Nguyễn hiền quê ở đâu

(Ngày Nay) - Ông trở thành trạng nguyên khi mới 13 tuổi và trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Vị trạng nguyên được nhắc đến nói trên là ai?

  • icon

    Mạc Đĩnh Chi

  • icon

    Nguyễn Hiền

  • icon

    Trịnh Huệ

Giải thích Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết, khi lẫm chẫm biết đi, Nguyễn Hiền thường sang chùa - nơi sư trụ trì mở trường dạy học cho con em trong vùng, để xem anh chị học tập. Thấy cậu bé ham chữ nghĩa, nhà sư nhận Hiền làm học trò và cho vào lớp ngồi học. Nguyễn Hiền học rất thông minh, một trang sách chỉ đọc một lần là thuộc nên đã đọc được nhiều pho sách quý. Năm 11 tuổi, cậu đã nổi tiếng là thần đồng, nhiều chí sĩ xa gần đến thử tài đều bái phục. Năm 1247, triều đình nhà Trần mở khoa thi Tam khôi để chọn Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, Nguyễn Hiền cũng tham gia. "Bài thi nhà vua đề là Áp tử từ kê mẫu du hồ phú, tức bài phú nói về con vịt từ giã mẹ gà đi chơi hồ. Nội dung đề ra khá rộng và trừu tượng, lại yêu cầu diễn đạt bằng thể phú. Nguyễn Hiền đã viết một bài phú có tính chất nghị luận sâu sắc, vừa thể hiện được nhận thức về cuộc sống, vừa tỏ rõ khả năng uyên bác, văn chương. Vua đọc xong phê luôn hai chữ Thưởng tứ và lấy đỗ Trạng nguyên, tặng 4 chữ Khai quốc Trạng nguyên", sách Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi: "Mùa xuân, tháng 2 (đời vua Trần Thái Tông, năm 1247) mở khoa thi chọn kẻ sĩ. Ban cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn; Đặng Ma La đỗ Thám hoa lang". Sách này viết "trước đây, hai khóa Nhâm Thìn (1232) và Kỷ Hợi (1239) chia làm giáp, ất, chưa có chọn tam khôi. Đến khoa này mới đặt", để lý giải vì sao Nguyễn Hiền được gọi là "Khai quốc Trạng nguyên". Ở tuổi 13, Nguyễn Hiền là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

  • icon

    Hỗ trợ Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám dạy các hoàng tử học

  • icon

    Không giao chức quan mà cho về quê giúp sư thầy dạy học cho trẻ con trong làng

  • icon

    Không giao chức quan mà cho về quê học thêm 3 năm mới bổ dụng

Giải thích Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết rằng, khi Nguyễn Hiền vào cung yết kiến, vua thấy Trạng nguyên quá nhỏ mà thông minh hơn người nên hỏi học ở đâu. Nguyễn Hiền cứ thật tình tâu: "Thần tự học lấy, nhưng có một đôi chữ không hiểu cần phải hỏi sư ông ở chùa làng". Nhà vua thấy Trạng nói năng tự nhiên, chưa hiểu phép tắc, lễ nghĩa, lại có ý tỏ ra kiêu căng nên cho là chưa thể bổ nhiệm chức quan trong triều. Vua cho Trạng về nhà học hành, chờ 3 năm sau khôn lớn mới bổ dụng. Trạng nguyên Nguyễn Hiền khi về nhà, ngoài đọc sách, phụng dưỡng mẹ vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi lại cùng đám trẻ trong làng đánh khăng, thả diều.

  • icon

    Cách xâu chỉ qua vỏ ốc

  • icon

    Nặn voi từ đất nhưng biết đi

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Sách chính sử không viết nhiều về Trạng nguyên Nguyễn Hiền, những câu chuyện về ông đa phần là giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc. Trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết về 2 giai thoại như sau: Khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến. Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, đám trẻ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển. Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy? Trạng nhanh chóng ứng đối: Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này! Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống ngựa và truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ. Viên quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát: Tích tịch tình tang; Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng; bên thì lấy giấy mà bưng; Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang. Viên quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.

  • icon

    Làm quan đến hàng Tướng quốc

  • icon

    Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công

  • icon

    Không làm quan, chỉ ở quê dạy học

Giải thích Sau nhiều lần "gỡ bí" cho triều đình nhà Trần trước sứ thần phương Bắc, Nguyễn Hiền được vua triệu về kinh đô, cho học tiếp Tam giáo khoa chủ, tức đạo Lão, đạo phật, đạo Khổng và bổ nhiệm chức quan. Theo cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Công (người đứng đầu bộ Công, tương đương chức bộ trưởng ngày nay). Trong những năm làm quan triều đình, Nguyễn Hiền đã hiến nhiều kế sách phò vua, giúp nước, đối phó với quân phương Bắc, Chiêm Thành. Ông cũng cho đắp đê quai vạc sông Hồng, đào kênh mương dẫn nước, giúp nông nghiệp phát triển.

  • icon

    Hà Nội

  • icon

    Nam Định

  • icon

    Nghệ An

Giải thích Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (có sách ghi là 1235), trong một gia đình nghèo ở làng Dương Miện, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường, lộ Sơn Nam (nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).

  • icon

    12 nơi

  • icon

    22 nơi

  • icon

    32 nơi

Giải thích Năm 1255 (một số tài liệu ghi là 1256, 1257), Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi. Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông. Trong cuốn này có ghi câu thơ ca ngợi tài năng của vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam: "Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc/ Vạn niên thiên tuế lập tam tài". (Dịch: Mười hai tuổi khai khoa hai nước/ Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài). Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông "trạng non" - trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.

  • icon

    Thượng Huyền

  • icon

    Thượng Nguyễn

  • icon

    Thượng Nguyên

Giải thích Sau khi Trạng nguyên Nguyễn Hiền mất, huyện Thượng Hiền quê hương của ông đã được đổi tên thành Thượng Nguyên.

  • icon

    Để tránh tên huý của Trạng nguyên

  • icon

    Để đánh dấu vùng đất có Trạng nguyên

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Theo tài liệu Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục, huyện Thượng Hiền được đổi tên thành Thượng Nguyên để tránh tên huý Trạng nguyên Nguyễn Hiền - người con của vùng đất này. Cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam cũng viết, sau khi Nguyễn Hiền mất, "để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua mới kiêng tên ông, cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên. Vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và lập miếu thờ". Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đặt tại quê hương ông hiện nay còn giữ được nhiều bài vị, sắc phong, đặc biệt cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của Nguyễn Hiền.

Nguyễn hiền quê ở đâu

Sau 2 năm tạm ngưng do dịch bệnh COVID-19, thành phố Đà Nẵng đã chính thức mở lại đường bay thương mại quốc tế vào ngày 27/3.

Nguyễn hiền quê ở đâu

Robot Asimo có hình dáng như con người của hãng ô tô Honda của Nhật Bản sẽ chính thức nghỉ hưu từ ngày 31/3 sau 20 năm liên tục cống hiến tại các phòng trưng bày sản phẩm của hãng.

Nguyễn hiền quê ở đâu

Lễ trao giải Oscar tại nhà hát Dolby ở Los Angeles (Mỹ) là một trong những sự kiện được chờ đón nhất trong năm của làng giải trí. Tuy nhiên, tại thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục hoành hành và số ca mắc bệnh trong giới giải trí vẫn tăng cao, ban tổ chức lễ trao giải Oscar năm nay đã ban hành các quy định phòng dịch nghiêm ngặt hơn.

Nguyễn hiền quê ở đâu

(Ngày Nay) - Giới chức Trung Quốc ngày 27/3 thông báo đã tìm thấy hộp đen thứ 2 của chiếc máy bay Boeing 737 bị rơi hôm 21/3 vừa qua tại thành phố Ngô Châu thuộc tỉnh Quảng Tây.

Nguyễn hiền quê ở đâu

(Ngày Nay) - Phát biểu trong chuyến công du Ba Lan, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định người đồng cấp Nga Vladimir Putin "không thể tiếp tục nắm quyền".

Nguyễn hiền quê ở đâu

(Ngày Nay) - Ông Kohzo Tashima - Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA), nhận định trình độ của các cầu thủ Việt Nam đã có sự tiến bộ rất lớn và có thể coi Nhật Bản hoặc châu Âu là môi trường tốt để phát triển sự nghiệp.

Nguyễn hiền quê ở đâu

Chính phủ Ấn Độ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ký kết một thỏa thuận thành lập Trung tâm y học cổ truyền toàn cầu tại thành phố Jamnagar, bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ.

Nguyễn hiền quê ở đâu

(Ngày Nay) -  Những nút thắt của Luật Đất đai không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà còn làm lãng phí nguồn lực đất đai khi nhu cầu về nhà ở, hạ tầng ngày càng gia tăng còn quỹ đất vẫn nằm trên giấy chờ phê duyệt.

Nguyễn hiền quê ở đâu

(Ngày Nay) -  Ukraine và Nga đã đạt thỏa thuận thiết lập 10 hành lang nhân đạo trong ngày 26/3 để sơ tán dân thường khỏi các điểm nóng giao tranh tại các thị trấn và thành phố của Ukraine/

Nguyễn hiền quê ở đâu

(Ngày Nay) - Đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.HCM), độ 9g sáng nay ngày 26/3, với chủ đề “Chạm ngõ đàn bà”, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tổ chức giao lưu, trò chuyện cùng nhà văn, nhà báo Nguyễn Hồng Lam nhân dịp giới thiệu cuốn sách vừa ấn hành của anh. Sách có tựa “Bản tình ca khúc khuỷu”.