Luyện viết chữ đẹp nhà văn hóa thanh niên năm 2024

Thư pháp không chỉ mang ý nghĩa tinh thần trong đời sống nghệ thuật chữ viết, Thư pháp còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như văn bản sự kiện, thiết kế phông chữ và kiểu chữ, thiết kế logo, viết tay, thiết kế đồ họa...

Đến với lớp Thư pháp là tìm đến không gian của bút, mực, giấy nhằm mong tìm sự thư thái, thoát khỏi ồn ào, mệt mỏi, rèn được sự kiên trì, khéo léo từ việc nhẫn nại tập viết từng nét chữ thẳng, thanh, uốn lượn, nét đậm, độ nghiêng...

Để sở hữu nhiều lợi ích từ bộ môn Thư pháp thì đừng ngần ngại đăng ký ngay khoá "THƯ PHÁP" tại Nhà Văn hóa Thanh niên để tìm hiểu một môn nghệ thuật mới, gặp những người bạn cùng sở thích và khám phá con người mới ẩn sâu trong chính bạn nhé

Duration: - Tuần 02 buổi vào ngày cuối tuần hoặc tối các ngày trong tuần <br/>- Khai giảng: tháng 07/2020

Chứng nhận do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cấp. Chứng nhận có giá trị trên toàn quốc và vô thời hạn.

GIỚI THIỆU KHÓA HỌC

“Nét chữ nết người”, câu tục ngữ quá quen thuộc, ngày nay. dù thời đại 4.0 và công nghệ mạng máy tính lên ngôi, nhưng chữ viết vẫn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vốn dĩ, chữ viết là tính cách của mỗi con người.

Luyện chữ không đơn thuần là thường dùng mới luyện, luyện chữ là luyện tính cách, luyện sự nhẫn nại. Một người viết chữ đẹp chắc chắn sẽ được đồng nghiệp, người thân trầm trồ khi nhận ra, một chữ viết ngay ngắn, đẹp đẽ chắc hẳn là ao ước của rất nhiều người.

Trung tâm Đào tạo ngắn hạn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức khóa luyện chữ đẹp như sau:

Luyện viết chữ đẹp nhà văn hóa thanh niên năm 2024

ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI HỌC

Nhân viên văn phòng, sinh viên và những bạn yêu thích.

MỤC TIÊU KHÓA HỌC

Sau khi hoàn thành khóa người học có thể:

  • Ngồi đúng tư thế viết, biết cách cầm bút chuẩn, viết đúng.
  • Tự tin viết chữ đẹp.
  • Có thể tự sáng tạo chữ ký riêng, đẹp, chuẩn.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

  • Hướng dẫn cách cầm bút đúng, điều chỉnh tư thế chính xác
  • Khảo sát chữ viết
  • Nét cơ bản
  • Chữ thường
  • Chữ số
  • Chữ nối
  • Chữ hoa và câu ứng dụng
  • Chữ hoa sáng tạo

ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ HỌC TẬP

Học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, với cơ sở vật chất phù hợp.

LỊCH TRÌNH – THỜI LƯỢNG

  • Lịch học: tuần 02 buổi vào ngày cuối tuần hoặc tối các ngày trong tuần
  • Học trong 12 buổi

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY

Giáo viên có kinh nghiệm dạy luyện chữ tại các Trung tâm ở: Quận Gò vấp, Quận 12, Quận Tân Phú, Quận Tân Bình, Quận 4 và nhà Văn hóa Thanh niên Quận 1.

VĂN BẰNG

Chứng nhận hoàn thành khóa học do Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cấp, có giá trị toàn quốc và vô hạn.

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy những trung tâm luyện chữ bây giờ không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ mà còn có cả những cô cậu sinh viên, nhân viên văn phòng, thậm chí là các giáo viên.

Cứ mỗi tối cuối tuần, lớp luyện chữ của cô Phạm Hoàng Ly (ngụ Q.10, TP.HCM) lại đông kín học viên, đa phần là người trẻ. Họ đến đây ngồi nắn nót từng nét chữ như một đứa trẻ.

Phạm Hoàng Ngân, sinh viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ: “Em mới tham gia lớp học được 3 buổi. Thật sự lúc đầu em rất ngại, nghĩ lớn rồi mà còn đi luyện chữ. Nhưng chữ em không chuẩn nên phải đi luyện để sau này còn đứng lớp dạy các bé”.

Cùng tâm trạng với Ngân, Dương Tú Uyên, nhân viên văn phòng ở TP.HCM, kể: “Chữ của mình xấu kinh khủng. Mỗi ngày công việc của mình phải kiểm tra sổ sách rồi ký, ghi họ tên. Vậy mà có mỗi cái tên mình viết nhiều khi cũng chẳng ai đọc được. Có khi còn bị chọc đến đỏ mặt nên mình quyết định đi làm… học sinh lớp 1 để rèn lại nét chữ”.

Theo cô Ly, hầu hết những học viên đến đây đều mang chung tâm lý là xấu hổ, ngại ngùng vì lớn rồi mà phải đi luyện chữ. “Nhưng thật sự các bạn đó rất có quyết tâm vì thực tế luyện chữ phải kiên trì mới luyện được, nhất là đối với người lớn, vì lúc này tay các bạn đã cứng hơn lúc nhỏ nên sẽ cần nhiều cố gắng hơn”, cô Ly khẳng định.

Luyện viết chữ đẹp nhà văn hóa thanh niên năm 2024

tin liên quan

Mong ước gì về thầy cô? Trong mắt học trò…

Không đao to búa lớn, không mệnh lệnh hành chính, chuẩn giáo viên trong con mắt của học trò rất dung dị nhưng không phải giáo viên nào cũng thực hiện được.

Thú vui từ nét chữ

Ngoài những sinh viên sư phạm đi luyện nét chữ để sau này tự tin đứng trên bục giảng, còn nhiều người trẻ khác tìm đến với các lớp luyện chữ đẹp với nhiều mục đích.

Nguyễn Anh Tú, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đến với lớp luyện chữ với mong muốn viết được những lá thư tay gửi đến bạn gái. Mục đích tưởng chừng như giản đơn nhưng với Tú đấy là cả những đêm tâm huyết ngồi luyện từng nét chữ một.

“Không phải ngẫu nhiên mà mình bỏ ra hàng giờ đồng hồ để đi học rồi về nhà tập luyện từng đêm. Nhớ lại cái lần mình nhận được lá thư tay của bạn gái gửi, nhìn những nét chữ tròn trịa tự nhiên thấy cảm xúc trong người rất khác lạ. Mình thấy trân trọng sự chân thành của bạn gái và muốn gửi cho bạn gái một lá thư cũng “tròn trịa” được như vậy”, Tú tâm sự.

Còn Nguyễn Thị Thúy Kiều (ngụ ở Q.Tân Bình, TP.HCM) đến với lớp luyện chữ đơn giản chỉ vì sở thích. “Nhiều người nghe nhạc thấy vui, người thì lấy niềm vui từ việc đọc sách. Còn mình, niềm vui chính là những nét chữ. Mình dành trọn niềm vui vào những cuốn nhật ký, ở đó là nơi ghi dấu sự tiến bộ lên từng ngày trong nét chữ của mình”, Kiều bộc bạch.

Ngoài cuốn nhật ký, Kiều cùng nhóm bạn có hẳn một trang fanpage “Hội những người yêu thích chữ đẹp”, nơi để các bạn chia sẻ những kiểu chữ đẹp, những bài thơ hay tự các bạn chép tay lại... Không riêng gì nhóm của Kiều, gần đây trên các trang mạng, người trẻ bắt đầu có trào lưu săn tìm những chữ viết đẹp rồi đăng lên và tạo nên một diễn đàn để cùng nhau bàn luận về nét chữ.

“Viết chữ như một thú vui và tụi mình thấy bây giờ chữ đẹp lại càng quý và đáng trân trọng. Chẳng hạn như nếu nhận được một lá thư tay, mình thấy ý nghĩa vô cùng…”, Trần Thị Ngọc Diễm, thành viên của hội yêu thích chữ đẹp chia sẻ.

Ý kiến

Chữ xấu là thiệt thòi

Là một phụ nữ mà lại viết chữ xấu khiến tôi thấy tự ti vô cùng. Hình như chữ của tôi chỉ có một mình tôi là đọc được, nên mỗi lần phải viết gì tôi cũng đi nhờ người khác viết giúp. Đơn giản như ra gửi tiền ở ngân hàng mà chữ xấu quá tôi cũng không muốn viết vì viết ra sợ người ta đọc không được lại cười. Có một thời gian tôi còn giấu hẳn đi chữ viết của mình và không dám sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. Nói chung chữ xấu là thiệt thòi, nên tôi quyết tâm đi luyện lại nét chữ dù bây giờ đã gần 30 tuổi.

Trần Thị Cẩm (Q.10, TP.HCM)

Nét chữ là nết người

Rất nhiều bạn trẻ vì chữ viết xấu mà mất tự tin, thậm chí là giấu hẳn đi chữ viết của mình. Khi viết chữ xấu, ta sẽ mất tự tin và nhiều khi còn bị đánh giá là một con người không cẩn thận, không gọn gàng. Nhìn chung nét chữ là nết người. Dù cho khoa học công nghệ có phát triển thì nó chỉ là phát huy và cải tiến chứ không thể nào thay thế hoàn toàn chữ viết tay.