Less than container Load là gì

     Đối với ngành xuất nhập khẩu hàng hóa, các thuật ngữ như LCL, LCL Shipment, Consolidation, Consolidator, Hud Destination,..là những thuật ngữ cơ bản và sử dụng thường xuyên trong ngành. Tuy nhiên đối với một số bạn mới tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu hàng hóa có lẽ sẽ cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ khi nhắc tới những vấn đề xoay quanh LCL hoặc các bạn có thể hoàn toàn nghe tới hàng LCL, nhưng lại không thể hiểu hết về chúng. Vì vậy hôm nay Hanexim sẽ giúp cho các bạn giải đáp một số những thắc mắc xoay quanh LCL trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa mà bạn không thể bỏ qua trong bài viết này

1. Hàng LCL là gì?

- LCL (viết tắt của Less Than Container Load) nghĩa là không đủ container. Cụm LCL đưuọc sử dụng để nói về cách thức vận chuyển khi hàng hóa của chủ hàng không đủ để đóng đầy một container, cần phải ghép chung với hàng hóa của chủ hàng khác.

- Việc kết hợp hay gom nhiều lô hàng của các chủ hàng khác nhau lại như vậy gọi là Consolidation. Người đứng ra thực hiện gom hàng được gọi là Consolidator.

- Hàng LCL (hàng lẻ, hay hàng consol) khác với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

Less than container Load là gì

Ví dụ về hàng LCL:

Để hiểu rõ hơn “hàng LCL là gì”, cùng xem xét ví dụ sau. Công ty TNHH Việt Hưng có nhu cầu vận chuyển 10 tấn gạo từ Hải Phòng đi Hàn Quốc. Lô hàng này không đủ để xếp đầy 1 container 20’ (trọng tải tối đa là 25 tấn) cần ghép với một số lô khác của người gửi hàng (shipper) khác để tối ưu chỗ và tiết kiệm chi phí.

Tất nhiên trừ khi công ty May Việt Tiến sẵn sàng trả cước cho cả container 20’ chỉ để gửi 2/5 lượng hàng cho phép, nếu không chắc chắn họ sẽ chấp nhận ghép chung với những lô hàng khác để có giá cước hợp lý.

Và 10 tấn gạo nêu trên được gọi là hàng lẻ, hay hàng LCL.

2. Trách nhiệm của người gửi hàng LCL (Shipper)

- Đóng hàng và chở đến kho CFS (điểm tập kết cho hàng hóa LCL) của Consolidator

- Tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng của mình được thông quan, ngoài ra cần chú ý các thủ tục khác như hun trùng, đánh dấu shipping mark.

- Cung cấp các thông tin cần thiết, chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn (Bill of Lading)

- Xác nhận draft bill và nhận vận đơn.

3. Trách nhiệm của người gom hàng LCL (Consolidator)

- Consolidator, như có đề cập ở trên, là công ty dịch vụ, sẽ đứng ra gom nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) rồi tập kết tại kho CFS. Sau đó tiền hành sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, rồi thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích.

- Trong thực tế, những lô hàng LCL có thể đến cùng một cảng đích hoặc không. Đôi khi, các lô LCL chỉ được vận chuyển chung trong một container container trên một chặng đường, sau đó lại được dỡ ra tại các cảng chuyển tải (transit port) và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp.

4. Đi Direct hay Via?

- Khi nhân viên sales của công ty giao nhân vận tải nói “đi Direct” hay chính là đi thẳng, trực tiếp, chẳng hạn từ Hải Phòng đi Busan, nghĩa là lô hàng của bạn sẽ được chở thẳng từ Hải Phòng đến Busan mà không phải chuyển sang container khác tại cảng chuyển tải.

- Còn khi nói “đi Via” hay chuyển tiếp thì có nghĩa là hàng của bạn sẽ không đi thẳng từ cảng xếp hàng tới cảng đích (Hud Destination) mà sẽ được dỡ ra tại một cảng trung chuyển để sang container khác. Chẳng hạn lô hàng của bạn từ Hải Phòng đi Busan, nhưng sẽ dừng tại cảng Hồng Kông để dỡ ra và đóng vào một container khác trước khi đi tiếp đến cảng đích ở Busan. Hình thức đi Via thường xảy ra trong một số trường hợp như:

+ Consolidator thực tế không cung cấp toàn bộ dịch vụ từ cảng xếp hàng tới cảng đích, mà chỉ tới một cảng chuyển tải (ví dụ Hồng Kông), sau đó thuê dịch vụ của một bên khác (coload-out) từ cảng chuyển tải tới cảng đích.

+ Hàng chuyển từ container 20’ sang 40’ trước khi đi tuyến đường dài tới cảng đích. Mục đích là để tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn, Consolidator gom hàng LCL hàng tuần từ Hải Phòng đi Busan, với những tuần không đủ đóng container 40’ trực tiếp, hàng sẽ được đóng container 20’ đi Hong Kong. Tại cảng này, hàng sẽ được đóng chung vào container 40’ với những lô khác (từ những nơi khác) để đi tới các cảng đích như Busan, Vancouver, Montreal, Toronto…

Less than container Load là gì

Với cả 2 trường hợp đi Via như trên, người gửi hàng sẽ không cần phải làm thêm bất cứ thủ tục nào cho hàng hóa mà vẫn đảm bảo hàng tới cảng đích. Tuy nhiên thời gian vận chuyển hàng háo sẽ bị kéo dài do phải thực hiện các thủ tục khi chuyển tải, cộng với việc đóng rút hàng hóa nhiều lần khi sang container sẽ có thể gây ra rủi ro cho hàng hóa. Vì vậy đôi khi các chủ hàng sẽ lựa chọn thuê riêng một container khi mặt hàng của họ rất có giá trị, để đảm bảo vận chuyển an toàn, nhanh chóng.

Hi vọng với những gì mà Hanexim chia sẻ tới các bạn trong bài viết đã giúp cho các bạn có hiểu rõ hơn về hàng LCL và cách thức vận chuyển của loại hàng này.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM —————————————————————————- CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB) Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics Mobile: 0906246584 / 0986538963 Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Khi bạn làm nghề xuất nhập khẩu-logistics, một số thuật ngữ như FCL là gì, LCL là gì, hàng consol là gì,... bạn sẽ thường xuyên gặp phải, đặc biệt là nghề giao nhận, logistics.

Khác với hàng nguyên container FCL, hàng LCL được hiểu hàng lẻ, thường các doanh nghiệp có lô hàng nhỏ, không vừa một cont sẽ liên hệ với đơn vị gom hàng (thường là Fowarder) để gom đủ một container vận chuyển.

>>>>> Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng FCL

Một số lưu ý về hàng LCL là gì? Phân biệt hàng LCL và hàng FCL, cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tham khảo bài viết dưới đây:

1.LCL là gì?

LCL được viết tắt từ Less than Container Load được hiểu là hàng hóa không xếp đủ một container, mô tả việc trong quá trình đóng hàng vận chuyển quốc tế, chủ hàng không đủ lượng hàng để đóng đủ vào nguyên container, mà cần ghép hàng với các chủ hàng khác.

Khi thực hiện gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau gọi là consolidation, hàng hóa được gom gọi là hàng consol, người đứng ra thực hiện gom hàng gọi là consolidator.

Dễ dàng nhận thấy hàng LCL và hàng FCL khác nhau từ khối lượng, kích thước hàng (từ một chủ hàng), điều kiện vận chuyển, chi phí,...

2.Trách nhiệm của các bên đối với hàng LCL

Trách nhiệm người gửi hàng LCL:

– Đóng hàng rồi mang hàng đến kho CFS (Container Freight Station) của consolidator đồng thời làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;

– Cung cấp thông tin chi tiết trên B/L cho người gom hàng để làm vận đơn;

– Kiểm tra, xác nhận bill nháp và nhận vận đơn.

Trách nhiệm người gom hàng LCL:

– Người gom hàng chịu trách nhiệm trực tiếp làm việc với khách hàng suốt quá trình vận chuyển hàng hóa;

– Cung cấp vận đơn cho khách hàng và kê khai manifest lên hệ thống;

– Thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giao nhận hàng hóa.

Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng LCL:

- Vận chuyển hàng và mang hàng an toàn đến điểm đích.

– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo;

– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích;

– Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).

Trách nhiệm người nhận hàng LCL:

– Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của consolidator, sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh.

- Làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

– Vận chuyển hàng về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.

– Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí handling charges (nếu người gom hàng thanh toán thì chi trả cho người gom hàng).

Less than container Load là gì

3.Phân biệt hàng LCL và hàng FCL

Hàng FCL và LCL cũng có nhiều điểm khác nhau như sau:

 

FCL

LCL

Tên viết tắt

Full Container Load:  Hàng nguyên cont

Less than Container Load: Một phần của cont hay hàng đóng ghép

Chi phí

Chi phí tối ưu

Về tổng chi phí, đặt một container FCL sẽ đắt hơn do khối lượng tuyệt đối.Tuy nhiên, nếu xem xét chi phí theo thứ nguyên, thì đặt vé FCL thường rẻ hơn so với LCL. 

Cùng một lượng hàng hóa, chi phí phân nhỏ lô hàng, mỗi lô hàng sẽ có chi phí khác nhau, khi gom lại, chi phí hàng lẻ sẽ lớn hơn.

Đối với hàng hóa nhỏ, rõ ràng LCL là lựa chọn hợp lý duy nhất.

Kích thước hàng

Ngoài việc 1 chủ hàng có nhiều thùng hàng đủ chứa 1 cont, thì thường loại hàng hóa phù hợp với FCL là cồng kềnh và nặng

Hàng LCL thường nhỏ và dễ di chuyển hơn

Tỷ giá

Tỷ giá FCL được biết là dễ biến động

Tỷ giá LCL ổn định hơn

Điều kiện vận chuyển

Để vận chuyển hàng FCL, người gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một nguyên container. 

Đối với một lô hàng LCL, không cần thiết phải đặt một container; chỉ một phần của nó cần phải được đặt trước.

Chủ hàng

Thuộc 1 chủ hàng

Thuộc nhiều chủ hàng khác nhau

Thời gian giao hàng

Nhanh hơn vì chỉ giao một chủ hàng. Toàn bộ container đã được đặt trước, không cần phải phân loại và đóng gói container tại các cảng giao hàng riêng biệt. Khả năng xảy ra chậm trễ tại cảng và do cơ quan hải quan quản lý cũng thấp hơn. 

Chậm hơn vì phải giao nhiều chủ hàng. Ngoài ra, cần thêm thời gian để phân loại hàng hóa, tổng hợp chứng từ và xử lý. Thời gian cần thiết trong việc xếp và dỡ hàng cũng có thể cao hơn trong trường hợp gửi hàng LCL.

Hy vọng thông tin về LCL là gì? Phân biệt hàng LCL và hàng FCL sẽ hữu ích với bạn. Tất nhiên bạn cần hiểu rõ nghiệp vụ, quy trình, bộ chứng từ để làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, logistics để thực hiện tốt hơn nghiệp vụ xuất nhập khẩu này.

Nếu bạn cần trang bị thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học xuất nhập khẩu dành cho người mới bắt đầu tại trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh.

Chúc bạn thành công!