Làng gốm Bát Tràng đầu tiên có tên là gì

Tin tức | 13/09/2021 | 207 lượt xem

Đối với những ai yêu thích các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng thì lịch sử nguồn gốc và phát triển của làng gốm Bát Tràng là điều không thể bỏ qua. Hãy cùng gốm sứ Tam Hợp điểm sơ qua về lịch sử nguồn gốc cũng như quá trình phát triển của gốm sứ làng Bát Tràng nhé!

Làng gốm Bát Tràng đầu tiên có tên là gì

Lịch sử làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng ở đâu và có từ khi nào?

Làng gốm Bát Tràng là một ngôi làng nhỏ thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm-Hà Nội, theo các tài liệu ghi chép được thì làng gốm Bát Tràng bắt đầu hình thành vào khoảng giai đoạn thế kì XIV-XV, tức là làng gốm đến nay đã trải qua khoảng 600 năm tuổi.

Theo huyền thoại lưu truyền của làng, nguồn gốc của nghề gốm như sau:  

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh tên là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú được triều đình cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, trên đường về có đi qua Thiều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) thì gặp bão và phải nghỉ lại. Cũng tại đây có lò gốm nổi tiếng. Ba ông đến thăm và tiếp thu được một số kỹ thuật đem về. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho làng Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến thì truyền cho Thổ Hà (Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Còn Lưu Phương Tú lại truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm.

Theo một số tin thì nguồn gốc tổ tiên làng Bát Tràng là từ làng Bồ Bát di cư sang (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát), do vào khoảng cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, nơi đây có loại đất sét trắng phù hợp với nghề làm gốm. Đến năm 1010, cùng với sự rời đô của vua Lý Thái Tổ, nhiều người dân nơi khác cũng tới đây lập nghiệp, trong đó có 2 làng Bồ Bát, cứ như vậy, ngôi làng gốm sứ cứ thế phát triển dần và trở thành nơi cung ứng đồ gốm cốt lõi thời nhà Minh. 

Làng gốm Bát Tràng đầu tiên có tên là gì

Nguồn gốc làng gốm cổ Bát Tràng

Các giai đoạn phát triển của làng gốm sứ Bát Tràng

1. Thế kỉ 15-16

Đây là giai đoạn do nhà Mạc trị vì, với đường lối cở mở giao thương, phát triển kinh tế mà từ đó các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cũng được đà phát triển. Các sản phẩm thời kì này đã có tên người đặt hàng và chế tạo, năm chế tạo...như một dấu mốc chủ quyền các sản phẩm gốm sứ nơi đây.

2. Thế kỉ 16-17

Là giai đoạn phát triển thịnh vượng của gốm sứ Bát Tràng ở khu vực Đông Nam Á, do chính sách bế quan tỏa cảng của Trung Quốc sau khi nhà lên nắm quyền. Gốm sứ Việt Nam, lúc này phổ biến nhất là Bát Tràng và Chu Đậu có cơ hội lớn mở rộng thị trường. Gốm sứ Bát Tràng có lợi thế hơn một chút do nằm ngay bên mạn sông Hồng, là điều kiện thuận lợi để các tàu buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước phương Tây mang gốm sứ Việt Nam trải rộng trên thế giới.

3. Cuối thế kì 17-đầu thế kỉ 18

Đài Loan được giải phóng và Trung Quốc phải bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Các sản phẩm gốm sứ chất lượng cao từ Trung Quốc và cả Nhật Bản phát triển mạnh làm cho gốm sứ Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Đây là thời kì khó khăn của gốm sứ Việt Nam cũng như gốm sứ Bát Tràng.

4. Thế kỉ 18-19

Các nước phương Tây đang đi vào cuộc cách mạng công nghiệp, ở Việt Nam là hai nhà Trịnh Nguyễn đang phân chia. Chính những sự biến đổi trong và ngoài nước làm cho tình hình mậu dịch đối ngoại của Việt Nam bị ảnh hưởng và ngành xuất khẩu đồ gốm cũng vậy. Gốm Bát Tràng và các sản phẩm gốm khác phải duy trì dựa vào thị trường tiêu thụ trong nước.

5. Từ thế kỉ 19 đến nay

Khoảng nửa cuối thế kỉ 20, nền kinh tế Việt Nam chuyển dần sang kinh tế thị trường, làng gốm Bát Tràng từ mô hình hợp tác xã thành các công ty nhỏ lẻ quy mô gia đình, rồi ngày càng phát triển với quy mô lớn và đa dạng hóa sản phẩm cho đến như ngày nay. 

Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử phát triển, gốm sứ Bát Tràng ngày nay được ưa chuộng hơn bao giờ hết, minh chứng cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng xuất hiện ở khắp mọi nơi không chỉ ở gia đình người dân Việt Nam mà còn cả trên toàn thế giới!

Xem thêm: Bán gốm sứ Bát Tràng tại Hải Phòng


Page 2

Tin tức | 25/09/2021 | 236 lượt xem

Sản phẩm bằng gốm sứ là vật dụng có lẽ trong gia đình nào cũng có, từ bộ đồ ăn bằng gốm sứ ăn trong gia đình, bộ ấm chén hay đồ thờ cúng tổ tiên, cho đến những sản phẩm gốm sứ nghệ thuật như lọ hoa, tượng gốm,v.v....Tuy vậy, bạn có bao giờ thắc mắc quy trình để tạo ra một sản phẩm gốm sứ gồm những bước nào không? Hãy cùng gốm sứ Tam Hợp đi tìm hiểu nhé!

Làng gốm Bát Tràng đầu tiên có tên là gì

Quy trình cơ bản tạo ra một sản phẩm gốm sứ

Một quy trình cơ bản tạo ra một sản phẩm sẽ có 5 bước quan trọng bao gồm: Làm đất, tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn, tràng men và nung. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, có rất  nhiều sản phẩm gốm có chất lượng và độ nổi tiếng khác nhau, đó chính là do sự khác biệt trong từng bước của quy trình chung từ chất liệu đến nghệ nhân làm gốm, đặc biệt là các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, sự tinh tế của người Bát Tràng cũng như các nguyên liệu làm gốm một cách tỉ mỉ đã tạo ra những sản phẩm tuyệt vời tới tay người tiêu dùng. Vậy chúng ta hãy đi tìm hiểu cụ thể xem từng công đoạn này nhé!

Quy trình chung tạo ra sản phẩm gốm sứ chất lượng 

1. Khâu làm đất (thấu đất)

Là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đến chất lượng của sản phẩm gốm vì nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm gốm. 

Đất sét được lấy về phải là loại đất sét pha trắng càng tốt, phải có độ mịn và chắc thích hợp. Đất sét sau khi được lấy về phải tưới thêm nước cho no(mềm), sau đó dùng mai thái thành các lát mòng, sau đó lại nhào đi nhào lại bằng chân. Bước này được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm mục đích loại bỏ tạp chất, đồng thời làm tăng độ mịn và chắc cho khối đất. Đây được gọi là công đoạn luyện đất hay thấu đất.

2. Tạo hình sản phẩm 

Có 3 cách tạo hình chính là: tạo hình bằng tay, tạo hình bằng bàn xoay, tạo hình bằng khuôn và tạo hình kết hợp

-Tạo hinh bằng khuôn: là phương pháp đơn giản nhất và nhanh nhất, đó là chỉ cần đổ nguyên liệu vào khuôn có sẵn để tạo hình cho sản phẩm. Phương pháp này áp dụng cho sản xuất các sản phẩm có số lượng lớn như bát, đĩa, chén,...

-Tạo hình bằng bàn xoay: đất sau khi được luyện kĩ, có độ mịn và dẻo nhất định sẽ được nặn thành các dải lớn dài chừng 40-50cm và độ rộng khoàng bằng cổ tay tùy theo mục đích sản phẩm, rồi ngắn thành những khối ngắn hơn để phù hợp với sản phẩm. Sau đó, người làm gốm sẽ dùng tay khoét một chỗ trũng ở giữa khối đất, rồi dùng tay vuốt cũng như tạo hình trên bàn xoay. Tốc độ quay của bàn xoay, mẫu hình, độ dày mỏng là do người làm gốm quyết định. Kĩ thuật này yêu cầu sự tỉ mỉ của người làm gốm sao cho sản phẩm không bị méo mó, không cân xứng.

-Tạo hình bằng tay: đây là kĩ thuật tạo hình khó nhất cũng như đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu nhất, cần phải những người làm gốm có kinh nghiệm, sự khéo léo mới có thể làm được. Như tên gọi của nó, tạo hình bằng tay sẽ phải sử dụng đôi tay để tạo ra những hình thù, hoa văn nghệ thuật trên sản phẩm. 

Cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp tạo hình trong từng công đoạn tạo hình khác nhau

3. Trang trí hoa văn 

-Vẽ hoa văn: có 2 loại vẽ trên men và dưới men. Vẽ trên men là cách vẽ trực tiếp trên nền mộc, còn vẽ dưới men là sau khi tráng men rồi mới vẽ lên. Cả 2 cách vẽ đều đòi hỏi người nghệ nhân có kĩ thuật cao, có năng khiếu nghệ thuật để tạo ra những hình hoa văn bắt mắt, tinh xảo 

Gần đây, có kiểu vẽ trên nền đất nung sẵn sơ qua, rồi in hình trên giấy đề can. Tuy nhiên, kiểu vẽ này không giữ được tính truyền thống nghệ thuật của gốm Bát Tràng nên loại hình này không được coi là di sản nghệ thuật trong làng gốm Việt Nam.

-Cắt gọt và khắc hoa văn sản phẩm: để tăng tính hoàn mĩ cho sản phẩm, cần có công đoạn cắt gọn những chỗ thừa và cạnh sắc nhọn, sau đó là khắc hình hoặc in hình bằng khuôn có sẵn lên sản phẩm. Cùng với vẽ, khắc hoa văn cũng làm cho sản phẩm có tính thẩm mĩ và nghệ thuật cao hơn rất nhiều!

4. Tráng men

Sản phẩm mộc hoặc nung sơ sẽ đến bước tráng men. Tráng men cũng có nhiều kĩ thuật như phun men, dội men, đúc men...tùy theo kĩ thuật người làm, cơ sở thiết bị và đối tượng sản phẩm mà lựa chọn cách tráng men phù hợp. Sự khác biệt của các sản phẩm ở các làng gốm khác nhau cũng dựa vào lớp men rất nhiều.

Sau khi tráng men sẽ có thêm bước sửa men để hoàn thiện lại các sản phẩm còn tráng thiếu, tráng lỗi, không đều,..

5. Nung sản phẩm

Bước quan trọng quyết định sự thành bại của một mẻ gốm. Các loại lò hay được sử dụng là lò cóc, lò bầu và lò hộp gần đây

Tùy theo mục đích sản phẩm là gì mà nung ở các nhiệt độ khác nhau.  Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900 độ C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200 độ C, gốm sành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250-1280 độ C và đồ sứ từ 1280 – 1350 độ C.

Gốm sứ Tam Hợp tự hào cung cấp các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng, với nguyên liệu chuẩn làm gốm cũng như những nghệ nhân làm gốm khéo léo, tạo nên những sản phẩm gốm sứ tốt nhất tới tay khách hàng.

CÔNG TY TNHH GỐM SỨ TAM HỢP

Địa chỉ: Thôn 6,Do Nha,Tân Tiến,An Dương,Hải Phòng

Hotline: 0989324691 / 0934301869

Website: www.gomsutamhop.com

Xem thêm: Bán sản phẩm gốm sứ Bát Tràng tại Hải Phòng


Page 3

Tin tức | 13/09/2021 | 136 lượt xem

Bạn đang có ý định đến Bát Tràng tham quan du lịch nhưng chưa biết phải đi như thế nào, ăn chơi gì ở đó? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, gomsutamhop.com sẽ hướng dẫn bạn chi tiết kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng từ A – Z trong vòng 1 ngày nhé.

Làng gốm Bát Tràng đầu tiên có tên là gì

Làng gốm Bát Tràng

Địa chỉ của làng gốm Bát Tràng

Cách trung tâm của thành phố Hà Nội 14km, làng gốm Bát Tràng tọa lạc ở ven sông Hồng, thuộc khu vực của huyện Gia Lâm. Bát Tràng là làng gốm nổi tiếng và có lịch sử lâu đời nhất của Việt Nam. Hàng năm, Bát Tràng đón hàng ngàn du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan thưởng thức nét văn hóa lâu đời.

Ghé thăm nơi đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến quá trình làm ra các sản phẩm gốm của các nghệ nhân. Ngoài ra, bạn có thể chính tay tạo ra những tác phẩm của chính mình, dưới sự hướng dẫn của những người thợ chuyên nghiệp.

Làng gốm Bát Tràng đầu tiên có tên là gì

Bản đồ đến làng gốm Bát Tràng

Ngày nay việc đi đến làng gốm Bát Tràng đã thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khi đi sâu vào làng gốm sẽ có nhiều ngõ ngách nhỏ nên bạn cần đi cẩn thận nhé.

Phương tiện đi đến làng gốm Bát Tràng

Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến làng gốm sứ Bát Tràng bằng nhiều phương tiện khác nhau: xe máy, ô tô, xe bus, thuyền đều được.

Chơi ở đâu khi đến làng gốm Bát Tràng?

  • Làng cổ Bát Tràng
  • Đình làng Bát Tràng
  • Nhà cổ Vạn Vân
  • Nặn gốm
  • Tham quan chợ gốm
  • Thưởng thức cà phê

Đến làng gốm Bát Tràng thì ăn gì?

Dạo chơi mệt rồi, chắc hẳn là bạn đang cảm thấy đói bụng rồi. Làng gốm Bát Tràng có món ăn nào đặc sắc nhỉ?

Các quán ăn nơi đây thường rất dân dã, có những món ăn đặc sản như bánh sắn, chè hoa sói, mực xào su, bánh tẻ, ổi Đông Dư..

Nổi tiếng nhất ở nơi đây mà ai ghé thăm cũng muốn thử, đó là canh măng mực. Nước dùng ngọt lịm, măng tươi giòn thơm ngon. Món ăn này thường được sử dụng trong các dịp truyền thống, giỗ tết, cưới xin của người dân nơi đây.

Kinh nghiệm mua đồ lưu niệm

+ Mặc cả theo phán đoán nhé, hãy đi từ 2/3 giá đi lên sao cho phù hợp với mong muốn của cả người mua và người bán.

+ Vì đồ làm bằng gốm sứ dễ bị vỡ, nên khi di chuyển bạn hãy thật cẩn thận nhé, để tránh phải đền bù đáng tiếc.

+ Xem thật kỹ xem sản phẩm có bị lỗi hay không.

+ Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng là giá càng rẻ khi càng đi vào sâu chợ.

Đến Bát Tràng để trải nghiệm văn hóa lịch sử lâu đời của ông cha ta. Với kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng từ A – Z này, chắc chắn bạn đã tự tin xách ba lô lên và đến Bát Tràng ngay đúng không? Chúc bạn có được chuyến đi vui vẻ nhé!

Xem thêm: Bán gốm sứ Bát Tràng tại Hải Phòng