Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong dòng thơ đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh của sổ

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài thơ Chiều sông Thương

Trả lời:

- Ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê:

“Những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên
đám mây trên Việt Yên
rủ bóng về Bố Hạ
lúa cúi mình giấu quả
ruộng bời con gió xanh
nước màu đang chảy ngoan
giữa lòng mương máng nổi
mạ đã thò lá mới
trên lớp bùn sếnh sang”

- Điệp ngữ:

“ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc”

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Bài thơ Chiều sông Thương

Đi suốt cả ngày thu
vẫn chưa về tới ngõ
dùng dằng hoa quan họ
nở tím bên sông Thương
nước vẫn nước đôi dòng
chiều vẫn chiều lưỡi hái
những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên
đám mây trên Việt Yên
rủ bóng về Bố Hạ
lúa cúi mình giấu quả
ruộng bời con gió xanh
nước màu đang chảy ngoan
giữa lòng mương máng nổi
mạ đã thò lá mới
trên lớp bùn sếnh sang
cho sắc mặt mùa màng
đất quê mình thịnh vượng
những gì ta gửi gắm
sắp vàng hoe bốn bên
hạt phù sa rất quen
sao mà như cổ tích
mấy cô coi máy nước
mắt dài như dao cau
ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc
dâng cho mùa sắp gặt
bồi cho mùa phôi phai
nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.

2. Bình giảng bài thơ Chiều sông Thương

“Chiều sông Thương” của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay. Con sông của Kinh Bắc thân thuộc, dòng sông của ca dao trữ tình đã nhập lưu vào hồn thơ người lính binh chủng Tăng - Thiết giáp một thời chiến trận (1973). 

Bài thơ ngũ ngôn dài 32 câu gợi lên một chiều thu êm đềm, một dòng sông thơ mộng, một miền quê trù phú mang bao sức sống tiềm tàng... gợi lên nhiều man mác bâng khuâng.

Đây là đoạn thơ khá hay trong bài thơ đầy thi vị ấy:

“Chiều uốn cong lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên
Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh
Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang
Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên
Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích”...

Bầu trời, cánh buồm, dòng sông, ruộng lúa, con gió, lòng mương, nương mạ, nước phù sa... là những chi tiết nghệ thuật gợi tả vẻ đẹp bình dị, thân thuộc một buổi chiều sông Thương, một chiều thu Kinh Bắc. Những nét chấm phá cảnh sắc làng quê, tác giả chỉ gợi mà rung động, thấm thía.

“Chiều uốn con lưỡi hái... Cánh buồm đang hát lên...”. Và đám mây từ bầu trời Việt Yên lại “Rủ bóng về Bố Hạ”. Những ẩn dụ, nhân hóa kết hợp với chuyển đổi cảm giác đã tạo nên những hình tượng nên thơ.

Chiều thu xưa từng thấm thía bao nỗi buôn: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà...”, “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn - Tiếng ốc xa đưa vắng trống đồn...” (Thơ Bà Huyện Thanh Quan). Thì nay với Hữu Thỉnh, chiều sông Thương khi người lính từ khói lửa trở về thăm quê là “Chiều uốn cong lưỡi hái”. Ngày đã tàn, mặt trời đã lặn, trăng non lấp ló chân đồi uốn cong như chiếc liềm, uốn cong như lưỡi hái. Hình ảnh trong trẻo thơ mộng một chiều thu đồng quê gợi lên thời gian thu hoạch mùa màng đang đến, đã đến với xóm thôn.

“Cánh buồm đang hát lên” cũng là một câu thơ hay, một nét vẽ tài hoa. Nhà thơ không nói đến gió mà ta vẫn cảm thấy gió, gió mát, gió thổi căng những cánh buồm trên dòng sông Thương một chiều thu. Chữ “hát lên” không chỉ đặc tả cánh buồm mà còn diễn tả được niềm vui cuộc đời đang dâng lên khắp mọi miền quê Kinh Bắc. Hình ảnh đám mây chiều với dáng vẻ “rủ bóng” đã góp phần gợi lên sự bình yên, êm đềm trên một vùng quê trải dài trải rộng:

“Đám mây trên Việt Yên


Rủ bóng về Bố Hạ”.

Đứa con đi xa trở về, tưởng như đang “dùng dằng” rồi dừng bước, nhìn cao nhìn thấp, nhìn gần nhìn xa, lúc dõi theo cánh buồm lúc ngắm vành trăng non, áng mây chiều mà lòng bâng khuâng man mác.

Cánh đồng quê mở rộng bao la. Lúa đã chắc hạt, sây bông. Nầm xưa, anh trai cày ra trân đánh Pháp, đi tắt cánh đồng làng, “lúa níu anh trật dép” với nhiều lưu luyến mến thương. Thì nay, người lính thời đánh Mĩ trở về thăm làng lại bổi hồi cảm thấy “lúa cúi mình giấu quả” như e thẹn, dịu dàng. Lúa sây hạt nặng bông, lúa uốn cong. “Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả”, bao nỗi mừng vui dâng lên phập phồng. Từng làn gió thu nhẹ lướt qua cánh đồng, sóng lúa bời bời nhấp nhô:

“Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh”.

“Con gió xanh”, một nét vẽ siêu thực, phong tình, tài hoa. Người đọc thú vị chợt nhớ tới câu thơ của thi sĩ Xuân Diệu gần 70 năm về trước: “Con gió xinh thì thào trong lá biếc” (Vội vàng).

Nước phù sa đục ngầu êm đềm chảy theo lòng mương, lòng máng, tưới tắm ruộng vườn. Trên lớp bùn “sếnh sang” màu mỡ, mạ mới gieo “đã thò lá mới”, chuẩn bị cho một mùa cày cấy nay mai, hứa hẹn một mùa bội thu sắp tới. Ước mơ và niềm tin về quê hương ấm no, giàu có, thịnh vượng cứ dâng lên trong lòng dào dạt:

“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang
Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng”.

Một chữ “ngoan”, một chữ “thò” tinh tế, gợi cảm. Dòng nước phù sa, cây mạ mới gieo được nhân hóa, trông thật nhân hậu, đáng yêu. Cuộc sống đang vận đông, đang sinh sôi nảy nở.

Nhìn cảnh vật đồng quê, nhà thơ bổi hồi gửi gắm bao ước mơ hi vọng. Giọng thơ trở nên thầm thì. Người lính về thăm nhà đứng lặng trong bóng chiều thu ngắm nhìn cảnh vật thân yêu nơi quê nhà tưởng như đang chìm vào một giấc mộng đẹp:

“Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên 
Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích”.

Nhà thơ hỏi thầm mình hay hỏi ai về “hạt phù sa” trên dòng sông Thương quê mẹ, quê em? “Hạt phù sa” ấy rất quen vì đã thấm sâu vào hồn người, đã tưới tắm bồi đắp nên những cánh đồng phì nhiêu đã bao đời nay:

“Sông Thương nước chảy đôi dòng,
Dòng trong dòng đục, em trông ngọn nào”...
                                                                  (Ca dao)

Câu thơ: “Hạt phù sa rất quen - Sao mà như cổ tích” là câu thơ đậm đà, ý vị, chứa đầy tâm trạng.Đoạn thơ ta đang nói đến là một nét đẹp của “Chiều sông Thương”. Cảnh vật tươi đẹp, êm đềm, thơ mộng, đầy sức sống vươn lên của quê nhà được cảm nhận với bao tình thương mến và hi vọng dào dạt. Những ẩn dụ, những nhân hóa được tác giả vận dụng sáng tạo và tinh tế, làm cho vần thơ giàu hình tượng, thi vị, gợi cảm.

Bức tranh chiều sông Thương, bức tranh đồng quê dân dã, ấm no thanh bình, ở đây, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật đã tô đâm sắc điệu trữ tình của một hồn thơ mơ mộng.

Đề ôn thi THPT quốc gia môn văn Đề 5

ĐÁP ÁN

I. PHẨN ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ tự do. Dựa vào kiến thức ở mục 1.4. trang 8 để nêu tác dụng của thể thơ.

Câu 2. Bức tranh đẹp nhất đã được vẽ bằng các hình ảnh: khói trắng, núi lam sương, cánh đồng biếc mạ, nhánh cây, chùm quả…

Tác giả lựa chọn những hình ảnh đó vì chúng đều toát lên vẻ đẹp vừa bình dị, gàn gũi, êm đềm, thơ mộng vừa lớn lao… của cuộc đời.

Câu 3. Màu sắc nổi bật của bức tranh là màu xanh – màu của sự sống, ước mơ và hi vọng. Miêu tả, nhấn mạnh màu sắc ấy, nhà thơ đã:

– Gợi lên vẻ đẹp của một cuộc sống thanh bình, tươi đẹp.

– Thể hiện niềm yêu thương, trân trọng sự sống; tình cảm gắn bó sâu nặng với cuộc đời.

– Mang đến cái nhìn tươi sáng, lạc quan, yêu đời.

Câu 4. Có thể chọn: biện pháp điệp từ hoặc liệt kê.

Những thông điệp được tác giả nhấn mạnh trong đoạn thơ này:

– Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của cuộc sống.

– Niềm yêu thương, gắn bó, tình cảm nâng niu, trân trọng từng vẻ đẹp của cuộc đòi bình dị, thân thuộc.

II. PHẨN LÀM VĂN

Câu 1. Tham khảo gợi ý sau:

– Quan niệm sống được nhà thơ gửi gắm trong hai dòng thơ cuối: mỗi con người không thể chỉ biết ngắm nhìn, hưởng thụ mà cần phải biết đóng góp, dù chỉ là một phần bé nhỏ, để làm nên vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống.

– Đó là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc. Vì phải có sự chung tay, góp sức của nhiều người, mới có thể tạo lập, gìn giữ một cuộc sống tốt đẹp. Không chỉ thế, sự cống hiến còn mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào…

Câu 2. Tham khảo gợi ý bài viết dưới đây:

a) Mở bài

Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945. Ông là một gương mặt đặc biệt của Tự lực văn đoàn. Nếu các sáng tác của Tự lực văn đoàn dành nhiều sự ưu ái cho những con người “lá ngọc cành vàng” thì tác phẩm của Thạch Lam lại dành nhiều tiếng nói yêu thương cho những người nghèo khổ. Văn của Tự lực văn đoàn đượm một nỗi buồn lãng mạn, còn văn của Thạch Lam nhẹ nhàng nhưng chứa chất một nỗi đau hiện thực.

Văn Thạch Lam là sự giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn. Thạch Lam đến với văn chương như mang một sứ mệnh hoà giải giữa hiện thực và lãng mạn.

Truyện ngắn Hai đứa trẻ (in ở tập Nắng trong vưòm, xuất bản 1938) tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật của Thạch Lam.

b) Thân bài

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình, truyện dường như không có cốt truyện. Hay nói đúng hơn, cốt truyện theo diễn biến tâm trạng nhân vật. Tất cả nội dung của truyện đều xoay quanh tâm trạng của nhân vật chính là Liên. Qua tâm trạng Liên, tác giả đã dựng lên một bức tranh đời sống của phố huyện nghèo, từ đó thể hiện nội dung hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Diễn biến tâm trạng Liên được miêu tả qua ba cảnh nối tiếp nhau: cảnh chiều muộn, cảnh đêm tối, cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Trước hêt là tâm trạng buôn man mác của Liên khi chứng kiến cảnh phổ huyện lúc chiều muộn nghèo khổ, xơ xác, tiêu điều.

Trong bức tranh chiều muộn nơi phó huyện có sự trộn lẫn hai loại chi tiết hình ảnh: hình ảnh êm đềm, thi vị và hình ảnh gợi cái nghèo khó, lam lũ, sa sút. Không gian nghệ thuật của truyện được gợi tả và gợi cảm bởi những cái rất quen thuộc, thân thiết ở mọi miền quê.

Dường như có sự đối lập giữa vẻ ngoài của khung cảnh thiên nhiên và hiện thực đời sống. Thiên nhiên khoác một chiếc áo ngoài thơ mộng: “một chiều êm ả như ru” báo hiệu “ một đêm mùa hạ êm như nhung”. Đom đóm trên đồng và vì sao trên trời hoà lẫn cùng một màu đen trải dài từ mặt đất tới vũ trụ. Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng theo làn gió nhẹ đưa vào. Tuy nhiên, chiếc áo ngoài thơ mộng ấy không che lâp được cảnh ngày tàn: “Tiếng trống thu không… Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Giờ khắc của ngày tàn càng trở nên buồn bã hơn với cảnh chợ tàn. Trong Tràng giang của Huy Cận, ta đã bắt gặp không khí quạnh hiu, trống vắng của buổi chiều tan chợ: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Nỗi buồn được nhân lên bởi có sự cộng hưởng giữa cái quạnh hiu của chiều tàn và cái xao xác của chợ tàn. Ở đây cảnh chợ tàn được miêu tả tỉ mỉ hơn, vì vậy cũng thê lương hơn: “Người về hết và tiếng ôn ào cũng mất”, “trên đất chỉ còn rác rưởi”. Cảnh chợ tàn càng phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sông nơi phô huyện: mây đứa trẻ nhà nghèo bới rác. Chúng kiếm tìm sự sống từ những gì thừa thãi ngoài chợ mà người ta bỏ đi. “Mùi âm ấm bốc lên” “lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá”. Cái mùi vị mà chị em Liên có cảm tưởng là “mùi vị riêng của đât, của quê hương này” chính là mùi vị của nghèo khổ, của lầm than, cơ cực.

Nổi bật lên trên cảnh ngày tàn, chợ tàn là cảnh những kiếp người tàn tạ. Đó là mẹ con chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước nhưng thu nhập nào “có ăn thua gì”. Đó là gia đình bác xẩm với cái thau sắt trắng để trước mặt, với tiếng đàn bâu run lên bần bật, âm thanh như cứa vào không gian nỗi đau buồn ảo não, còn đứa con nhỏ thì bò ra đất nghịch rác bẩn. Đó là cụ Thi điên. Người điên mà lại nghiện rượu thì méo mó cả nhân hình và nhân tính. Bà cụ Thi điên với tiếng cười khanh khách dễ sợ, khuất sau luỹ tre làng, một kiếp người tàn tạ như bị vùi lấp dần trong đêm tối. Đó còn là chính chị em Liên với quán hàng tạp hoá tồi tàn, ngày chợ phiên mà cũng vắng khách. Có thể nói, con người nơi phố huyện ai cũng như ai, đều nhếch nhác, nghèo khổ, lam lũ, tàn tạ.

Cùng với những kiếp người tàn là những đồ vật tàn: một ngôi quán ọp ẹp, một cái chõng sắp gãy, một cái đàn còm, một manh chiếu rách, một cái bát sứt, chiếc chậu sắt tây rúm ró. Thế giới của hai đứa trẻ là thế giới đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo, lam lũ.

Tâm trạng buồn của Liên càng thẩm thìa hom. khi chứng kiên cảnh đời sông nơi phố huyện chìm trong tối tăm, ngột ngạt, tù túng lúc đêm về.

Bao trùm lên phố huyện xơ xác, tiêu điều là bóng đêm dày đặc. Điều đáng lưu ý ở đây là cái tối tăm lại được diễn tả bằng ánh sáng. Câu chuyện được đặt trong sự tương tranh giữa bóng tối và ánh sáng. Chiều muộn, ánh sáng còn nhưng yếu ớt. Bóng tối dần dần lấn át, lan tràn, ngự trị cả phố huyện. Ánh sáng leo lét của ngọn đèn con nơi hàng nước chị Tý đói chọi một cách yếu ớt và thảm hại trước “vũ trụ thăm thẳm bao la” trùm lên cái phố huyện nghèo. Đốm lửa nhỏ nhoi, lay lắt ấy không làm phố huyện sáng sủa lên mà trái lại càng làm cho đêm tối thêm mịt mùng, không khí thêm ngột ngạt. Hình ảnh ngọn đèn con của hàng nước chị Tý “chỉ chiếu sáng một vùng đất cát” được nhắc đi nhắc lại bảy lần. Hình ảnh đó gợi liên tưởng về những kiếp người nhỏ bé, vô danh, vô nghĩa trong đêm tối của xã hội cũ. Mỗi cư dân kiếm sống ban đêm đều có một ngọn đèn và mỗi người cũng là một ngọn đèn tù mù, leo lét. Nhiều người cho rằng, truyện ngắn Thạch Lam thường tác động đến độc giả như một bài thơ trữ tình, trong đó nhiều chi tiết có vai trò như những “nhãn tự”. Hình ảnh ngọn đèn dầu của hàng nước chị Tý chính là chi tiết “nhãn tự” gây một ám ảnh lớn.

Day dứt, ám ảnh hơn đối với tâm trạng Liên là cuộc sống nơi phố huyện lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, buồn tẻ. Đêm hôm sau là sự tái diễn những gì đã xảy ra trong đêm trước: chị Tý dọn hàng, bác phở Siêu nhóm lửa, bác xâm với manh chiếu và chiếc chậu thau sắt trắng không, người nhà cụ Thừa, cụ Lục gọi nhau đi đánh tổ tôm… Có cảm giác phố huyện như một sân khấu cuộc đời, độc diễn một màn đến nhàm chán, không hề có sự thay đổi người, thay đổi cảnh. Đó là cuộc sống “Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu. Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người” (Huy Cận). Những sinh hoạt đơn điệu, lặp lại một cách buồn tẻ ấy thể hiện sự tù túng, quẩn quanh và bế tắc của con người, cuộc sống nơi phố huyện.

Trong cảnh tối tăm, bế tắc, con người nơi đây vẫn “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Không hi vọng thì làm sao sống nổi, nhưng hi vọng rồi lại càng tội nghiệp hơn. Họ hi vọng một cái gì? Rất mơ hồ. Họ sống mà không biết số phận mình rồi sẽ ra sao.

Trước cảnh đơn điệu, buôn tẻ ây, Liên sống trong tâm trạng chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

Chị em Liên đợi tàu không phải xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất mà xuất phát từ đời sống tinh thần. Chuyến tàu qua là niềm vui duy nhất của chị em Liên trong cả chuỗi thời gian dài dằng dặc, quẩn quanh, buồn chán. Chạy đến từ Hà Nội, chạy đến từ một tuổi thơ đã mất, đoàn tàu là tia hồi quang để hai đứa trẻ được nhìn lại tuổi thơ đã mất, được sống lại quá khứ tươi đẹp dù chỉ trong chốc lát. Cảnh chuyến tàu đêm đi qua đã làm cho đời sống nơi phố huyện bừng lên một chút ánh sáng mới, xua đi trong giây lát không khí tù đọng, tối tăm: “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”. Con tàu đến đã đem tới, dù trong khoảnh khắc một không khí tưng bừng, sôi động “vui vẻ và huyên náo”. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu”. Con tàu mang trong mình bao điều huyền thoại để bù đắp một phần thiếu thốn cho cuộc đời hai đứa trẻ. Nó là một giấc mơ đế cân bằng cái phần thực không niềm vui của cuộc sống.

Thế nhưng cuộc thoát li, dù chỉ bằng tưởng tượng cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Con tàu lao đi, đêm tối và sự im lặng mênh mông lại bao bọc lấy tất cả. Nỗi buồn chán lại trở về với Liên cùng hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý leo lét giữa đêm đen dày đặc.

Với cảnh vật, con người được miêu tả trong tác phấm và qua diên biến tâm trạng Liên, truyện ngăn “Hai đứa trẻ ” chứa đựng nội dung hiện thực và giả trị nhân đạo sâu sắc.

Dưới ngòi bút của Thạch Lam, bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo hiện lên một cách chân thực: một cái chợ tiêu điều, những người dân ngụ cư nghèo khổ, cái ga xép mỗi đêm xinh xịch một chuyến tàu chạy qua, chiếc đèn dầu tù mù của chõng hàng nước… Những khung cảnh sống ấy vốn từng in đậm trong kí ức tuổi thơ Thạch Lam đã trở lại gân như nguyên dạng trên từng trang của truyện Hai đứa trẻ. Chính vì vậy người đọc cảm nhận ở ngòi bút tác giả những nét vẽ hiện thực vừa tinh tế vừa tràn đầy xúc cảm.

Diễn biến tâm trạng Liên, nhất là chi tiết nghệ thuật hai chị em đợi tàu đã hàm chứa một nội dung tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Trước hết, đó ià tiếng nói cảm thông và xót thương vô hạn đối với những kiếp người không bao giờ biết đến ánh sáng của hạnh phúc, những con người bé nhỏ, vô danh, đang có nguy cơ bị cuộc đời chôn vùi vĩnh viễn trong buồn tẻ và nghèo đói. Không gian của truyện là phố huyện nghèo, một miền đất, một miền đời bị quên lãng.

Những con người dựa vào nhau để sống và rồi tất cả lại dựa vào vô vọng. Truyện ngắn Hai đứa trẻ như tiêng chuông cảnh tỉnh xã hội hãy biêt quan tâm đên những con người nhỏ bé bất hạnh. Họ vô danh nhưng đừng để họ trở thành vô nghĩa. Đừng để họ bị chôn vùi trong sự quên lãng. Tâm hôn Thạch Lam dạt dào niêm trăc ẩn. Ông đã dành trọn tấm lòng ấy cho những con người bình thường, bât hạnh mà vẫn thanh cao.

Thông điệp mà chi tiết nghệ thuật trên gửi tới người đọc phải chăng còn là ở tư tưởng nhân văn cao đẹp này: cuộc sống dù tối tăm ngột ngạt đên đâu cũng không dập tắt được nỗi khát vọng và niềm hi vọng của con người. Cô thức đê đợi đoàn tàu là nỗ lực của chị em Liên ngoi lên bám vào cái phao tinh thần đê khỏi chìm ngập đi ở cái phố huyện như cái ao đời buồn tẻ. Dù chuyến tàu đêm đi qua chỉ trong khoảnh khăc, nhưng chừng ấy cũng đã đủ khuây động niêm mong mỏi vê một sự đổi thay. Hai đứa trẻ thật đáng thương nhưng cũng thật đáng trọng. Chúng đáng thương vì chúng như hai mầm cây mới lớn mà đã cọc còi. Chúng đáng trọng vì chúng như hai mầm cây cọc còi vẫn cố vươn lên trên mảnh đất khô cằn, vẫn mong ngày đơm hoa kết trái.

Miêu tả tâm trạng chị em Liên đợi tàu, Thạch Lam còn muốn đốt lên trong tâm hồn con người niềm khát khao thay đổi cuộc sống, niềm mơ ước được sống trong một thế giới mới tốt đẹp hơn.

Tình người, tình nhân đạo của Thạch Lam là một đóng góp mới về tư tưởng nhân đạo của văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945: nhà văn phải được thức tỉnh về ý thức cá nhân, về ý nghĩa sự tồn tại của mỗi cá nhân trên đời mới có được niềm xót thương nói trên của tác giả Hai đứa trẻ.

c) Kết bài

Qua Hai đứa trẻ, Thạch Lam cũng như nhiều tài năng nghệ thuật chân chính khác không chỉ có tài mà còn có tình.

Cái tài của Thạch Lam là tài viết truyện ngắn. Truyện không cần có cốt truyện, nhẹ nhàng mà thấm thía. Truyện giàu chất trữ tình mà cũng giàu chất triết lí.

Cái tình của Thạch Lam là tình người, tình nhân đạo. Nhà văn không chỉ thương cảm trước những đau khổ, những thiệt thòi bất hạnh của con người mà còn đồng cảm với khát vọng chân chính của con người. Truyện ngắn Hai đứa trẻ “có hương vị thật là man mác, nó gợi niềm quá vãng đồng thời cũng dóng lên một cái gì đó còn ở tương lai”. (Nguyễn Tuân)

XEM THÊM : Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn – Đề số 5 ” TẠI ĐÂY “