Người lớn học tốt nhất khi nào

Học ngôn ngữ mới sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mỗi người. Độ tuổi vàng học ngoại ngữ mới đối với trẻ em là từ 1 đến 3 tuổi, bởi ở giai đoạn này trẻ đã thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, bộ não cũng sẵn sàng để tiếp thu từ ngữ và học cách nói chuyện.

Học ngôn ngữ mới đem lại nhiều lợi ích như sau:

  • Tăng cường trí não: Việc học thêm một ngôn ngữ mới sẽ giúp bộ não hình thành thói quen chuyển đổi giữa các loại ngôn ngữ, cho phép bạn điều hướng suy nghĩ của mình dễ dàng hơn và tăng khả năng linh hoạt trong suy nghĩ, tăng khả năng thực hiện một lúc nhiều việc và cải thiện trí nhớ;
  • Giảm nguy cơ suy giảm nhận thức: Những người nói được hai ngôn ngữ có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer thấp hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người chỉ nói một ngôn ngữ bị suy giảm nhận thức sớm hơn từ 4 – 5 năm so với những người nói được hai thứ tiếng.

Ngôn ngữ đã hình thành trong mỗi chúng ta từ khi còn ở giai đoạn thai nhi, các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em đã bắt đầu học ngôn ngữ mẹ đẻ khi còn trong bụng mẹ, đến khi chào đời trẻ học ngôn ngữ bằng cách lắng nghe và sao chép ngôn ngữ xung quanh.

Độ tuổi vàng để học ngoại ngữ thứ hai đối với trẻ em là từ 1 đến 3 tuổi, bởi ở giai đoạn này trẻ đã thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, bộ não cũng sẵn sàng để tiếp thu từ ngữ và học cách nói chuyện. Trong giai đoạn đầu đời của trẻ em, việc học ngôn ngữ phần lớn là không theo một cấu trúc cụ thể, trẻ em tiếp thu tốt ngôn ngữ thông qua việc giao tiếp hiệu quả với cha mẹ và mọi người xung quanh. Chính bởi điều này mà nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng trẻ em học ngôn ngữ dễ dàng hơn người lớn, nhưng thực tế quan niệm này là không chính xác. Việc học một ngôn ngữ mới so với tiếng mẹ đẻ là hoàn toàn khác biệt bởi trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ mỗi ngày, thông qua thực tế sử dụng sai từ ngữ và được cha mẹ sửa chữa để tiến bộ mỗi ngày.

Khi đến tuổi dậy thì, việc học tốt ngoại ngữ của trẻ có xu hướng dựa vào các kỹ năng và chiến lược, phương pháp học. Điều này có thể dẫn đến sự thành công rõ ràng của trẻ em khi học ngoại ngữ so với người lớn. Bên cạnh đó một số yếu tố như trẻ em có nhiều thời gian ở trường hơn để dành cho việc học và trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ mới qua tivi, internet, làm cho hiệu quả học ngoại ngữ mới ở trẻ em thường tốt hơn so với người lớn. Trong đó trẻ ở giai đoạn dưới 15 tuổi được xem là độ tuổi có nhiều khả năng đạt được sự trôi chảy như người bản xứ khi học ngôn ngữ thứ hai.

Thông thường, trẻ nhỏ học nhiều hơn một ngôn ngữ thường có cha mẹ nói nhiều ngôn ngữ, trẻ lớn lên và học các ngôn ngữ đó một cách tự nhiên. Nếu không có sự giao tiếp và tiếp xúc thường xuyên thì việc học một ngoại ngữ mới khó hơn nhiều.

Tuy nhiên ngôn ngữ là một kỹ năng mà việc học vẫn cần duy trì bất kể ở độ tuổi nào. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ có thể mất đến 30 năm, vì vậy mỗi người cần phát triển cùng với ngôn ngữ của mình khi nó phát triển và thay đổi theo thời gian. Cùng với đó, việc người lớn tuổi học ngoại ngữ mới có thể đạt được những hiệu quả cao nếu bạn có phương pháp học đúng đắn và biện pháp vượt qua những thách thức trong việc học ngôn ngữ.

Người lớn học tốt nhất khi nào

Việc học tốt ngoại ngữ của trẻ có xu hướng dựa vào các kỹ năng và chiến lược

Vượt qua những thách thức trong việc học ngôn ngữ mới là cách tốt nhất để đạt những hiệu quả cao và nâng cao khả năng giao tiếp như người bản xứ. Một số biện pháp như sau:

3.1. Đặt mục tiêu cụ thể

Việc học ngoại ngữ đôi lúc sẽ khiến bạn chán nản và muốn từ bỏ bởi thời gian cho việc học kéo dài hơn bạn mong đợi. Vì vậy, bạn cần biết được mình muốn đạt được điều gì khi học một ngôn ngữ mới và đặt mục tiêu để thực hiện được điều đó, chẳng hạn như:

  • Dành thời gian 30 phút mỗi ngày để học;
  • Trò chuyện với người bản xứ mỗi tuần một lần;
  • Học 100 từ mới mỗi tháng.

3.2. Loại bỏ mọi suy nghĩ ra khỏi đầu

Việc học một ngoại ngữ mới thường được xem là khó khăn ở người trưởng thành, bởi ở người trưởng thành sự ham muốn học hỏi, tìm hiểu và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh bị giảm đi so với trẻ nhỏ. Bạn thường cảm thấy chán nản khi học một ngôn ngữ mới. Để khắc phục tình trạng đó, bạn cần loại bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu, ngừng bào chữa cho bản thân và tạo một động lực cho việc học.

3.3. Thoải mái khi mắc lỗi

Người lớn tuổi học ngoại ngữ thường do dự vì họ không muốn tìm hiểu một cách cẩn thận trong quá trình mắc lỗi để học hỏi và đó chính là nguyên nhân làm việc học ngôn ngữ mới trở nên khó khăn. Không ai làm mọi thứ hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên, vì vậy bạn cần học từ những điều nhỏ nhất, thoải mái khi mắc lỗi, tìm nguyên nhân rồi sửa chữa, xây dựng thời gian học tập và luyện tập thích hợp.

3.4. Xây dựng phương pháp

Xây dựng một phương pháp học tập thích hợp là biện pháp tốt nhất để bạn học tốt ngoại ngữ. Chẳng hạn như phương pháp viết từ vựng ra giấy sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ chúng, luyện nghe từ tốc độ chậm đến nhanh...

Người lớn học tốt nhất khi nào

Học ngôn ngữ mới là cách tốt nhất để đạt những hiệu quả cao và nâng cao khả năng giao tiếp

3.5. Xây dựng thời gian hợp lý

Việc học một ngôn ngữ mới không phải diễn ra trong một thời gian ngắn. Để đạt được mức độ trôi chảy như người bản xứ cần có thời gian học tập và luyện tập. Có thể mất từ vài tháng đến vài năm để có thể thành thạo một ngôn ngữ, vì vậy bạn cần xây dựng thời gian học hợp lý mỗi ngày bởi tính nhất quán, mức độ tập trung và chất lượng học quan trọng hơn thời gian học.

3.6. Luyện tập trong đời sống mỗi ngày

Một trong những cách học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao là nghe, viết và nói thành tiếng. Trong đó, để thực sự giao tiếp thành thạo bạn cần phải luyện tập với người bản xứ, phát hiện lỗi sai và sữa ngay khi giao tiếp sẽ giúp tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, sự đắm chìm trong ngoại ngữ giúp việc học được nhanh hơn, sự đắm chìm hoàn toàn mang đến một cảm giác tự nhiên để học ngôn ngữ thứ hai, giống như bạn đã học khi còn nhỏ.

Tóm lại, việc học thêm một ngôn ngữ mới không chỉ giúp nâng cao kiến thức mà còn tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển bản thân. Độ tuổi học ngoại ngữ tốt nhất đối với trẻ em là từ 1 đến 3 tuổi, bởi ở giai đoạn này trẻ đã thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, bộ não cũng sẵn sàng để tiếp thu từ ngữ và học cách nói chuyện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com, britishcouncil.vn

XEM THÊM:

Người lớn học thế nào? Việc học của người lớn có giống cách học của trẻ con? Người lớn học tập từ đâu? Điều gì khiến việc học của người lớn trở nên hiệu quả?

Đó hẳn không phải là những câu dễ trả lời.
Động cơ học tập của người lớn có thể phức tạp hơn, đa dạng hơn nhưng những cơ chế để hình thành kiến thức thì có nhiều điểm tương đồng với việc học của trẻ con. Ngoại trừ các phương diện thực dụng, việc học bền vững và chủ động ở người lớn cũng vẫn đòi hỏi những tiền đề như là sự ham muốn học hỏi, cần sự trải nghiệm, và cần thời gian để xây dựng một hệ thống tri thức cho riêng mình.


Trong mối so sánh với cái học ở trẻ con, người lớn học tốt hơn nếu thấy “cần”, “có thể áp dụng được”, được chủ động về cách học và cái sẽ học (lập kế hoạch). Đây cũng là những phát hiện của M. Knowles, người dày công nghiên theo đuổi câu hỏi “người lớn học thế nào“.

Khác với trẻ con, có thể “dễ dàng” bị lùa vào các tình huống giáo dục có thiết kế sẵn (miễn là vui), người lớn có thể đòi hỏi mục đích, lí do để học tập một cái gì đó. Không đơn thuần là “học vui lắm”, mà là học để làm gì, tại sao lại phải học nó. Như Chomsky từng nhận xét:

“Tư tưởng vĩ đại như thế nào là không quan trọng, nếu chúng bị áp đặt vào các bạn từ bên ngoài và các bạn bị nhồi nhét hết những mớ kiến thức ấy từng bước một, sau khi các bạn học xong sẽ quên hết chúng.

Ý tôi muốn nói, tôi chắc chắn các bạn đã học một số môn nào đó ở trường, các bạn làm bài tập ở nhà, các bạn thi đỗ, hoặc được điểm A, nhưng thậm chí bạn không nhớ được môn đó nói gì.

Các bạn chỉ học được và học các tư duy như thế nào nếu có một mục đích nào đó, một động cơ nào đó, một lí do nào đó xuất phát từ chính mình.“

Khác với trẻ con, người lớn có thể phải có một tâm thế để học. Như Carol Dweck chỉ ra, cái tâm thế (rộng hơn là Mindset) cởi mở để đón nhận cái mới, đón nhận thử thách, đón nhận thử thách và chuẩn bị để trưởng thành (Growth Mindset) là cần thiết để một người lớn học hỏi theo cách của lứa tuổi của mình. Steve Jobs có một câu rất hay được trích dẫn phù hợp với nhận định của Dweck: “Be hungry, be foolish”. Về một là ham muốn.  Phải ham muốn kiến thức, ham muốn hiểu biết, ham muốn dùng nó để làm gì đó. Không thể nói chuyện gì với người không có một ham muốn gì. Lãnh tụ quốc gia có thể ham muốn “toàn dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành tử tế”, một nhà cải cách giáo dục có thể “ham muốn trẻ em nào cũng được phát triển hết cỡ”, một anh thợ sửa xe máy có thể ham muốn “sửa được tất cả các bệnh tật của các loại xe máy”, một anh lập trình viên có thể có một ham muốn là “tất cả mọi người trên thế giới dễ dàng kết nối với nhau bằng phần mềm anh ấy viết ra”, một thanh niên theo đuổi nghiên cứu Toán học có thể ham muốn tột bậc là chứng minh một định lí do Fermat để lại từ bốn thế kỉ trước. Có thể một người bình thường đơn giản là ham muốn không ngừng sống lương thiện, tiến bộ về ý chí và nhân cách. Vế hai của câu nói là cởi mở để học hỏi, mạnh dạn thử nghiệm, mạnh dạn trải nghiệm, mạnh dạn sai lầm (để rồi học hỏi được từ sai lầm). Cần phải “dại khờ” thì mới học được. Một người cứ tự cho mình biết cả rồi thì còn học gì được nữa.

“Nghệ thuật quan trọng nhất của người thầy là đánh thức niềm vui trong lao động và trong nhận thức” A. Einstein.

Có thể thấy, cái học ở người lớn lấy nguồn từ khắp nơi. Từ một cái đơn hàng trả về từ khách hàng, từ một văn bản bị sếp phê là chưa đạt, một dự án bị trễ hẹn bàn giao và vượt quá chi phí, hay đơn giản là một nhiệm vụ mình chưa làm bao giờ, học để chớp lấy một cơ hội, hay học để cải thiện một cái chướng tai gai mắt nào đó…

Người lớn học tốt nhất khi nào

Học để khác biệt?

Có thể có một cái học trung tâm của người lớn là học để hoàn thành nhiệm vụ. Nói một câu như thế thật dễ nhưng nếu bẻ chữ “nhiệm vụ” ra cũng lắm chuyện  không hẳn là tầm thường. Thế nào là hoàn thành? Có người đặt tiêu chuẩn thấp, có chỗ tiêu chuẩn lại rất cao không dễ gì mà hoàn thành được. Nhận nhiệm vụ “tóm tắt một cuốn sách” có thể đơn giản là viết cái mục lục ra hai trang giấy kèm chú thích, nhưng có chỗ lại đòi hỏi phải tóm tắt theo cấu trúc của cuốn sách, dàn trang cho đẹp, thêm thông tin tác giả và một cái tóm tắt kiểu “executive summary”. Nhận nhiệm vụ “viết một cái thư cảm ơn khách hàng”, có chỗ chỉ yêu cầu đôi ba dòng email là đủ, nhưng chỗ khác lại đòi hỏi phải viết tay ra giấy, kèm thiệp cảm ơn và có hoa đi kèm. Cùng là một “nhiệm vụ”, nhưng lại không có khuôn mặt giống  nhau, ta phải học trong chính cái “nhiệm vụ” ấy, cái căn cơ của nó, cái lí lẽ của nó, cái tiêu chuẩn của nó, cái nó hướng đến, và những bên mà nó tác động vào. Mỗi một dự án có một nhiệm vụ nào đó (Mission), mỗi công ty có một nhiệm vụ tự giao nào đó (mà thường gọi là Mission: sứ mệnh, thường đi kèm với tầm nhìn) mà để hoàn thành cái nhiệm vụ đó cần một chặng đường dài đằng đẵng. Ngày nay các chương trình đào tạo thương hiệu cá nhân, hoặc những chương trình huấn luyện lãnh đạo cũng nhấn mạnh nhiều đến cái sứ mệnh cá nhân, chẳng qua cũng là cái nhiệm vụ tự giao mà mỗi cá nhân tự nhận thức ra được và tự mình theo đuổi. Chẳng phải là rất đơn giản, mà cũng rất phức tạp lắm ru?