Nếu định giá không cao hơn giá trị thực tế của tài sản thì phải giải quyết như thế nào

Vốn là một yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp, quyết định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu ,chủ đầu tư của doanh nghiệp. Mà một trong các nguồn quan trọng và chủ yếu nhất để hình thành vốn của doanh nghiệp chính là vốn góp của các thành viên khi thành lập doanh nghiệp. Trước khi các cá nhân hay tổ chức tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn làm ăn, nếu góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng vàng, ngoại tệ thì rất dễ dàng để quy đổi ra đơn vị tính toán là tiền tệ. Nhưng đối với việc thành viên góp vốn bằng các tài sản không phải là tiền mặt thì cần được định giá trước khi góp vốn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp.

Nếu định giá không cao hơn giá trị thực tế của tài sản thì phải giải quyết như thế nào

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp:

Theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về định giá tài sản góp vốn có nội dung như sau:

“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật quy định về định giá tài sản góp vốn như sau:

Xem thêm: Quy định về góp vốn vào doanh nghiệp bằng hình thức tiền mặt

Theo điều 36 Luật doanh nghiệp năm 2020, thì tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng sẽ cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Tài sản khi được sử dụng góp vốn trong quá trình thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trong trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá. Ngoài ra còn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

2. Phân tích quy định về định giá tài sản góp vốn theo Luật doanh nghiệp:

Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có nội dung như sau:

– Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp sẽ cần phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá. Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận theo đúng quy định.

– Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trong trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn:

Thứ nhất: Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn khi thành lập công ty:

Xem thêm: Định giá doanh nghiệp là gì? Các phương pháp định giá phổ biến

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 thì đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hay công ty sẽ do các chủ thể sau đây định giá:

– Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá đối với tài sản góp vốn  heo nguyên tắc đồng thuận.

– Hoặc tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hay công ty sẽ do một tổ chức thẩm định giá định giá đối với tài sản góp vốn này. Trong trường hợp tài sản góp vốn do tổ chức thẩm định giá định giá thì phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Thứ hai: Chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hay công ty thì sẽ do các chủ thể sau đây định giá tài sản góp vốn:

– Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên sẽ định giá tài sản góp vốn trong trường hợp đây là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.

– Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá đối với tài sản góp vốn.

– Hoặc sẽ do một tổ chức thẩm định giá định giá đối với tài sản góp vốn này. Trong trường hợp tài sản góp vốn này do tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Xem thêm: Phương pháp so sánh trong định giá hàng hóa, dịch vụ là gì? Nội dung

Như vậy, trong khi thành lập công ty hay trong quá trình hoạt động thì chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn được pháp luật quy định là khác nhau. Việc ban hành quy định này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo hoạt động định giá tài sản góp vốn diễn ra thuận lợi và chính xác, cũng như đảm bảo được vai trò của những chủ thể tham gia định giá đối với tài sản được sử dụng để góp vốn.

3. Trách nhiệm về việc định giá tài sản:

Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm khi tiến hành định giá tài sản góp vốn được quy định cụ thể như sau:

– Đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp hay công ty, trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì:

+ Các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

+ Đồng thời, sẽ cần liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

– Đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp/công ty, trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì:

+ Các chủ thể là người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

+ Đồng thời sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tùy theo thời điểm góp vốn vào doanh nghiệp là khi thành lập doanh nghiệp hay công ty hoặc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà người chịu trách nhiệm đối với việc định giá tài sản góp vốn xảy ra sai sót là khác nhau.

Không những thế thì việc định giá tài sản đã quy định rõ các tổ chức, cá nhân phải liên đới chịu trách nhiệm trong việc cố ý định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 5, Điều 16 Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn đưa ra quy định các hành vi bị nghiêm cấm về kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị. Qua đó, ta nhận thấy, pháp luật nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị.