Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…

Việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

2. Các mốc khám thai quan trọng cần lưu ý

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng sau:

- Mốc 1 (sau chậm kinh 2 - 3 tuần): Lúc này thai được khoảng 6 - 7 tuần, mẹ bầu cần đi khám để biết đã có thai thực sự hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai nhi, những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý...

- Mốc 2 (thai được 11 - 13 tuần): Đây là thời điểm quan trọng cần phải siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh, xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double test, tổng phân tích nước tiểu.

Sàng lọc không xâm lấn NIPS (được thực hiện từ khoảng tuần 10 đến tuần 25) có thể thực hiện ở thời điểm này để phát hiện nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau... với độ chính xác trên 99%.

- Mốc 3 (từ 16 - 18 tuần): Thai phụ siêu âm thường quy, đo chiều dài cổ tử cung và kênh cổ tử cung khi có chỉ định, xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm Double test), tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 4 (từ 21 - 22 tuần): Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi, tổng phân tích nước tiểu thường quy. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua siêu âm, sàng lọc NIPS.

- Mốc 5 (từ 25 - 27 tuần): Thời điểm này mẹ cần tiêm uốn ván lần 1, siêu âm thường quy, xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm các xét nghiệm bổ sung.

- Mốc 6 (từ 30 - 32 tuần): Mẹ tiêm uốn ván lần 2, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 7 (từ 36 - 40 tuần): Đây là thời điểm mẹ bầu cần đi đăng ký hồ sơ sinh. Mẹ bầu sẽ được khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa và nhận tư vấn để chuẩn bị cho cuộc đẻ. Giai đoạn này mẹ bầu nên khám thai 1 tuần/lần.

- Mốc 8 (từ 40 tuần trở đi): Mẹ bầu nên thực hiện khám thai 2 ngày/lần và nhập viện sinh con khi có các dấu hiệu sắp sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Siêu âm đúng thời điểm giúp khảo sát hình thái và tầm soát dị tật thai nhi. Ảnh MH

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?

Khi đã nắm được các mốc quan trọng cần đi khám hoặc sau lần khám thai đầu tiên các bác sĩ đều hướng dẫn và cho lịch hẹn cho lần khám sau, mẹ bầu cần ghi nhớ để đi khám đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khi đi khám thai, các mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ bầu cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi siêu âm để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi hơn.

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá... Nên mang theo đồ ăn vặt nếu phải chờ đợi lâu hoặc ăn sau khi xét nghiệm xong.

Nếu được chỉ định xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ nhịn ăn theo lời dặn của bác sĩ.

Cần lưu ý: Mẹ bầu cần lưu giữ hồ sơ và kết quả xét nghiệm những lần khám thai trước và mang khi đi khám những lần sau.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/8-moc-kham-thai-quan-trong-me-bau-can-nho-de-sinh-con-an-toan-169221219155222967.htm

Nắm bắt và tuân thủ các mốc khám thai quan trọng giúp mẹ bầu theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn, phát hiện sớm tình huống thai kỳ nguy cơ cao để can thiệp xử lý kịp thời, ngăn ngừa tai biến sản khoa. Có những mốc khám thai nào mẹ cần nhớ? ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Lợi ích của việc khám thai đúng lịch hẹn

Khám thai là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Tuân thủ đầy đủ và đúng lịch khám được bác sĩ chỉ định sẽ giúp mẹ bầu nắm được sự phát triển sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn, cũng như được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng ở từng tam cá nguyệt để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi. (1)

Vào những lần khám thai mẹ bầu sẽ được khám sức khỏe tổng quát và thực hiện các xét nghiệm cần như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm hình thái học… Đây là những kiểm tra cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở sức khỏe sản phụ hoặc thai nhi.

ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa cho biết, ở mỗi tam cá nguyệt sẽ có những xét nghiệm giúp tầm soát, sàng lọc những nguy cơ có thể mắc phải. Vì thế, mẹ bầu cần tuân thủ đầy đủ các mốc thời gian khám thai ở tam cá nguyệt thứ nhất, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba để có kế hoạch quản lý ở từng thời điểm, nhận biết sớm thai kỳ nguy cơ cao, can thiệp điều chỉnh kịp thời và hiệu quả.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024
Tuân thủ các mốc khám thai quan trọng sẽ giúp mẹ nắm rõ sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

9 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nhớ

Hầu hết mẹ bầu đều thắc mắc thời điểm nào trong thai kỳ đi khám thai là chính xác nhất? Bác sĩ Lâm Khoa chia sẻ 9 mốc khám thai mẹ cần ghi nhớ, bao gồm: (2)

1. Khám thai lần đầu khi thai kỳ 5-8 tuần

Lần khám thai đầu tiên vô cùng quan trọng đối với mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên đi khám ở khoảng tuần thứ 5-8 ngay sau khi phát hiện có thai bằng dấu hiệu trễ kinh, que thử thai 2 vạch hoặc các dấu hiệu mang thai sớm.

Khi đi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tham gia một số kiểm tra xét nghiệm sau:

  • Kiểm tra cân nặng, đo chiều cao để tính chỉ số BMI để đánh giá tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Nếu chỉ số BMI quá cao, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.
  • Kiểm tra huyết áp xem mẹ bầu có tăng huyết áp hay không, phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật.
  • Siêu âm xác định vị trí làm tổ của phôi thai, loại trừ tình huống mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm.
  • Xét nghiệm máu kiểm tra sự hiện diện của hormone hCG trong trường hợp siêu âm không thấy rõ túi thai hoặc siêu âm có dấu hiệu bất thường.
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh dựa trên kết quả siêu âm hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
    Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024
    Lần khám thai đầu tiên vô cùng quan trọng, giúp xác định vị trí làm tổ của phôi thai và tim thai

Bác sĩ cũng sẽ hỏi thăm thông tin tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình để dự phòng các nguy cơ trong thai kỳ như tiền sử sảy thai, sinh non, tiền sản giật hay sản giật, bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh Down, nứt đốt sống, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Ngoài ra, tại mốc khám thai này bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bổ sung các nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai; hướng dẫn chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho mẹ và bé; tư vấn lối sống lành mạnh và các điều cần tránh khi mới mang thai.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024

2. Thai kỳ 8-10 tuần

Trường hợp ở lần khám đầu tiên bác sĩ siêu âm chưa thấy phôi thai làm tổ hoặc chưa nghe tim thai, mẹ bầu sẽ được hẹn lịch khám vào lúc 8-10 tuần. Ở lần khám này, mẹ sẽ được kiểm tra toàn diện hơn các vấn đề phôi thai, siêu âm tim thai…

3. Thai kỳ 11-13 tuần 6 ngày

Đây là mốc khám thai quan trọng giúp phát hiện, tầm soát dị tật thai nhi đầu tiên mà bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần thăm khám đúng lịch.

Bác sĩ Lâm Khoa cho biết, chỉ có khoảng thời gian 11-13 tuần 6 ngày mới có kết quả đo độ mờ da gáy có ý nghĩa, nhờ đó phát hiện được những dị tật bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như Down, Edward, Patau, và các bất thường hình thái học khác… Ngoài ra, ở lần khám thai này mẹ bầu có thể được chỉ định làm các xét nghiệm máu để tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể thường gặp.

Nếu là lần khám thai này phát hiện có hình ảnh siêu âm bất thường về cấu trúc của thai nhi hoặc nguy cơ bất thường số lượng nhiễm sắc thể cao bác sĩ sẽ khuyến cáo thực hiện các thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối tuỳ theo từng trường hợp để xác định thai nhi có bất thường số lượng nhiễm sắc thể hay không.

“Đây là một xét nghiệm tầm soát cho độ chính xác cao lên đến 99%. Nguy cơ sảy thai do chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau là rất thấp, dưới 1% nên mẹ không cần lo lắng”, bác sĩ Lâm Khoa cho biết thêm.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024
Cột mốc lúc 11-13 tuần 6 ngày cực kỳ quan trọng để phát hiện sớm các dị tật thai nhi

4. Thai kỳ 16-18 tuần

Ở mốc khám thai lúc thai nhi được 16-18 tuần tuổi, mẹ bầu vẫn được thực hiện các kiểm tra thường quy như cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Nếu ở lần khám thai trước mẹ bầu chưa được làm xét nghiệm máu để tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể thường gặp, tại đợt khám này mẹ sẽ được làm Triple Test – đây là xét nghiệm máu thường được thực hiện khi thai nhi được 16-18 tuần tuổi để sàng lọc các bệnh lý ở thai nhi như ở tam cá nguyệt thứ nhất, tuy nhiên độ nhạy sẽ thấp hơn; hoặc có thể làm NIPT.

Bên cạnh đó, đối với những mẹ bầu khi khai thác thông tin có tiền sử sinh non hoặc thai kỳ có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định thêm bước đo chiều dài kênh cổ tử cung.

5. Thai kỳ 20-24 tuần

Khi thai nhi được khoảng 20-24 tuần tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện siêu âm 4D cùng các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra hình thái thai nhi, phát hiện những bất thường nếu có, chẳng hạn như hở hàm ếch, dị tật sứt môi, dị dạng ở cơ quan và nội tạng… Bác sĩ cũng sẽ đo chiều dài kênh cổ tử cung để tầm soát dấu hiệu sinh non. Khi phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để kiểm tra chính xác hơn.

Ở mốc khám thai này cũng có một việc làm rất quan trọng, đó là mẹ bầu sẽ được tiêm vắc xin ngừa uốn ván mũi đầu tiên.

6. Thai kỳ 24-28 tuần

Tại mốc khám thai lúc 24-28 tuần, mẹ bầu sẽ được thực hiện các kiểm tra lâm sàng như những lần khám thai khác để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm 2D để theo dõi tăng trưởng của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối, vị trí bám của nhau thai.

Một xét nghiệm quan trọng ở thời điểm khám thai này là nghiệm pháp dung nạp glucose để phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thay đổi chế độ ăn, lối sống sinh hoạt và dùng thêm insulin trong những trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, đây là thời điểm mẹ bầu tiếp tục tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (Boostrix) nếu thai được hơn 27 tuần.

Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan B sẽ được làm xét nghiệm máu để quyết định có điều trị viêm gan B nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai hay không.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024
Vào lúc thai nhi được 24-28 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp glucose để tầm soát đái tháo đường thai kỳ

7. Thai kỳ 28-32 tuần

Sau các kiểm tra lâm sàng thường quy, ở cột mốc 28-32 tuần mẹ bầu sẽ được chỉ định làm siêu âm hình thái học quý 3 để phát hiện các bất thường khởi phát muộn ở thai nhi như đầu nhỏ, bất thường hệ thần kinh trung ương, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi… (3)

8. Thai kỳ 32-36 tuần

Mẹ bầu không được bỏ lỡ mốc khám thai lúc 32-36 tuần để kiểm tra ngôi thai và sự phát triển của thai nhi. Ở thời điểm này, mẹ bầu sẽ đi khám thai mỗi 2 tuần 1 lần. Ở những trường hợp đặc biệt có thể làm thêm những xét nghiệm khác tuỳ theo từng trường hợp.

9. Thai kỳ 36-40 tuần

Lúc này, mẹ bầu sẽ được hẹn tái khám mỗi tuần để bác sĩ đánh giá sức khoẻ thai thông qua kết quả siêu âm và đo tim thai, đồng thời đánh giá cổ tử cung, khung chậu của mẹ để tiên lượng khả năng sinh ngả âm đạo.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024
Dịch vụ sinh gia đình tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho phép người thân đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt quá trình sinh nở

Lưu ý rằng, việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ chỉ nên là chỉ định của bác sĩ, không nên xuất phát từ mong muốn của mẹ bầu và gia đình để tránh những nguy hiểm cho cả mẹ và bé. (4)

Bác sĩ Lâm Khoa cũng nhấn mạnh, ngoài 9 mốc khám thai quan trọng kể trên, đối với những mẹ bầu có yếu tố thai kỳ nguy cơ cao hoặc tiền sử mang thai gặp biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định lịch khám thai dày đặc hơn để theo dõi sát sao thai kỳ. Tốt nhất, mẹ bầu nên lựa chọn một bác sĩ đồng hành xuyên suốt để nắm rõ thai kỳ, hướng dẫn chính xác, can thiệp điều chỉnh kịp thời và hiệu quả các tình huống cấp bách để quá trình “vượt cạn” an toàn, mẹ tròn con vuông.

Mẹ bầu nên đi siêu âm khi nào năm 2024
ThS.BSNT.CKI Trần Lâm Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm trong khám, tầm soát và can thiệp các thai kỳ nguy cơ cao, đồng hành cùng mẹ bầu trải qua thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

Trung tâm Sản Phụ khoa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy siêu âm hiện đại như siêu âm 3D, 4D, siêu âm màu Doppler, máy siêu âm thế hệ mới nhất Voluson E10…; liên kết chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa khác trong bệnh viện như Trung tâm Xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh… giúp phát hiện sớm các tình huống thai kỳ nguy cơ cao để can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trung tâm Sản Phụ khoa còn triển khai đa dạng gói thai sản như thai sản trọn gói, thai sản theo yêu cầu, sinh con trọn gói… với đầy đủ các lần thăm khám, siêu âm và xét nghiệm ngay từ những ngày đầu thai kỳ đến khi “vượt cạn”. Mẹ bầu an tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh và an toàn khi luôn có sự đồng hành trực tiếp của chuyên gia Sản Phụ khoa hàng đầu.

Đặc biệt, Trung tâm Sản Phụ khoa còn triển khai phòng sinh gia đình để mẹ bầu có người thân đồng hành trong suốt quá trình sinh nở. Dịch vụ sinh không đau bằng phương pháp gây tê màng cứng bởi chính chuyên gia Gây mê hồi sức đầu ngành giúp mẹ sinh nở nhẹ tênh, không đau đớn, cực kỳ an toàn. Đội ngũ bác sĩ Trung tâm Sơ sinh luôn túc trực, đón và chăm sóc bé tốt nhất ngay từ khi chào đời, đảm bảo bé có nền tảng phát triển toàn diện nhất.

Để đặt hẹn khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ bầu vui lòng liên hệ đến:

Những lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám thai

Bên cạnh việc nắm rõ các mốc đi khám thai, mẹ bầu cũng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để việc thăm khám diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, tránh gây mất nhiều thời gian khiến mẹ bầu mệt mỏi, nhất là những mẹ mang thai “tập đầu”:

  • Nên mặc trang phục thoải mái, tốt nhất mẹ nên chọn đầm suông rộng và dép bệt êm chân để việc thăm khám được thuận tiện hơn.
  • Tránh sử dụng chất kích thích và nên nhịn ăn để tăng độ chính xác của các kết quả xét nghiệm. Mẹ có thể chuẩn bị thêm bánh ngọt hoặc sữa để ăn trong lúc chờ đợi kết quả, tránh để cơ thể bị mất sức và ngất xỉu.
  • Ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần uống nhiều nước và nhịn đi tiểu để hình ảnh siêu âm được rõ nét hơn. Bước sang những tháng tiếp theo, thai nhi phát triển lớn hơn nên mẹ cần tránh uống nước và đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được dặn dò những lưu ý ở lần khám sau.
  • Mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng kín để việc thăm khám an toàn, nhất là ở giai đoạn đầu có thực hiện siêu âm đầu dò.
  • Mẹ nên lưu trữ tất cả hồ sơ thăm khám, các kết quả kiểm tra xét nghiệm ở trong một tập hồ sơ để dễ dàng mang theo ở mỗi mốc khám thai.
  • Mẹ nhớ xin giấy xác nhận thăm khám tại cơ sở y tế để được hưởng các quyền lợi thai sản của bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thai sản.

Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu sẽ nắm được các mốc khám thai quan trọng để không bỏ lỡ các xét nghiệm tầm soát, sàng lọc dị tật thai nhi. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Khi nào thì có thể đi siêu âm thai?

Vì vậy, muốn có được những hình ảnh cụ thể hơn của bào thai thì nên đến những cơ sở sản khoa tiến hành siêu âm thai vào khoảng tuần thứ 6- 10, khi cơ thể bị trễ kinh nguyệt hơn 3 tuần và có một số dấu hiệu nghi ngờ có thai như ốm nghén, nôn, buồn nôn, thử que thử thai chỉ 2 vạch, cơ thể mệt mỏi, tăng cân...

Khi nào thì nên đi siêu âm thai lần đau?

Lần khám thai đầu tiênNgay khi nhận thấy chậm kinh khoảng 2 tuần so với chu kỳ kinh bình thường (đối với người có kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng) và sử dụng que thử thai tại nhà hiện 2 vạch, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để được siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết.

Thử que 2 vạch khi nào nên đi siêu âm?

Trường hợp bạn thử thai và que lên 2 vạch đậm, kết hợp với việc chậm kinh 7-10 ngày và có thể xuất hiện máu báo thai thì hãy đi siêu âm. Lúc này, hợp tử đã làm tổ, quá trình phân bào diễn ra mạnh mẽ, phôi thai nằm trong tử cung nên sẽ cho hình ảnh siêu âm rõ ràng.

Sau khi quan hệ bao lâu thì đi siêu âm?

Để siêu âm biết có thai thì cần phải chờ đợi ít nhất từ 10 – 13 ngày sau khi thụ tinh mới có thể xác định được vì hợp tử sau khi hình thành ở ống dẫn trứng sẽ mất một khoảng thời gian để di chuyển về buồng tử cung làm tổ. Do đó đây là thời gian hợp lí để khám để biết có thai hay không.