạo nên cảm giác an toàn

Nếu một người ở cấp bậc cao hơn như giám đốc công ty, hay bố mẹ, thầy cô công kích bạn, bạn sẽ có xu hướng chỉ tay về phía người thứ 3. Khi mắc sai sót, chúng ta thường đẩy trách nghiệm để làm giảm sự chú ý về mình. Điều này tạo cho chúng ta một cảm giác an toàn khi trách nghiệm được san sẻ hoặc chuyển qua một bên khác có cấp bậc bằng hoặc thấp hơn.

Nguyên nhân của hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân

Mong đợi sự công bằng từ cuộc sống

Chúng ta thường so sánh bản thân mình với người khác và mong đợi quá nhiều rằng cuộc sống sẽ công bằng đối với chính mình. Do đó, khi mọi thứ không diễn ra như dự tính, chúng ta tin rằng phải có ai đó chịu trách nghiệm cho sự bất công của cuộc đời mình.

Văn hoá đổ lỗi ngày nay xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong môi trường giáo dục, giáo viên đổ lỗi cho học sinh lười nhác, chểnh mảng. Phụ huynh đổ lỗi cho giáo viên ở lớp giảng bài chỗ cần thì hời hợt, chỗ không quan trọng thì dông dài, không giải đúng trọng tâm. Học sinh đi thi điểm kém thì đổ tại đề khó.

Đi đường nếu xảy ra va chạm thì câu đầu tiên là ” Đi đứng như thế à? Đi kiểu gì vây? Mắt để đâu vậy ? Không có mắt à”. Người thì đổ lỗi, người thì ăn vạ, chẳng ai chịu nhường ai mà xảy ra tranh cãi.

Tác giả trong cuốn sách nối tiếng ” Tìm lại chính mình” nói rằng “Những người hay đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không bao giờ biết được mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm“. Quả đúng là vậy, khi đổ lỗi cho người khác, bạn cũng đang từ bỏ chính cơ hội để thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn.

Nguyên nhân của hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân

Những người thành công luôn biết rằng mọi sai lầm đều có một phần lỗi của họ. Là con người, không ai là không mắc lỗi, nhưng điều quan trọng là bạn có giám nhận lỗi và sửa sai hay không.

Nhận lỗi về mình sẽ không khiến mọi người chê bai, cười nhạo, mà người lại còn có thể khiến mọi người cảm thấy bạn là một người can đảm, giám nhận sai, khiêm nhường và biết tôn trọng người khác.

Đổ lỗi cho nạn nhân là hành vi quy trách nhiệm cho nạn nhân thay vì thủ phạm. Cụm từ này xuất hiện từ năm 1971, trong cuốn sách Leming a Victiom viết về tình trạng phân biệt chủng tộc và giai cấp ở Mỹ. Tác giả đã mô tả việc đổ lỗi cho nạn nhân là cách bảo vệ lợi ích của nhóm người chiếm ưu thế hơn. Điều này giúp thủ phạm hợp lý hóa hành động của mình. Hiện nay, nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng hành vi này bắt nguồn từ quan niệm ác giả ác báo - người xấu sẽ phải chịu hậu quả xấu, thiện giả thiện lai – người tốt sẽ được báo đáp. Hiểu ngược lại, nhiều người cho rằng khi gặp cái ác, việc xấu thì hẳn trước đó, nạn nhân phải làm gì sai. Nếu suy nghĩ một cách lý tính hơn thì sẽ nhận ra cách hiểu này hoàn toàn là suy diễn. Tuy nhiên, không gian mạng đã trở thành một môi trường để mọi cá nhân được bày tỏ quan điểm của mình, bao giờ cả quan điểm chưa chuẩn, nếu không muốn nói là sai lầm và lệch lạc.

"Họ muốn thể hiện rằng mình hiểu biết, giỏi hơn và không bao giờ gặp tai nạn như thế, bởi mình sẽ ăn mặc kín đáo hơn, không đi vào chỗ vắng… Đó là suy nghĩ của mọi người khi bình luận. Dù là những câu nói khá dã man với nạn nhân nhưng họ cho rằng bản thân có góc nhìn đa chiều về vấn đề đó, thay vì thương cảm cho nạn nhân, nhìn nhận vấn đề để phòng tránh. Cách nói không phải ý phòng tránh mà là ý thể hiện hơn người", chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương chia sẻ.

Nhiều người thường có xu hướng đổ lỗi cho người yếu thế vì họ dễ bị bắt nạt và ít có khả năng phản kháng hơn. Trong các vụ bạo hành, xâm hại…, người ta mới quy kết là nạn nhân ăn mặc thiếu đứng đắn nên mới khiến thủ phạm nảy sinh ý đồ xấu, hay người vợ không biết chiều chồng nên mới bị bạo hành… Điều này một mặt khiến nạn nhân phải chịu những định kiến vô lý, gánh nặng tâm lý không đáng có, mặt khác khiến những người lâm vào tình cảnh tương tự không dám lên tiếng tố cáo, không đủ dũng khí đối diện với dư luận và tội phạm. Do đó, thay vì ngăn ngừa tội ác, việc đổ lỗi cho nạn nhân lại tạo điều kiện cho cái ác xảy ra nhiều hơn.

"Tỷ lệ những người chịu sự chỉ trích mà gặp vấn đề trầm cảm là cực cao. Họ thường sẽ phải vượt qua khoảng thời gian trầm cảm như thế. Vết thương lòng đó sẽ không bao giờ xóa bỏ được, đặc biệt với những đứa trẻ bị chỉ trích theo dạng con không bao giờ khá được, hoặc đương nhiên con là đứa dốt, đứa kém. Những câu nói đó còn hủy diệt cả sự tự tin, khiến những đứa trẻ không vượt qua được", chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương cho biết thêm.

Kẻ bị tổn thương lại muốn làm tổn thương người khác. Có những người chịu sự công kích của cộng đồng lại nảy sinh sự oán hận, mất đi thiện cảm với người xung quanh. Họ dễ dàng buông lời cay nghiệt với người khác trong các vụ việc khác như một cách trả đũa cho những gì cộng đồng đã làm với họ. Chính vì vậy, hành vi đổ lỗi cho nạn nhân có thể tạo ra một chuỗi chu kỳ bạo lực tinh thần và những hậu quả khó lường. Đứng trước hành vi bạo lực này, mỗi cá nhân cần tỉnh táo để hiểu đúng bản chất vấn đề, suy nghĩ thấu đáo và có trách nhiệm với các phát ngôn của mình, tránh quy kết, chụp mũ, phán xét chủ quan, bởi không ai nắm tay từ tối tới sáng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!