Văn phòng kinh tế và văn hoá đài bắc năm 2024

Trung tâm dữ liệu giáo dục do Bộ giáo dục Đài Loan thành lập, nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giao lưu vă n hóa giáo dục giữa các trường Đại học Đài Loan và Việt Nam. Hiện nay trung tâm được thành lập tại: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Đ à Nẵng, thường xuyên tiến hành các hoạt động giao lưu văn hóa giáo dục, cung cấp miễn phí các thông tin tuyển sinh và du học của các trường Đại học Đài Loan, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ưu tú Việt Nam sang Đài Loan theo học các chương trình học vị hoặc nghiên cứu tiếng Hoa.

Chương trình phục vụ

1. Cung cấp cơ hội học bổng và thông tin tuyển sinh của các trường Đại học Đài Loan, giúp đỡ sinh viên Việt Nam sang học tập tại Đài Loan.

2. Mở rộng chương trình giáo dục tiếng Hoa Quốc tế, tổ chức kỳ thi năng lực Hoa ngữ, tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam tham gia kỳ thi.

3. Lập kế hoạch hoạt động học tập nghiên cứu ngắn hạn và chương trình hợp tác giáo dục Đài-Việt, cùng đào tạo nhân tài đất Việt.

4. Thu thập thông tin giáo dục quan trọng của Việt Nam và Đài Loan, nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho việc nghiên cứu học thuật và phát triển nền giáo dục song phương.

5. Tổ chức Diễn đàn giáo dục Đài-Việt, tạo cầu nối giao lưu đối thoại giữa các học giả song phương.

6. Thúc đẩy nhân viên giáo dục của Đài Loan và Việt Nam giao lưu và có những chuyến đi thăm hỏi lẫn nhau., xúc tiến giao lưu và hợp tác giáo dục song phương.

3. Nghiệp vụ chính: giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân Việt Nam như: Quốc tịch, hôn nhân, cấp, đổi hộ chiếu và chứng minh nhân dân Việt Nam, công chứng giấy tờ (văn bằng, chứng chỉ, uỷ quyền...), bảo hộ công dân Việt Nam, đầu tư tại Việt Nam, cấp visa, thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam; Nơi tiếp đón khách xã giao chính thức của Văn phòng.

II. BAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG (VĂN PHÒNG KINH TẾ - VĂN HOÁ VIỆT NAM TẠI ĐÀI BẮC)

1. Tên giao dịch tiếng Anh: Viet Nam Economic and Cultural office in Tai pei, Division of labour Administration

Các cơ cấu này sử dụng "Đài Bắc" thay vì "Đài Loan" hoặc "Trung Hoa Dân Quốc" do thuật ngữ "Đài Bắc" tránh ngụ ý rằng Đài Loan là một quốc gia khác biệt bình đẳng với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hoặc là có "hai nước Trung Quốc", sẽ gây khó khăn cho quốc gia mà cơ cấu thường trú.

Tuy nhiên, tại Papua New Guinea và Fiji, phái bộ tại địa phương mang tên "Phái đoàn Mậu dịch Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại Papua New Guinea" và "Phái đoàn Mậu dịch Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại nước Cộng hòa Fiji", dù hai quốc gia đều có quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Văn phòng Đại diện Đài Bắc tại Singapore được gọi là "Phái bộ Mậu dịch Trung Hoa Dân Quốc" cho đến năm 1990.

Mục tiêu của cơ cấu theo tự thuật là "nhằm xúc tiến trao đổi và hợp tác mậu dịch, đầu tư, văn hóa, khoa học và kỹ thuật song phương, cũng như nhận thức tốt hơn", song chúng thi hành nhiều chức trách giống như của một đại sứ quán hoặc tổng lãnh sự quán thông thường, như cấp thị thực và hộ chiếu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham gia Liên Hợp Quốc vào năm 1971, nhiều quốc gia bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ tại Bắc Kinh, do đó kết thúc quan hệ ngoại giao với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Bắc. Nhằm duy trì các quan hệ mậu dịch và văn hóa với các quốc gia không còn có quan hệ ngoại giao, Đài Loan bắt đầu lập các văn phòng đại diện tại các quốc gia này, thường là đặt lại tại các đại sứ quán cũ.

Trước thập niên 1990, tên gọi của các cơ cấu này khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, thường bỏ qua bất kỳ ám chỉ nào đến "Đài Loan" hay "Trung Hoa Dân Quốc", mà sử dụng "Đông Á", "Viễn Đông" hoặc "Trung Quốc tự do". Các cơ cấu này tự mô tả bản thân là "trung tâm" hoặc "văn phòng", quan tâm đến mậu dịch, du lịch, văn hóa hoặc thông tin, do đó nhấn mạnh tình trạng tư nhân và phi chính thức của mình, bất chấp việc cấn bộ là nhân viên của Bộ Ngoại giao.

Thí dụ, tại Nhật Bản, đại sứ quán cũ của Trung Hoa Dân Quốc được thay thế bằng "Hiệp hội Quan hệ Đông Á" thiết lập năm 1972. Tại Malaysia, sau khi tổng lãnh sự quán tại Kuala Lumpur bị đóng cửa vào năm 1974, một cơ cấu mang tên Trung tâm Du lịch và Mậu dịch Viễn Đông được thành lập. Tại Philippines, đại sứ quán cũ tại Manila được thay thế bằng "Trung tâm Kinh tế và Văn hóa Thái Bình Dương", thành lập vào năm 1975. Tại Thái Lan, đại sứ quán cũ tại Bangkok được thay thế bằng "Văn phòng Đại diện China Airlines" vào năm 1975. Đến năm 1980, cơ cấu này đổi thành Văn phòng Thương vụ Viễn Đông tại Thái Lan.

Tại Hoa Kỳ, phái bộ của Đài Loan được thành lập vào năm 1979 mang tên "Ủy ban Điều hợp sự vụ Bắc Mỹ" (CCNAA). Tại Anh Quốc, Đài Loan lập cơ cấu đại diện mang tên "Trung tâm Trung Quốc Tự do" vào năm 1963. Tại Tây Đức, đại diện cho Đài Loan là cơ cấu Büro der Fernost-Informationen ("Văn phòng Thông tin Viễn Đông") thành lập vào năm 1972. Tại Tây Ban Nha, một cơ cấu được thành lập vào năm 1973 mang tên Centro Sun Yat-sen ("Trung tâm Tôn Trung Sơn"). Tại Hà Lan, cơ cấu mang tên "Văn phòng Thương vụ Viễn Đông".

Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1980, các cơ cấu này bắt đầu sử dụng từ "Đài Bắc" trong danh xưng. Tháng 5 năm 1992, Các văn phòng của Hiệp hội Quan hệ Đông Á trở thành "Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc". "Trung tâm Trung Quốc Tự do" tại Luân Đôn đồng thời đổi tên thành "Văn phòng Đại diện Đài Bắc". Tháng 9 năm 1994, Chính phủ Bill Clinton tuyên bố rằng văn phòng Ủy ban Điều hợp sự vụ Bắc Mỹ tại Washington, D.C. có thể gọi đồng thời là Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc.

Văn phòng kinh tế và văn hoá đài bắc năm 2024
Tòa nhà có Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Sydney, Úc

Năm 1989, "Trung tâm Kinh tế và Văn hóa Thái Bình Dương" tại Manila trở thành "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Philippines". Năm 1991, văn phòng "Dịch vụ Tiếp thị Đài Loan" được thành lập vào năm 1988 tại Canberra, Úc cũng trở thành một "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc", cùng với các văn phòng "Công ty Mậu dịch Viễn Đông" tại Sydney và Melbourne.

Các tên gọi khác vẫn được duy trì tại một số nơi, như phái bộ tại Moskva có tên gọi chính thức là "Văn phòng Đại diện tại Moskva của Ủy ban Điều hiệp Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc-Moskva", phái bộ tại New Delhi mang tên "Trung tâm Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc". Phái bộ tại Pretoria được gọi là "Văn phòng Liên lạc Đài Bắc".

Cơ cấu tại Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng kinh tế và văn hoá đài bắc năm 2024
Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Washington, D.C.

Tên gọi ban đầu là Ủy ban Điều hợp sự vụ Bắc Mỹ (CCNAA), tên gọi của cơ cấu tại Washington, D.C. được chuyển thành "Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc" (TECRO), khi Chính phủ Bill Clinton tái xét chính sách Đài Loan vào năm 1994. Tương tự, tên gọi của mười hai cơ cấu khác tại Hoa Kỳ được chuyển thành "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc" (TECO).

Ngày 25 tháng 5 năm 2019, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) tuyên bố đổi tên cơ quan ngoại giao của họ tại Mỹ. Cơ quan cũ Hội đồng điều phối các vấn đề Bắc Mỹ (Coordination Council for North American Affairs) sẽ được đổi thành Hội đồng phụ trách các vấn đề Mỹ của Đài Loan (Taiwan Council for U.S. Affairs).

Cơ cấu tại Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng kinh tế và văn hoá đài bắc năm 2024
Văn phòng tại Nhật Bản.

Quan hệ ngoại giao giữa Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản bị đoạn tuyệt vào tháng 9 năm 1972. Do các nguyên nhân thực tiễn, Hiệp hội Quan hệ Đông Á (AEAR) được thành lập hai tháng sau khi Tuyên bố chung Trung-Nhật được ký kết. Hiệp hội có các văn phòng tại Đài Bắc, Tokyo, Osaka, và Fukuoka. Năm 1992, nhà cầm quyền Nhật Bản đổi tên Hiệp hội thành Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc.

Văn phòng tại Hồng Kông[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Hồng Kông, từ năm 1966 đại diện cho Đài Loan là 'Trung Hoa lữ hành xã', tên gọi được chọn nhằm tránh khiến Bắc Kinh khó chịu. Ngày 20 tháng 7 năm 2011, do kết quả từ quan hệ nồng nhiệt giữa Đài Loan và Bắc Kinh, tên gọi chính thức chuyển thành Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, đưa nó ngang hàng với các văn phòng đại diện Trung Hoa Dân Quốc trên thế giới.

Văn phòng tại Ma Cao[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Ma Cao, từ năm 1989 đến năm 1999, đại diện cho Đài Loan là 'Văn phòng Mậu dịch và Du lịch Đài Bắc', đại diện đầu tiên của Đài Loan tại Ma Cao sau khi Quốc Dân đảng bị đẩy khỏi Ma Cao sau sự kiện ngày 3 tháng 12 năm 1966. Từ năm 1999 đến năm 2011, đại diện cho Đài Loan là 'Trung tâm Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc'. Ngày 13 tháng 5 năm 2012, tên gọi chính thức chuyển thành Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc.

Cơ cấu tại Anh Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, Anh Quốc chuyển sang công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi duy trì lãnh sự quán Anh Quốc tại Đạm Thủy, Đài Loan và tại đó vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động lãnh sự và liên quan đến mậu dịch. Lãnh sự quán đóng cửa sau khi Anh Quốc và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nâng cấp quan hệ lên hàng đại sứ vào tháng 3 năm 1972, và đến tháng 6 năm 1980 nhà đất của lãnh sự quán được trả lại cho chính phủ Đài Loan. Văn phòng của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Anh Quốc được lập trong tháng 9 năm 1963, và đương thời mang tên Trung tâm Trung Quốc Tự do. Năm 1992, nó được duyệt lại thành Văn phòng Đại diện Đài Bắc tại Anh Quốc.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Trade Mission of the Republic of China (Taiwan) in Papua New Guinea”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
  • “Trade Mission of the Republic of China to the Republic of Fiji”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
  • American Journal of Chinese Studies, Volumes 3–4, American Association for Chinese Studies, 1996, page 170
  • The Road Less Traveled, Taiwan Review, ngày 1 tháng 9 năm 2002
  • , Richard L. Edmonds, Cambridge University Press, 2002, page 141
  • ^ , Hungdah Chiu, in The United States and the Republic of China: Democratic Friends, Strategic Allies, and Economic Partners, Steven W. Mosher Transaction Publishers, 1992, page 24
  • ^ , Jie Chen, Edward Elgar Publishing, 2002, page 82
  • , Samuel C Y Ku in China and Southeast Asia: Global Changes and Regional Challenge, Ho Khai Leong, Samuel C Y Ku, Institute of Southeast Asian Studies, 2005, page 259
  • Memorandum of Understanding between the American Institute in Taiwan and the Coordination Council for North American Affairs on the Exchange of Information Concerning Commodity Futures and Options Matters, Signed at Arlington, Virginia this 11th day of January 1993
  • ^ , Steven Tsang, I.B.Tauris, 2006, page 39
  • Die Beziehungen zwischen Taiwan und Deutschland[liên kết hỏng], Taipeh Vertretung in der Bundesrepublik Deutschland
  • ^ , Françoise Mengin, in Privatising the State, Béatrice Hibou, C. Hurst & Co. Publishers, 2004, pages 154
  • Republic of China Yearbook Kwang Hwa Publishing Company, 1998, 145
  • Former diplomats to Great Britain remember Thatcher, The China Post, ngày 10 tháng 4 năm 2013
  • ^ , Chi Su Routledge, 2008, page 31
  • Ensuring Interests: Dynamics of China-Taiwan Relations and Southeast Asia, Khai Leong Ho, Guozhong He, Institute of China Studies, University of Malaya, 2006, page 25
  • , Colin Mackerras, Macmillan Education, 1996, page 33
  • “Representative Office in Moscow for the Taipei-Moscow Economic and Cultural Coordination Commission”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
  • MoU between India-Taipei Association (ITA) in Taipei and Taipei Economic and Cultural Center (TECC) in India on cooperation in the field of Micro, Small and Medium Enterprises, Press Information Bureau, Government of India, Cabinet, ngày 14 tháng 10 năm 2015
  • Taipei Liaison Office in the RSA
  • "1994 Taiwan Policy Review Lưu trữ 2007-04-04 tại Wayback Machine." Formosan Association for Public Affairs. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  • “Đài Loan bất ngờ đổi tên cơ quan ngoại giao tại Mỹ”. Tuổi trẻ online.
  • , Hungdah Chiu in The United States and the Republic of China: Democratic Friends, Strategic Allies, and Economic Partners, Steven W. Mosher, Transaction Publishers, 1992, page 24
  • Republic of China Yearbook. Kwang Hwa Publishing Company. 1998. tr. 145.
  • Is name change a game changer?, Taipei Times, ngày 17 tháng 7 năm 2011 Taiwan changes name of HK office Lưu trữ 2012-10-02 tại Wayback Machine, RTHK News, ngày 15 tháng 7 năm 2011