Nghỉ cách ly có được hưởng bhxh không

Theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người lao động bị nhiễm COVID-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau.

Theo Điều 26 của Luật này, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động như sau:

- Nếu làm việc trong điều kiện bình thường:

30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm. 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - dưới 30 năm. 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm.

- Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm. 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm. 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở trở lên.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Nghỉ cách ly có được hưởng bhxh không

Theo Luật BHXH, người lao động bị nhiễm COVID-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Ảnh minh họa: TL

Theo Công văn 238/BYT-KCB, F0 cần chuẩn bị bản chính hoặc bản sao giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (nếu điều trị ngoại trú) sau đó chuyển cho người sử dụng lao động để làm thủ tục hưởng chế độ.

Để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động khi mắc COVID-19 cần thực hiện các thủ tục sau:

Xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Sau khi hoàn thành cách ly, điều trị tại nhà, người lao động là F0 cần liên hệ trung tâm y tế, trạm y tế chăm sóc, quản lý để xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Nếu được cấp không đúng mẫu quy định, người lao động được đề nghị cơ sở y tế cấp lại.

Nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho doanh nghiệp

Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Nếu nộp muộn khiến doanh nghiệp chậm nộp cho cơ quan BHXH, phải giải trình lý do bằng văn bản.

Sau khi nhận hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp sẽ lập thêm Mẫu số 01B-HSB và gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH trong 10 ngày làm việc.

Nhận tiền trợ cấp ốm đau từ cơ quan BHXH

Thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.

Số tiền trợ cấp được tính theo công thức như sau: Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 ngày x số ngày nghỉ.

Nghỉ cách ly có được hưởng bhxh không

4 khoản tiền F0 có thể được nhận. Ảnh: LuatVietnam

Bên cạnh đó, người lao động còn nhận được tiền hỗ trợ dưỡng sức sau điều trị COVID-19 trong trường hợp sau: Sau khi điều trị COVID-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Tuy nhiên, người lao động chỉ được hưởng khoản tiền này nếu F0 điều trị từ 30 ngày trở lên trong năm (Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.

Ngoài ra, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch được nhận hỗ trợ (theo Quyết định 3749/QQĐ-TLĐ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam):

Tối đa 03 triệu đồng nếu/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế theo giấy xác nhận của cơ quan y tế; Tối đa 1,5 triệu đồng/người nếu điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế.

Về nguyên tắc, mỗi trường hợp F0 chỉ được hỗ trợ một lần dù nhiều lần dương tính. Về thủ tục để được nhận tiền hỗ trợ, công đoàn từng địa phương có hướng dẫn cụ thể.

Trong trường hợp người lao động vẫn còn ngày nghỉ phép năm thì thời gian nghỉ việc để điều trị COVID-19 có thể trừ vào ngày nghỉ phép năm. Do đó, trong những ngày này người lao động vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.

https://suckhoedoisong.vn/f0-dieu-tri-tai-nha-se-duoc-huong-che-do-ho-tro-tu-bao-hiem-ra-sao-16922022211054877.htm

Nghỉ cách ly có được hưởng bhxh không

Anh Trần Tùng và hành trình làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau khi đóng BHXH - Ảnh: HÀ QUÂN

Nhiễm COVID-19 nhưng nhiều người lao động không thể hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) do khai báo lệch ngày vì phải cách ly. 

Một số khác có đầy đủ hồ sơ cũng rơi vào cảnh tương tự vì giấy tờ được cấp không đúng quy định của thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành luật BHXH.

Điệp khúc ‘chờ đợi’

Mắc COVID-19 từ ngày 10-2, anh Trần Tùng (giáo viên ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhiều lần đến trạm y tế để hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH. Dù có đầy đủ quyết định cách ly, giấy xác nhận khỏi bệnh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, anh Tùng vẫn phải ra về do giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH không đúng quy định.

Anh Tùng mắc COVID-19 từ ngày 10-2 đến ngày 16-2, tuy nhiên dịch bệnh có diễn biến phức tạp ở Hà Nội nên ngày 18-3 anh mới đến trạm y tế để xin xác nhận nên thời gian trên giấy xác nhận không trùng với thời điểm cách ly.

Hơn 2 tháng qua, anh Tùng nhiều lần xin nghỉ làm để đi làm hồ sơ nhưng đều nhận được câu trả lời "chờ hướng dẫn mới". Trong hồ sơ, cơ quan BHXH cũng nêu rõ lý do trả lại hồ sơ là "chứng nhận hưởng BHXH không đúng quy định tại thông tư 56".

Không chỉ có anh Tùng, còn có nhiều người cùng trường hợp anh không nhận được tiền do sai lệch ngày cấp giấy. Hai trường hợp "may mắn" được BHXH chi trả là khi mắc COVID-19 từ ngày 12-3 đến 21-3. Chị Thùy Linh (32 tuổi, quận Đống Đa) cũng không xin được giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cách ly 7 ngày mới báo cho nhân viên y tế mở cổng khai báo thông tin.

“Tại Trạm y tế phường Trung Liệt (quận Đống Đa), một nhân viên y tế cho biết từ ngày 24-3 đến nay, Hà Nội yêu cầu chỉ cấp giấy chứng nhận cho người mới mắc COVID-19 và không cấp lại cho người khỏi bệnh sai lệch ngày cách ly và ngày xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho đến khi có hướng dẫn mới”.

"Rất bất cập, người dân đi lại rất khó khăn, có người đi xin lại rất khổ. Có người đi xin lại giấy vài ngày. Khi đầy đủ hồ sơ thì không được thanh toán khiến mọi người hiểu lầm do trạm y tế gây khó dễ", một nhân viên y tế nói.

Đại diện Trạm y tế phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm cho biết: "Khi nhận được thông tin ca COVID-19 mới, nhân viên y tế sẽ yêu cầu F0 gửi CCCD hoặc CMND, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).

Sau khi nhận thông tin ca COVID-19 mới, chúng tôi sẽ chuyển sang cho UBND để đơn vị phân công nhập lên cổng BHYT xác nhận F0. Công việc này đã được thực hiện ngay từ những ngày đầu dịch, vậy nên khi ca bệnh tăng cao, việc này cũng không bị gián đoạn".

Ở Trạm y tế phường Kim Liên, quận Đống Đa (Hà Nội), nhiều trường hợp F0 không được thanh toán BHXH do thông báo mắc COVID-19 sai lệch 1, 2 ngày. Nhiều nhân viên y tế không được giải quyết do "không đúng quy định của thông tư 56".

Nghỉ cách ly có được hưởng bhxh không

Nhân viên y tế tại Hà Nội căng mình cập nhật và hỗ trợ các F0 - Ảnh: NAM TRẦN

Chờ Bộ Y tế quyết định?

Bà Đinh Thị Thu Hiền - phó ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - cho biết việc chi trả chế độ ốm đau BHXH thực hiện theo quy trình từ thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật BHXH.

Thông tư 56 quy định thời điểm người nhận giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cần được cấp luôn trong ngày nhưng do COVID-19 là bệnh truyền nhiễm, nhiều ngày sau người dân mới trở lại đăng ký giấy tờ nên không được duyệt hồ sơ. Việc này vừa khiến dữ liệu trong hệ thống sai lệch vừa trái với thông tư 56.

Dẫn lại thông tư 56, vị này cho biết có 2 loại giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, chứ không có quyết định cách ly hay giấy tờ khác, do đó BHXH không thể làm thủ tục hưởng chế độ cho người lao động nếu hồ sơ không phù hợp.

Theo bà Hiền, Bộ Y tế đã báo cáo rõ Chính phủ ban hành hoặc giao quyền cho Bộ Y tế quyết định. Tuy nhiên, việc sửa đổi thông tư 56 ra sao, thời điểm nào ban hành thì chưa rõ. "Việc đồng ý giấy tờ nào thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế", bà Hiền nói.

"Theo tôi, cần thiết sửa đổi thông tư 56, bởi giấy ra viện, giấy chứng nhận hưởng BHXH cấp khi vào bệnh viện thì mới hợp lệ cùng với đăng ký trên cổng thông tin giám định. Đó là một quy trình khám chữa bệnh chung của Bộ Y tế", bà Hiền nêu.

Nghỉ cách ly có được hưởng bhxh không

Bà Đinh Thị Thu Hiền - phó ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đơn vị đang xem xét, thực hiện các giấy tờ liên quan để trình cấp có thẩm quyền. Hướng giải quyết là Quốc hội có nghị quyết về vấn đề BHXH cho F0 điều trị tại nhà.

Trong tháng 4, Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quyết định cách ly tại nhà và giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly đều do chính quyền địa phương cấp để giải quyết chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0.

Gần 1.000 tỉ đồng chi trả cho F0 ốm đau do mắc COVID-19

Theo BHXH Việt Nam, trong quý 1-2022, có 648.012 lượt người hưởng chế độ ốm đau do mắc COVID-19 với số tiền hơn 987 tỉ đồng, chiếm gần 50% tổng số tiền chi trả đối với chế độ ốm đau.

Số lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau trong quý tăng tới 124%, số tiền chi trả tăng khoảng 300% so với cùng kỳ năm 2021. Mức hưởng bình quân một người bị ốm đau do mắc COVID-19 là hơn 1,5 triệu đồng, trong khi thời gian hưởng bình quân là 8,5 ngày.