N m trong giấy chứng nhận xuất xứ là gì

Thủ tục cấp Giấy xác nhận người có nguồn gốc Việt Nam Việc xác nhận nguồn gốc Việt Nam chỉ áp dụng đối với người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác.

Đối với những người còn mang hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam thì không cần xác nhận người có nguồn gốc Việt Nam. Qúy vị có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Lãnh sự quán hoặc gửi qua đường bưu điện. Hồ sơ gồm:

- Sơ yếu lý lịch, 03 ảnh 2 inches*2inches

- 01 trong các giấy tờ sau (kể cả giấy tờ do chính quyền cũ cấp): giấy khai sinh, giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, sổ đăng ky‎ hộ khẩu, (sổ gia đình), giấy chứng nhận kết hôn, hộ chiếu cũ, để chứng minh đang hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam.

- Bản sao Hộ chiếu Hoa Kỳ (Resident Alien card, Re-entry permit)

- Nếu tên trong khai sinh Việt Nam và tên trong giấy tờ hiện nay khác nhau, qúy vị cần có giấy chứng nhận đổi tên (đã được công chứng).

- Giấy của văn phòng cảnh sát Trưởng/Quận thành phố nơi cư trú xác nhận: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết án.

- Giấy của Tòa án phá sản (BANKRUPTCY COURT) của khu vực hiện cư trú chứng nhận không bị cấm kinh doanh hoặc không bị phá sản theo Luật pháp Hoa Kỳ.

- Bản cam kết không vi phạm luật pháp Việt Nam thời gian ở Việt Nam trước khi xuất cảnh đi định cư ở nước ngoài và khi về nước ngắn hạn (mẫu kèm theo).

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO (Certificate of Origin) là một chứng nhận cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này cung cấp cho doanh nghiệp, người tiêu dùng biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó. Vậy, để có thể tạo ra một CO chính xác, hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý những gì? Hãy cùng TACA phân tích chi tiết những điều doanh nghiệp cần lưu ý về CO thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO là nơi cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó nên thông thường, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ có những nội dung sau đây:

– Loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: hiện nay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hai loại trực tiếp và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ hoặc cũng có thể là nước xuất khẩu. Trong loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng thì được cấp trực tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ

– Loại mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: nội dung này thể hiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được cấp theo một biểu mẫu cụ thể và tương ứng đã có quy định riêng

– Thông tin của các bên bao gồm tên người xuất khẩu, nhập khẩu, địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu

– Thông tin về phương tiện vận chuyển hàng hóa đó, nơi xếp hàng hóa, dỡ hàng hóa, vận tải đơn…..

– Thông tin về loại hàng hóa vận chuyển bao gồm các thông tin như tên hàng hóa, loại mẫu bao gì hàng hóa, nhãn mác của loại hàng hóa, trọng lượng cụ thể của hàng hóa, số lượng hàng hóa vận chuyển, giá trị hàng hóa vận chuyển

– Thông tin về xuất xứ hàng hóa bao gồm thông tin xác định nơi xuất xứ, địa điểm xuất xứ hàng hóa, quốc gia xuất xứ hàng hóa..

– Có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xuất khẩu.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO ở đâu?

Hiện nay, Bộ Công Thương có quyền cấp CO. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại CO nhất định:

  • VCCI: Cấp CO form A, B, AANZ, GSTP, DA59, TNK, Anexo III.
  • Các Phòng Quản lý KCN – KCN được Bộ Công thương ủy quyền: Cấp CO form D, E, AK…
  • CO của Hiệm Định Song Phương: LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU CO CƠ QUAN CẤP CO CO FORM VK Hàn quốc Bộ Công Thương CO FORM VJ Nhật Bản Bộ Công Thương CO FORM VC Chi Lê Bộ Công Thương CO FORM S Lào Bộ Công Thương CO FORM DA59 Nam Phi VCCI CO FORM TNK Thổ Nhĩ Kì VCCI
  • CO CHỈ ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ MẶT HÀNG: LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU CO CƠ QUAN CẤP CO CO FORM ANEXCO III Hàng giày dép, dệt may xuất khẩu vào Mexico VCCI CO FORM VENEZUELA Một số sản phẩm đặc biệt xuất khẩu vào Venezuela CO FORM ICO Sản phẩm cà phê VCCI

Nhiều trường hợp nếu chủ hàng không xin được CO doanh nghiệp có thể đề nghị doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp chứng từ có chức năng tương tự xuất xứ hàng hóa nhưng không được hưởng ưu đãi thuế: Chứng từ chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất; Chứng từ chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…

Một số mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO doanh nghiệp cần lưu ý:

– Đến giữa năm 2022, Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tương ứng với đó đều có mẫu giấy chứng nhận xuất xứ, để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt.

– Ngoài ra, còn những mẫu CO thường, xác nhận xuất xứ hàng hóa mà không cấp ưu đãi đặc biệt về thuế. Vì thế, bạn sẽ thấy có khá nhiều loại CO, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào.

– Hiện phổ biến có những loại sau đây:

+ CO mẫu A (Mẫu CO ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

+ CO form B (Mẫu CO không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)

+ CO mẫu D (các nước trong khối ASEAN)

+ CO mẫu E (ASEAN – Trung Quốc). Chi tiết về CO mẫu E tại đây.

+ CO form EAV (Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)

+ CO mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam – Hàn Quốc)

+ CO mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)

+ CO mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)

+ CO mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)

+ CO mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)

+ CO mẫu VC (Việt Nam – Chile)

+ CO mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

Bộ hồ sơ không thể thiếu khi doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO bao gồm:

Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO bao gồm:

– Ðơn đề nghị cấp CO (1 bản):

Các tờ CO đã kê khai hoàn chỉnh: Tối thiểu 4 bản. (1 bản chính và 1 bản copy CO cho khách hàng; 1 bản copy đơn vị CO lưu; 1 bản copy cơ quan cấp CO. Lưu ý: CO Form ICO phải làm thêm 1 bản First copy. Để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO.

– Các chứng từ xuất khẩu (Chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam):

+ Giấy phép xuất khẩu. (nếu có)

+ Tờ khai hải quan hàng xuất.

+ Giấy chứng nhận xuất khẩu. (Nếu có)

+ Invoice.

+ Vận đơn.

– Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa:

+ Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,. thành phẩm

+ Ðịnh mức hải quan (nếu có)

+ Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng

+ Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu

+ Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

+ Giấy kiểm định (Hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (Trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan. Hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).

Một số lưu ý khác doanh nghiệp cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO bao gồm:

– Trong trường hợp cần thiết, VCCI có thể yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác: Công văn giải trình một vấn đề cụ thể, hợp đồng ngoại thương, L/C. Hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử dụng; Hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,…

– Ðối với các đơn vị lần đầu xin CO, cần phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị CO. (Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất; Đăng ký đại diện liên hệ, ký trên chứng từ hồ sơ CO và mẫu dấu, chữ ký). Các thay đổi trong quá trình hoạt động phải thông báo kịp thời để lưu bổ sung vào hồ sơ.

– Các chứng từ do cơ quan khác phát hành. (Vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép xuất khẩu,.). Đơn vị nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu.

– Hồ sơ CO đơn vị phải lưu đầy đủ (như đã nộp tại VCCI) tối thiểu 5 năm. Phải lưu bản CO copy có dấu mộc đỏ do VCCI cấp. (bản photo sao y chỉ có giá trị tham khảo, không dùng để đối chiếu).

Lưu ý:

+ Doanh nghiệp cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên quan đến việc cấp CO. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.

+ Toàn bộ hồ sơ doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuẩn bị phải có chữ ký trực tiếp và dấu, những giấy tờ bản sao thì phải có dấu sao y bản chính và chữ ký + dấu đỏ của doanh nghiệp.

+ Giấy tờ khác nếu có 1 bản sao (mang bản gốc đối chiếu) như: hóa đơn đỏ, xác nhận làng nghề, quy trình sản xuất, bảng kê nguyên phụ liệu mã hs code…

Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Quy trình xin cấp CO tại Bộ Công thương

Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp CO.

Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ online CO tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp CO tại trụ sở của Tổ chức cấp CO nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp CO nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Bước 3: Tổ chức cấp CO kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân.

Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp CO kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp CO.

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp CO ký cấp CO.

Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp CO đóng dấu và trả CO cho thương nhân.

Danh sách tổ chức cấp CO: http://www.ecosys.gov.vn/Homepage/DepartmentView.aspx

Quy trình xin cấp CO tại VCCI

Việc nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Doanh nghiệp (doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân cho tổ chức cấp CO) và việc trả kết quả xử lý hồ sơ cho Doanh nghiệp sẽ được thực hiện trên hệ thống COMIS.

Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Bước 2: Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số CO khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống.

Hệ thống doanh nghiệp tiếp nhận số CO.

Doanh nghiệp có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên VCCI xử lý hồ sơ.

Bước 3: Gửi hồ sơ: Doanh nghiệp gửi hồ sơ sau khi hoàn thiện.

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ – Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống doanh nghiệp.

Bước 5: Xét duyệt hồ sơ/Từ chối hồ sơ (nếu có sai sót).

Bước 6: Duyệt cấp CO – Doanh nghiệp nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp CO.

Bước 7: VCCI ký, đóng dấu trên form CO và trả cho doanh nghiệp.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO bao gồm:

(1) Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên phải đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân đầy đủ và hợp lệ

(2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

– Khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.

(3) Trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

– Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

– Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;

– Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh.

Thời gian doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận xuất xứ CO:

Thời gian cấp giấy CO được các cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quyết định thông thường được chia là 2 trường hợp như sau:

+ Đối với hàng hoá xuất bằng đường không là không quá 4 giờ

+ Đối với các loại hàng hoá xuất khẩu bằng phương tiện khác thời gian không quá 8 giờ.

Chi phí ước tính doanh nghiệp cần bỏ ra để làm giấy chứng nhận xuất xứ CO:

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đề án thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá (CO). Trong đó, dự kiến mức thu chung là 80.000 đồng/bộ CO cấp mới và 30.000 đồng/bộ đối với trường hợp cấp lại, cấp bổ sung. Dịch vụ làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Cách kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO

Để kiểm tra giấy CO có hợp lệ hay không doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

– Kiểm tra về mặt hình thức bên ngoài của giấy CO:

+ Trên CO phải thể hiện dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ,…

+ Số tham chiếu: Mỗi CO có một số tham chiếu riêng.

+ Các tiêu chí trên CO phải được điền đầy đủ theo quy định.

+ Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của CO phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.

– Kiểm tra nội dung trên giấy CO:

+ Liên quan đến tổ chức có thẩm quyền cấp CO:

+ Thông tin khác trên CO:

Người nhập khẩu

Mô tả hàng hóa

Mã HS trên CO

Kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên CO

Kết luận

Trên đây TACA đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp toàn bộ thông tin chi tiết nhất về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO từ đó nêu ra những lưu ý mà mỗi doanh nghiệp cần nắm vững để có cái nhìn sâu sắc hơn về CO và cách thức xin cấp CO chính xác, hiệu quả góp phần giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường hội nhập quốc tế. Tuy nhiên để thực sự hoàn thiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO chính xác và có lợi cho doanh nghiệp lại là điều vô cùng khó khăn do quy trình xin cấp CO khá phức tạp đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc am hiểu và tuân thủ đồng thời nhiều quy định biến động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thu thập và các minh chính xác các thông tin trong chuỗi cung ứng, từ đó, hợp tác linh hoạt giữa các nhà cung cấp với đối tác kinh doanh và các bên liên quan nhằm kiếm soát tối ưu các rủi ro gian lận cũng như chi phí và thời gian một cách hợp lý.

Hiểu được những khó khăn đó, TACA hân hạnh giới thiệu đến quý doanh nghiệp dịch vụ rà soát CO theo liên kết dưới đây: