Công văn dừng khai thác đá phước tường đà nẵng năm 2024

Đầu tháng 8/2022, bà con khu dân cư 11, P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng, đã họp và ra kiến nghị phản đối khi hay tin mỏ đá Phước Tường gần đó được xem xét cho gia hạn hoạt động. Nguyên do, mỏ đã hết hạn hoạt động từ năm 2020.

Trong nhiều năm trước, khi mỏ còn hoạt động, bà con phải hứng chịu ô nhiễm (bụi, tiếng ồn từ máy khai thác, máy nghiền đá, xe tải ra vào chở đá và cả tiếng mìn nổ) do mỏ gây ra. Tình trạng trên còn làm cho nhà cửa bị hư hỏng, người dân bị các bệnh về hô hấp, lao phổi, việc học tập của học sinh bị ảnh hưởng. Không chịu nổi sự ô nhiễm ấy, một số gia đình đã phải dời nhà đi nơi khác.

Thực trạng ấy cũng diễn ra ở rất nhiều nơi có các mỏ khai thác đá tại Đà Nẵng.

Ngoài mỏ Phước Tường vừa nêu, tại khu vực núi Phước Tường còn có các mỏ Hòa Phát, Đà Sơn, Vạn Tường… dù đã hết phép từ năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thổ và phục hồi môi trường theo đề án. Dọc đường Lê Trọng Tấn đi qua hai quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu, rất nhiều mỏ đá lớn nhỏ cũng đã hết hạn hoạt động từ năm 2020, nhưng hiện vẫn chưa thực hiện hoàn thổ. Tại H.Hòa Vang, 17 mỏ khoáng sản đã hết hạn hoạt động từ 2 - 8 năm qua, nhưng đến nay vẫn chây ì chưa chịu hoàn thổ.

Được biết, trong tất cả các dự án đều đưa ra những giải pháp nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường như bụi, tiếng ồn… gây ảnh hưởng đến đời sống người dân trong quá trình khai thác; sau khai thác phải hoàn thổ và khôi phục môi trường.

Thế nhưng không hiểu vì sao nhiều dự án khai thác đá tại TP.Đà Nẵng vẫn cứ gây ô nhiễm trầm trọng khiến dân chúng bức xúc; hết thời gian khai thác từ lâu nhưng vẫn chây ì, không chịu hoàn thổ, để trơ ra những ngọn đồi “trơ xương”, làm cho cảnh quan của thành phố trở nên nham nhở, góp phần làm cho thành phố thêm ô nhiễm và xấu xí?

(TN&MT) - Thời gian gần đây, “nóng” lên vấn đề ô nhiễm môi trường do 7 mỏ khai thác đá ở khu vực núi Phước Tường, thuộc phường Hòa Phát; Hòa An (quận Cẩm Lệ) và phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) hoạt động gây nên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại khu vực vực này.

Công văn dừng khai thác đá phước tường đà nẵng năm 2024
Hoạt động khai thác đá vẫn diễn ra bình thường tại các mỏ khu vực chân núi Phước Tường, phường Hòa An; Hòa Phát (quận Cẩm Lệ) và phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu)

Trước đây, UBND TP Đà Nẵng đã có Thông báo số 59, yêu cầu một số mỏ đá đến ngày 31/12/2015 phải ngừng hoạt động. Nay, đã qua tháng 3-2016, UBND TP Đà Nẵng lại tiếp tục có chủ trương về thời hạn cuối cùng để ngừng hoạt động các mỏ đá là ngày 8-3-2016, tuy nhiên hiện tại các mỏ đá vẫn hoạt động bình thường.

Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi có mặt tại chân núi Phước Tường thuộc địa phận phường Hòa Phát và Hòa An (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), vào đúng sáng ngày 8-3-2016, đi dọc con đường Lê Trọng Tấn nối dài chạy văng dưới chân núi đến khu vực Phước Lý, phường Hòa Minh (Liên Chiểu, Đà Nẵng). Tất cả 7 mỏ đá vẫn hoạt động khai thác bình thường. Hàng đoàn xe tải với trọng tải lớn tấp nập nối đuôi nhau ra vào các mỏ để vận chuyển đá, tiếng máy xúc, máy nghiền đá vẫn rên rĩ không ngừng, khói bụi vẫn bay mờ mịt tại các mỏ, các bãi chế biến đá nằm cách không xa khu dân cư Phước Lý mới quy hoạch.

Công văn dừng khai thác đá phước tường đà nẵng năm 2024
Thực trạng về sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân tại khu vực các mỏ đá là không thể phủ nhận

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, UBND thành phố đã có chủ trương đóng cửa 7 mỏ đá từ cuối năm 2015. Các mỏ đá phải đóng cửa là: Mỏ đá Hòa Phát do Công ty CP đá xây dựng Hòa Phát khai thác; mỏ đá Phước Tường do Xí nghiệp vật liệu giao thông Đà Nẵng khai thác… Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, tất cả mỏ đá vẫn hoạt động bình thường, không hề có biểu hiện sẽ ngừng hoạt động, vẫn tấp nập, hối hả, cường độ hoạt động xem ra còn có phần khẩn trương hơn, khối lượng khai thác lớn hơn.

Một trong những mỏ đá bị dư luận và người dân phản ánh nhiều về tình trạng gây ô nhiễm môi trường thời gian qua đó là mỏ đá Hòa Phát. Ghi nhận của phóng viên báo Tài nguyên và Môi trường tại hiện trường, trên tuyến đường Lê Trọng Tấn nối dài chạy văng dưới chân núi, nằm cạnh khu dân cư Phước Lý, không ngớt các đoàn xe ben mang biển số: 92C-079.73, 43X-40.92, 43C-003.65, 43X-03.07, 43C-048.63,… hối hả nối đuôi nhau đua chuyến, vận chuyển vật liệu đá 1x2, 2x4, 4x6… từ các mỏ đá về cung cấp cho các công trình trên địa bàn thành phố.

Công văn dừng khai thác đá phước tường đà nẵng năm 2024
Đoàn xe ben với kích thước thùng khủng, có xuất xứ từ Trung Quốc, đang nối đuôi đua chuyến trên đường Lê Trọng Tấn nối dài

Mặc dù thành phố đã có lệnh yêu cầu các đơn vị vận tải cắt hạ thùng cho đúng tải trọng quy định, nhưng các đơn vị xe ben vận chuyển vật liệu này, không những không cắt hạ thùng mà còn sử dụng phương tiện xe ben với kích thước thùng “khủng” có xuất xứ từ Trung Quốc, cụ thể như xe có biển số: 75R-001.81, 75C-037.35 (gắn tên Tuyết Liêm), 92C-068.18 (găn tên Đồng Tiến)… Những đoàn xe đi qua, để lại phía sau một đám mịt mù khói bụi, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân, nhất là khu đô thị Phước Lý mới quy hoạch, đang trong quá trình người dân nhận đất làm nhà, ổn định đời sống.

Gặp ông Đặng Hùng, môt người dân mới cất nhà tại khu dân cư Phước Lý hơn một năm cho biết, nói về khói bụi gây ô nhiễm thì mấy anh nhìn đó cũng thấy, những cây xanh trong khu dân cư, cây nào cũng đóng một lớp bụi, nhìn đó là hình dung được trong nhà của người dân chúng tôi. Chỉ tay vào nhà nằm cạnh mỏ đá Hòa Phát ông Hùng nói, như cái nhà đó làm gần được 2 năm rồi nhưng đến nay, tường nhà đã bị nứt là do hôm trước tại mỏ đá Hòa Phát gây nên.

“Vấn đề ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại đây là hầu như do ảnh hưởng từ tất cả các mỏ đá tại núi Phước Tường chứ không riêng gì mỏ nào, vì đa số xe ben vận tải vật liệu từ tất cả các mỏ đều đi qua đường Lê Trọng Tấn nối dài nằm cạnh khu dân Cư nên không tránh khỏi khói bụi và hư hỏng đường xá, nguyện vọng người dân chúng tôi ở đây chỉ mong di dời mỏ đá Hòa Phát đi nơi khác.

Tại sao đã bao lần thành phố đã có chủ trương cho ngưng, nhưng các mỏ đá này vẫn hoạt động bình thường? Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đối với mỏ đá Hòa Phát, ngày 8-1-2016, UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 179/UBND-QLĐTh “Đồng ý cho phép Công ty CP đá xây dựng Hòa Phát lập thủ tục gia hạn giấy phép khai thác mỏ đá Hòa Phát và được phép nổ mìn khai thác đá tại mỏ đá nêu trên với thời gian 20 ngày kể từ ngày được UBND TP cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp”.

Công văn dừng khai thác đá phước tường đà nẵng năm 2024
Xe cơ quan chức năng đi kiểm tra thực địa

Tiếp đó, ngày 27-1-2016, Sở Công thương Đà Nẵng cũng có Công văn số 124/SCT-KTATMT về việc “báo cáo phương án nổ mìn tại mỏ đá Hòa Phát”. Sở Công thương đã tổ chức cuộc họp tại mỏ đá Hòa Phát và kiểm tra thực tế, đồng thời báo cáo UBND TP: Các ngành thống nhất… Công ty CP đá xây dựng Hòa Phát có trách nhiệm làm việc với Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Trung Trung Bộ để lập hồ sơ thiết kế phương án nổ mìn vi sai phi điện, giảm thiểu tối đa chấn động khi nổ mìn, bảo đảm an toàn cho người dân ở khu vực xung quanh, trình Sở Công thương thẩm định, cấp giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…để nổ mìn dịch vụ tại mỏ đá Hòa Phát trong thời gian nổ mìn 20 ngày…”. Như vậy cũng có nghĩa là mỏ đá Hòa Phát vẫn được tiếp tục hoạt động tối thiểu hết năm 2016.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho hay, khi có chủ trương của chính quyền thành phố về việc ngừng hoạt động của một số mỏ đá khu vực núi Phước Tường, các doanh nghiệp khai thác đá đã đưa ra nhiều lý do, nhiều nguyên nhân chủ yếu là vấn đề khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề bảo toàn vốn, trang thiết bị máy móc và trên hết là làm sao hoạt động của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục để doanh nghiệp thu hồi vốn.

Tuy nhiên, một thực trạng về sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân tại khu vực các mỏ đá là không thể phủ nhận. Chúng tôi đề nghị chính quyền và các ngành chức năng cần xem xét, đánh giá kỹ thực trạng để sớm có kế hoạch di dời, sắp xếp các mỏ đá hoạt động làm sao đảm bảo môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn về giao thông và an sinh xã hội, hợp lòng dân, tránh tổn thất cho doanh nghiệp.