Lãi ngân hàng hàng tháng có xuất hóa đơn không năm 2024

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn như sau:

Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...

Theo đó, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
...

Căn cứ các quy định trên, trường hợp cung cấp dịch vụ cho vay và phát sinh tiền lãi phải thu từ hoạt động cho vay thì thời điểm lập hóa đơn lãi vay là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Lãi ngân hàng hàng tháng có xuất hóa đơn không năm 2024

Hóa đơn lãi vay được lập vào thời điểm thu tiền hay hoàn thành dịch vụ? (Hình từ Internet)

Ngân hàng có phải xuất hóa đơn Hóa đơn lãi vay lãi vay của khách hàng không?

Theo Công văn 39989/CT-TTHT năm 2018 hướng dẫn về vướng mắc về thuế giá trị gia tăng, hóa đơn đối với các hoạt động của ngân hàng như sau:

Về bản chất khoản tiền mà Ngân hàng nhận được từ Công ty Vịnh Thiên Đường theo hợp đồng hợp tác là khoản lãi tiền vay của hợp đồng vay vốn ký giữa Ngân hàng với khách hàng vay vốn. Như vậy đây là hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng và khoản lãi tiền vay này được xác định là doanh thu từ hoạt động cho khách hàng vay của Ngân hàng. Khi nhận tiền Ngân hàng phải xuất hóa đơn cho khách hàng vay vốn.

Đồng thời tại Công văn 1332/TCT-DNL năm 2014 về chứng từ thu lãi tiền vay Ngân hàng có hướng dẫn như sau:

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã sử dụng chứng từ thu lãi tiền vay được in ra từ hệ thống và trên chứng từ thể hiện được thông tin giao dịch và đảm bảo tính duy nhất trên toàn hệ thống thì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được sử dụng chứng từ này để hạch toán, trả cho khách hàng.
[...]

Theo đó, đối với khoản tiền lãi vay ngân hàng có thể không xuất hóa đơn giá trị gia tăng mà thay thế bằng chứng từ thu lãi tiền vay. Chứng từ thu tiền hợp pháp sẽ vẫn được xem là hóa đơn.

Như vậy, đối với khoản lãi vay ngân hàng mà khách hàng trả là doanh thu từ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng sẽ phải xuất hóa đơn.

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế có phải hóa đơn điện tử không?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế như sau:

- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

- Không bắt buộc có chữ ký số;

- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

Trả lời văn thư số 010119/CV-HLP ngày 08/01/2019 của Công ty về thời điểm xuất hóa đơn đối với tiền lãi cho vay, Cục Thuế TP.HCM có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

+ Tại Khoản 2 Điều 16 hướng dẫn như sau:

“2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

  1. Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

…ˮ

Trường hợp Công ty trình bày có ký hợp đồng cho vay tiền và hàng tháng có phát sinh tiền lãi phải thu từ hoạt động cho vay thì Công ty phải lập hóa đơn theo quy định không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./