Nghỉ việc bao lâu thì nhận bảo hiểm xã hội

Nghỉ việc bao lâu thì có thể làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần? Em đóng bhxh bắt đầu từ tháng 4 năm 2018 đến hết tháng 4 năm 2019, bây giờ em không đóng nữa và muốn rút tiền bhxh thì được bao nhiêu và có cần làm thủ tục từ bây giờ không ạ?

Tư vấn bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài bảo hiểm. Về câu hỏi nghỉ việc bao lâu thì có thể làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về tính BHXH 1 lần

Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về làm tròn thời gian đóng BHXH khi có tháng lẻ như sau:

“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần”.

Theo như thông tin bạn cung cấp, thời gian tham gia BHXH bắt buộc của bạn là 1 năm 01 tháng và được làm tròn thành 1,5 năm. Do đó, mức hưởng BHXH 1 lần của bạn sẽ là 2 x 1,5= 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính theo công thức:

Mbqtl

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

Tổng số tháng tham gia BHXH

Thứ hai, về vấn đề bao lâu thì cần làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần

Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;”

Nghỉ việc bao lâu thì nhận bảo hiểm xã hội

Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 

Theo quy định này, cứ sau 01 năm nghỉ việc mà bạn không tiếp tục đóng BHXH thì bạn có thể nộp hồ sơ để hưởng BHXH 1 lần.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm những giấy tờ gì?

Khi nhận BHXH một lần có được tính hệ số trượt giá không?

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí

Nếu còn vướng mắc về câu hỏi nghỉ việc bao lâu thì có thể làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Khi nghỉ việc, người lao động đều muốn nhanh chóng rút sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) để tiếp tục làm thủ tục đóng tiếp ở nơi làm mới. Nhưng có phải người lao động được trả sổ ngay sau khi nghỉ việc?

Sổ bảo hiểm xã hội do ai giữ và bảo quản?

Trước đây, sổ BHXH do người sử dụng lao động bảo quản. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016, khi Luật BHXH năm 2014 chính thức có hiệu lực, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình.

Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014 như sau:

Điều 18. Quyền của người lao động

2. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Mặc dù người lao động được trực tiếp cầm sổ BHXH nhưng trên thực tế, do lo ngại về việc thất lạc trong quá trình tự mình bảo quản nên hiện nay hầu như sổ BHXH đều do người sử dụng lao động giữ.

Điều này vừa giúp người lao động tránh được việc làm mất, hỏng sổ; đồng thời giúp đơn vị sử dụng lao động thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hưởng chế độ cho người lao động.

Tuy nhiên đây cũng có thể là trở ngại của người lao động khi nghỉ việc. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã cố tình gây khó dễ trong việc chốt và trả sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Xem thêm: Sổ bảo hiểm xã hội: 6 thông tin người lao động cần biết

Người lao động nghỉ việc bao lâu được trả Sổ bảo hiểm?

Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng nhấn mạnh, người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại cho người lao động nhưng các quy định trên lại không nêu rõ thời hạn cụ thể để người lao động thực hiện thủ tục này.

Để chốt sổ BHXH cho người lao động, trước tiên người lao động phải tiến hành thủ tục báo giảm lao động. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết thủ tục này cho đơn vị sử dụng lao động. 

Sau đó, người sử dụng lao động sẽ thực hiện việc chốt sổ BHXH cho người lao động và sẽ được giải quyết trong 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Vì vậy, nếu thực hiện đúng theo quy định thì chỉ mất khoảng 15 ngày là người sử dụng lao động đã có thể hoàn thành việc xác nhận thời gian đóng BHXH và trả lại sổ BHXH cho người lao động.
Nghỉ việc bao lâu thì nhận bảo hiểm xã hội

Nghỉ việc bao lâu được trả sổ bảo hiểm? (Ảnh minh họa)

Nghỉ việc trái luật, có được trả sổ bảo hiểm xã hội?

Thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và do đó, người sử dụng lao động đã cố tình gây khó dễ bằng việc không trả sổ BHXH cho người lao động. Điều này là không đúng với quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 40 BLLĐ năm 2019 và Điều 49 của Luật Việc làm 2013, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật chỉ bị mất một số quyền lợi và phải thực hiện một số nghĩa vụ như: Không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp; Phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước…

Như vậy, ngay cả khi người lao động nghỉ ngang thì họ vẫn được trả sổ BHXH theo đúng thời hạn như quy định nêu trên.

Xem thêm: Không chốt sổ BHXH cho người lao động, công ty bị "mất tiền"

Công ty không trả sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Việc công ty không trả sổ BHXH cho người lao động khi họ nghỉ việc là trái pháp luật. Do đó, nếu không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

- Phạt từ 01 - 02 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động;

- Phạt từ 02 - 05 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động;

- Phạt từ 05 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động;

- Phạt từ 10 - 15 triệu đồng: Vi phạm từ 101 - 300 người lao động;

- Phạt từ 15 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 40 Nghị định này, người sử dụng lao động không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định còn bị phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động và tối đa không quá 75 triệu đồng.

Nếu rơi vào trường hợp không được trả sổ BHXH theo đúng quy định nói trên, người lao động có thể thực hiện theo các cách sau để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình:

Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền

Việc khiếu nại phải được tiến hành theo đúng thủ tục được quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

- Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động

Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Khiếu nại lần 2: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, với những tranh chấp liên quan đến BHXH, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải. Chính vì vậy, trong trường hợp này, người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình.

Xem thêm: Công ty cũ không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề người lao động nghỉ việc bao lâu được trả sổ bảo hiểm. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> 5 vướng mắc thường gặp về sổ Bảo hiểm xã hội