Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không

Ngồi sai tư thế khi bụng bầu ngày càng lớn sẽ khiến sống lưng “oằn mình” gánh đỡ cả cơ thể. Kéo theo sau đó là những ảnh hưởng khác như chuột rút, tê giảm tĩnh mạch… quan trọng hơn chính là thiếu oxy trầm trọng, khiến thai nhi khó thở.

Hãy cùng tìm hiểu bà bầu ngồi nhiều có sao không, tư thế ngồi cho bà bầu chuẩn nhất và những tư thế bà bầu nên tránh để mẹ tránh làm ngộp thở thai nhi.

Bà bầu ngồi nhiều có sao không?

Không chỉ tư thế ngồi của bà bầu không đúng làm ảnh hưởng sức khỏe mà bà bầu ngồi nhiều cũng có những tác hại. Bà bầu làm việc văn phòng thường phải ngồi ì một chỗ nên dễ nhức mỏi toàn thân, đau lưng, chân sưng phù, tăng cân… Đồng thời việc ngồi nhiều còn khiến mẹ bầu bị táo bón, cơ thể trở nên nặng nề hơn, gây khó sinh trong tương lai và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng thể.

Như vậy, bà bầu ngồi nhiều có sao không? Bầu ngồi nhiều ảnh hưởng rất không tốt cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng chừng 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 1 tiếng.

Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không

Tác hại khi bà bầu ngồi quá nhiều

1. Gây táo bón, bệnh trĩ

Khi ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài trong thời kỳ mang thai sẽ khiến hệ tuần hoàn máu gặp trở ngại trong khi đối với bà bầu đây là việc rất quan trọng để hoàn tất quá trình trao đổi chất. Ngồi lâu khiến quá trình tuần hoàn máu bị chậm lại, tĩnh mạch bị tắc, đặc biệt là tĩnh mạch đường hậu môn trực tràng dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai. Nếu táo bón để lâu không chữa trị sẽ dẫn đến bệnh trĩ khi mẹ bầu rất khó chịu và khó khăn khi điều trị bệnh sau này.

2. Ảnh hưởng hệ tiêu hóa – Bà bầu ngồi nhiều có sao không

Ngoài việc gây táo bón và trĩ, việc phụ nữ mang thai ngồi quá lâu mà không hoạt động sẽ khiến lượng thức ăn hấp thụ bị đọng lại trong dạ dày tạo sức ép lên đường ruột khiến việc tiêu hóa bị rối loạn. Những lúc như thế này sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, trướng bụng, tiêu hóa kém,… như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 thói quen xấu cần tránh khi mang thai

3. Bệnh xương sống thắt lưng

Đối với những bà bầu văn phòng, việc ngồi quá lâu sẽ gây nhức mỏi toàn cơ thể khiến đầu đau, sưng phù dẫn đến các bệnh về xương sống. Ngoài ra, việc ngồi lâu sẽ khiến bà bầu bị đau lưng, thể trọng tăng và áp lực đối với lưng và xương sống tăng dẫn đến tình trạng đau xương sống vùng thắt lưng.

Mẹ tìm hiểu bầu ngồi nhiều có sao không vẫn chưa đủ. Việc ngồi đúng tư thế sao cho tránh ảnh hưởng sức khỏe thai nhi cũng là điều quan trọng. Theo khuyến cáo, tư thế ngồi tốt cho bà bầu là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông chạm vào lưng ghế. Chú ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, nên chuyển từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, khi bụng đã quá lớn, bầu nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

Ngồi xếp bằng là tư thế quen thuộc của nhiều người dân châu Á. Cách ngồi xếp bằng không bị tê chân cũng là cách mà nhiều người tập Yoga thiền định áp dụng để tập luyện tốt hơn. Vậy những cách đó là những phương pháp gì và dễ áp dụng không?

Tư thế ngồi xếp bằng trong yoga là một tư thế đơn giản và cũng dễ dàng thực hiện. Đây là tư thế ngồi khoanh chân đơn giản và cũng cơ bản nhất. Ngoài ra tư thế này trong thiền cũng được nhiều người áp dụng. Nhưng nếu chưa quen, chúng ta ngồi lâu rất dễ bị tê chân. Vậy cách ngồi xếp bằng không bị tê chân là như thế nào?

1. Lợi ích bất ngờ của ngồi xếp bằng

1.1. Tìm thấy sự tĩnh lặng

Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không

Tìm lại được sự tĩnh lặng

Tư thế xếp bằng có thể giúp loại bỏ đi sự lo lắng và tìm lại được sự bình tĩnh khi cuộc sống vấp phải nhiều thử thách. Nếu kết hợp với kỹ thuật thở hoặc cùng một phương pháp nào đó, bạn sẽ có một buổi thực hành thiền hay yoga tuyệt vời.

1.2. Tốt cho đầu gối

Tư thế ngồi xếp bằng rất có lợi cho đầu gối. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn làm những công việc như phải ngồi trong thời gian dài chẳng hạn lái xe hoặc nhân viên văn phòng.

1.3. Mở cổ chân

Đây là tư thế có thể giúp để mở cổ chân từ từ. Không những vậy, tư thế này còn giúp bạn nhận biết được cổ chân mình có vấn đề hay không. Nếu khi thực hiện bạn thấy bị đau ở phần mắt cá chân hoặc cảm thấy căng khớp cổ chân thì tốt nhất phải cẩn thận.

Bạn có thể thử ngồi trên đệm để giảm bớt đi cảm giác căng thẳng cho mắt cá chân. Theo thời gian, bạn sẽ thấy mắt cá chân bắt đầu mở ra và có thể ngồi sâu hơn.

1.4. Mở hông

Để mở hông, bạn hãy ngồi ở tư thế này trong vòng 5 đến 10 phút mỗi ngày. Nếu hông bị căng, hãy đặt các khối gạch yoga dưới mỗi đầu gối và giảm dần đi chiều cao của các khối để hông mở ra từ từ.

1.5. Kéo dài cơ lưng và cột sống

Ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực sẽ giúp nhận được nhiều lợi ích hơn từ tư thế ngồi xếp bằng này. Ngoài ra, việc này cũng sẽ giúp mở cột sống và ở cơ lưng dưới. Nếu bạn có tiền sử bị chấn thương đầu gối hoặc lưng nghiêm trọng, hãy thử ngồi trên một tấm chăn gấp để đầu gối thấp hơn hông và giảm thiểu căng thẳng. Bạn cũng có thể thử dựa vào một bức tường để dễ dàng thực hiện.

Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không

Kéo dài cơ lưng

2. Nguyên nhân ngồi xếp bằng bị tê chân

2.1. Lựa chọn trang phục không phù hợp

Nghe thì có vẻ chẳng liên quan gì nhưng lựa chọn trang phục không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị tê mỏi cơ thể hay ngồi xổm bị tê chân. Trong đó quần áo quá chật, quá dày, dây lưng chặt dễ khiến người tập không giữ yên được tư thế. Mỏi chân cũng từ đó mà hình thành. Vì thế, bạn nên lựa chọn loại trang phục thoáng mát, mỏng nhẹ để tránh cơ thể bị gò bó.

2.2. Dáng ngồi chưa đúng

Ngoài nguyên nhân từ lựa chọn trang phục không phù hợp, tê chân còn đến từ việc bạn ngồi chưa đúng tư thế. Để nhận biết được việc ngồi sai tư thế, bạn cần chú ý sự thay đổi của cơ thể.

  • Nhức mỏi lưng dưới: Có thể do phần lưng hướng về trước quá nhiều, tư thế không ngay ngắn khiến chân tê mỏi.
  • Chân tê mỏi, khó thở: Ngồi đúng tư thế nhưng quá gồng mình rất dễ làm cho cơ thể mệt mỏi, khó thở.
  • Cảm thấy mỏi cổ, vai và lưng trên: Nguyên nhân chính là do phần đầu của bạn bị gục về đằng trước quá nhiều.

Khi đã điều chỉnh đúng tư thế mà cơ thể vẫn thấy mệt mỏi, rất có khả năng bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Lúc này tốt nhất bạn cần đi khám sức khỏe để bác sĩ có được biện pháp can thiệp phù hợp.

3. Cách ngồi xếp bằng không bị tê chân

3.1. Vận động cơ thể

Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không

Vận động nhẹ nhàng

Bí quyết đơn giản để không bị tê mỏi chân là hãy vận động cơ thể trước khi ngồi thiền. Đó có thể là một vài động tác yoga, khởi động tay chân đơn giản.

Một vài động tác khởi động đơn giản phải kể đến đó là co giãn cơ đùi, khớp tay, khớp chân,.. Những bài tập cơ dãn tuy đơn giản nhưng lại có tác động tích cực đến cơ thể, giảm thiểu tình trạng nhức mỏi.

Lưu ý, bạn nên thực hiện những động tác khởi động nhẹ nhàng thôi nhé. Đừng vận động quá mạnh vì sẽ khiến cho người tập mất sức, không còn hứng thú luyện tập.

3.2. Tiến hành đúng tư thế

Một trong những điều quan trọng nhất khi ngồi thiền đó là bạn cần phải điều chỉnh tư thế ngồi sao cho thật chuẩn. Theo đó nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là phải ngồi thật thẳng lưng để trọng lực cơ dồn xuống dưới phần hông.

Ngoài ra, bạn cũng không nên quá nóng vội mà chuyển sang tư thế khó như kiết già. Thay đó hãy cứ nhuần nhuyễn tư thế cũ sau đó mới bắt đầu chuyển sang tư thế mức độ khó hơn.

3.3. Rèn luyện hơi thở

Xếp bằng là tư thế kết hợp giữa việc điều tiết hơi thở, tập trung của tâm trí và tư thế của cơ thể. Do đó, ngoài tập trung vào phần tư thế, người tập còn phải học cách để tâm trí luôn được tập và duy trì hơi thở ổn định.

Đặc biệt khi hơi thở quá dồn dập sẽ rất dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu Oxy. Từ đó gia tăng thêm cảm giác mệt mỏi, tê mỏi chân. Vì thế lúc bắt đầu tập, bạn cần hít vào một hơi sâu. Lúc đó bụng sẽ phình ra lại để hít khí vào sau đó bụng lại hóp vào để đẩy khí ra.

4. Lưu ý khi ngồi xếp bằng

Ngồi xếp bằng nhiều có tốt không

Lưu ý khi xếp bằng

  • Ngồi trong tư thế xếp bằng có thể làm hạn chế máu lưu thông đến chân. Đây là điều cần đặc biệt lưu ý nếu đang mắc phải các bệnh về tuần hoàn như giãn tĩnh mạch hay phù nề. Và đây cũng là nguyên nhân khiến ngồi xổm lâu bị tê chân.
  • Các dấu hiệu hạn chế tuần hoàn bao gồm tê hoặc cảm giác kim châm ở chân và bàn chân. Để tránh gặp phải các triệu chứng này, bạn đừng kéo chân đến quá gần xương chậu. Việc đặt chúng xa hơn sẽ giúp cho đầu gối không bị cong quá nhiều. 
  • Nên tránh tư thế này nếu bạn đang gặp phải chấn thương đầu gối. Còn nếu đang mang thai, tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện tư thế này hoặc bất kỳ tư thế khác.

Không ít người thích tư thế ngồi xếp bằng nhưng họ lại rất hay bị tê chân. Vì thế hiểu được nguyên nhân cũng như những cách ngồi xếp bằng không bị tê chân sẽ khiến cho chúng ta khắc phục được tình trạng này. Nhưng đặc biệt với những đối tượng đặc biệt có xương khớp yếu thì tốt nhất nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Tham khảo thêm nhiều bài viết chuyên mục khỏe đẹp được cập nhật tại elipsport.vn và thường xuyên tập luyện với máy chạy bộ, xe đap tập thể dục để có được sức khỏe tốt nhất nhé!

Đôi khi các bài tập yoga gặp nhiều khó khăn khi bạn phải tập một mình, bạn cần có huấn luyện viên chuyên nghiệp để hướng dẫn và xem xét các tư thế tập có đúng chuẩn không? Để thuê một huấn luyện viên chuyên nghiệp rất tốn kém. Chúng tôi gợi ý thêm những cách rèn luyện nâng cao sức khỏe đó chính là chạy bộ và đạp xe. Để việc tập luyện trở nên dễ dàng bạn nên sở hữu một chiếc may chay bo tại nhà và chiếc xe đạp tập gym tại nhà. 2 thiết bị này sẽ khiến bạn đam mê việc tập thể dục nhiều hơn. Từ đó sức khỏe ngày càng tốt và thành công hơn. Ngoài ra sức khỏe tinh thần cũng nên được chú trọng, vì vậy việc sử dụng thêm một chiếc ghế mát xa sẽ xua tan những mệt nhọc, căng thẳng một cách dễ dàng.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Dạ chào chị. Lợi ích bất ngờ của ngồi xếp bằng là tìm thấy được sự tĩnh lặng, tốt cho đầu gối, mở rộng cổ chân,...

Dạ chào chị. Nguyên nhân ngồi xếp bằng bị tê chân có thể là do dáng ngồi chưa đúng, trang phục không phù hợp,...

Dạ chào chị. Một trong những điều quan trọng nhất khi ngồi thiền đó là cần phải điều chỉnh tư thế ngồi sao cho thật chuẩn. Theo đó nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là phải ngồi thật thẳng lưng để trọng lực cơ dồn xuống dưới phần hông.

Dạ chào chị. Lúc bắt đầu tập, cần hít vào một hơi sâu. Lúc đó bụng sẽ phình ra lại để hít khí vào sau đó bụng lại hóp vào để đẩy khí ra.

Dạ chào chị. Một vài động tác khởi động đơn giản phải kể đến đó là co giãn cơ đùi, khớp tay, khớp chân,.. Những bài tập cơ dãn tuy đơn giản nhưng lại có tác động tích cực đến cơ thể, giảm thiểu tình trạng nhức mỏi.