Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là gì

Việc mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa phải được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở theo đúng quy định của pháp luật. Vậy hợp đồng mua hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa bao gồm loại nào? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

[Có thể bạn nên đọc]

  • Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
  • Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
  • Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam

Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hoá là gì?

Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Các loại Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở

Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hoá bao gồm 4 loại, cụ thể:

1. Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts)

Là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…).

2. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc bán (options contracts)

Là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).

3. Hợp đồng tương lai (futures contracts)

Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.

4. Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (commodity swap)

Là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá giao ngay) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian xác định.

5. Hợp đồng giao ngay (spot contract )

Là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá giao ngay (giá cả của hàng hóa được mua bán trên thị trường ngay tại thời điểm này), nghĩa là việc giao hàng và thanh toán chỉ có thể diễn ra trong vòng 1 hay 2 ngày (làm việc) kể từ khi bản hợp đồng được ký kết.

Phương thức giao dịch khi mua bán hàng hóa qua Sở

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là gì

Theo Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, phương thức giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc:

– Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;

– Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn khoản 1 Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;

– Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn khoản 2 Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì lấy mức giá cao nhất.

Khi thực hiện phương thức khớp lệnh tập trung phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;

– Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;

– Nếu các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.

Trên đây là các nội dung cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở được quy định tại Luật Thương Mại 2005. Nếu có bất cứ vấn đề thắc mắc gì, các nhà đầu tư có thể truy cập FINVEST hoặc liên hệ hotline 024.3552.7979 để được giải đáp cụ thể!

Bạn đọc Phạm Minh Anh ở TP. Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: Sở Giao dịch Hàng hóa có phải một loại hình Sàn Giao dịch thương mại điện tử hay không? Bạn đọc Trần Anh Thư ở Đà Nẵng hỏi: Những loại hàng hóa nào đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)?

Sở Giao dịch Hàng hóa có phải một loại hình Sàn Giao dịch thương mại điện tử hay không?

Sở Giao dịch Hàng hóa không phải là một loại hình Sàn giao dịch thương mại điện tử.

Sở Giao dịch hàng hóa là Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định pháp luật chuyên ngành. Sở Giao dịch Hàng hóa có chức năng: (i) Thực hiện việc niêm yết, giao dịch các sản phẩm (Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng quyền chọn) để người mua và người bán có thể giao dịch mà không cần phải gặp trực tiếp; (ii) Tổ chức, điều hành, cung cấp các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để giao dịch hàng hóa diễn ra; (iii) Liên thông với các Sở Giao dịch Hàng hóa ở nước ngoài để hàng hóa của Sở này có thể được giao dịch ở Sở kia và ngược lại.

Sàn Giao dịch thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng, ví dụ: Lazada, Shopee, Tiki, …

Sàn Giao dịch thương mại điện tử là mô hình thị trường 1 cấp, giao dịch truyền thống song phương, không cần hệ thống giao dịch điện tử. Trong khi đó, Sở Giao dịch Hàng hóa là mô hình thị trường 2 cấp, giao dịch đa phương, phải có hệ thống giao dịch khớp lệnh chuẩn quốc tế.

Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là gì
Mô hình hoạt động của MXV

Với những đặc điểm nêu trên, cho thấy bản chất của Sở Giao dịch Hàng hóa và Sàn Giao dịch thương mại điện tử là khác nhau và lần lượt đóng các vai trò riêng biệt trong hoạt động thương mại.

Sở Giao dịch Hàng hóa đang được quản lý trực tiếp bởi Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương. Sàn Giao dịch thương mại điện tử đang hoạt động dưới sự quản lý của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương.

Những loại hàng hóa nào được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa?

Là những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa theo quy định của Sở Giao dịch Hàng hóa, trong đó đối với mỗi loại hàng hóa sẽ có Đặc tả quy định chi tiết về số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ, kỳ hạn thực hiện giao nhận hàng vật chất để niêm yết tại Sở Giao dịch Hàng hóa. Do đó khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa có thể hạn chế được các rủi ro liên quan đến chất lượng, số lượng hàng hóa so với các kênh thương mại truyền thống.

Không quy định về việc phải là hàng hóa được sản xuất bởi đối tượng/đơn vị nào.

Các thông tin về việc giao nhận hàng hóa, thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa được thể hiện trên các loại Hợp đồng mua bán qua Sở Giao dịch Hàng hóa (gồm Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng quyền chọn) và tiêu chuẩn niêm yết của Sở Giao dịch Hàng hóa.

Hiện nay, MXV đang niêm yết giao dịch 42 sản phẩm liên thông với hầu hết các Sở Giao dịch hàng hóa lớn nhất trên thế giới. Các sản phẩm này được giao dịch dưới hình thức điện tử, thời gian giao dịch theo quy định của các Sở Giao dịch quốc tế liên thông đối với từng mặt hàng, thông thường diễn ra từ 5h sáng thứ Hai đến 5h sáng thứ Bảy hàng tuần.