Kiểu dữ liệu cơ sở là gì

KHÁI NIỆM VỀ KIỂU DỮ LIỆU

Chức năng của máy điện toán là xử lý các thông tin. Các thông tin được nhập và lưu trữ trong bộ nhớ của máy dưới các dạng khác nhau: có thể là số, là chữ, có thể là hình ảnh, âm thanh,.v.v. mà thuật ngữ tin học gọi chung là dữ liệu. » Xem thêm Tính đa dạng của dữ liệu đòi hỏi phải tổ chức và phân phối bộ nhớ thích hợp để lưu trữ và xử lý tốt các dữ liệu. Ngôn ngữ thảo chương chia các dữ liệu thành từng nhóm riêng trên đó xây dựng một số phép... » Thu gọn Chủ đề:

  • Tin học căn bản
  • giáo trình tin học
  • hướng dẫn học tin học
  • bài tập tin học
  • tài liệu tin học       Download Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. KHÁI NIỆM VỀ KIỂU DỮ LIỆU 6.1.1 Khái niệm : Chức năng của máy điện toán là xử lý các thông tin. Các thông tin được nhập và lưu trữ trong bộ nhớ của máy dưới các dạng khác nhau: có thể là số, là chữ, có thể là hình ảnh, âm thanh,.v.v. mà thuật ngữ tin học gọi chung là dữ liệu. Tính đa dạng của dữ liệu đòi hỏi phải tổ chức và phân phối bộ nhớ thích hợp để lưu trữ và xử lý tốt các dữ liệu. Ngôn ngữ thảo chương chia các dữ liệu thành từng nhóm riêng trên đó xây dựng một số phép toán tạo nên các kiểu dữ liệu khác nhau, mỗi kiểu dữ liệu là một tập hợp các gía trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận. Khi một biến được khai báo thuộc kiểu dữ liệu nào thì máy sẽ dành cho biến đó một dung lượng thích hợp trong bộ nhớ để có thể lưu trữ các gía trị thuộc kiểu dữ liệu đó. 6.1.2 Phân loại kiểu dữ liệu : Các kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ Pascal được chia ra thành hai loại chính: loại đơn giản và loại có cấu trúc. Mỗi kiểu dữ liệu đơn giản là một tập các giá trị cơ sở có thứ tự. Ví dụ kiểu Integer gồm các số nguyên nằm trong phạm vi từ -32768 đến 32767 và
  2. có thứ tự tự nhiên : -32768< ... < -1 < 0 < 1 < ... < 32767 , kiểu lô gic chỉ có hai gía trị False, True với quy ước False < True. Các kiểu dữ liệu có cấu trúc được xây dựng từ các kiểu dữ liệu đơn giản. Mỗi kiểu dữ liệu có cấu trúc là một tập các phần tử thuộc kiểu dữ liệu đơn giản được tổ chức lại theo một quy tắc nhất định . Các kiểu dữ liệu đơn giản gồm có: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu lô gic, kiểu ký tự, kiểu liệt kê và kiểu đoạn con. Các kiểu dữ liệu có cấu trúc gồm có :kiểu mảng, kiểu bản ghi, kiểu tập hợp và kiểu tập tin . Riêng chuỗi ký tự (STRING) là một kiểu dữ liệu đặc biệt, vừa có tính đơn giản lại vừa có tính cấu trúc. Mỗi chuỗi có thể xem là một gía trị, nhưng cũng có thể xem là một mảng các gía trị kiểu ký tự. Vì vậy, việc sử dụng chuỗi cũng có hai mức khác nhau: mức đơn giản và mức có cấu trúc. Các kiểu dữ liệu đơn giản còn được phân thành hai loại: đếm được (Ordinal type) và không đếm được. Kiểu thực thuộc loại không đếm được, các gía trị của nó dày đặc. Tất cả các kiểu dữ liệu đơn giản còn lại : nguyên, ký tự, lô gic, liệt kê và đoạn con đều thuộc loại đếm được (còn gọi là rời rạc).
  3. Dưới đây sẽ lần lượt trình bày kỹ về 4 kiểu dữ liệu đơn giản chuẩn và thông dụng: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic, kiểu ký tự . Kiểu chuỗi được giới thiệu để có thể sử dụng ngay ở mức đơn giản.

Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Hữu Cương

Trong lập trình C/C++ (hoặc các ngôn ngữ khác), kiểu dữ liệu chính là phần xác định các giá trị mà một biến có thể nhận hay giá trị mà một hàm có thể trả về.

Kiểu dữ liệu của một biến, xác định kích thước (số byte) của biến đó.

Kiểu dữ liệu cơ sở là gì

Có 4 kiểu dữ liệu trong lập trình C/C++ là: Kiểu dữ liệu cơ bản, kiểu dữ liệu enum, kiểu void và kiểu dữ liệu nâng cao.

Kiểu dữ liệu cơ bản

Kiểu dữ liệu cơ bản là kiểu dữ liệu số học, có thể là số nguyên (integer) hoặc số thực (float).

Kiểu số nguyên (integer)

Với kiểu dữ liệu số nguyên (integer) ta có các loại sau:

KiểuKích thướcVùng giá trị
char 1 byte -128 tới 127 hoặc 0 tới 255
unsigned char 1 byte 0 tới 255
signed char 1 byte -128 tới 127
int 2 hoặc 4 bytes -32,768 tới 32,767 hoặc -2,147,483,648 tới 2,147,483,647
unsigned int 2 hoặc 4 bytes 0 tới 65,535 hoặc 0 tới 4,294,967,295
short 2 bytes -32,768 tới 32,767
unsigned short 2 bytes 0 tới 65,535
long 4 bytes -2,147,483,648 tới 2,147,483,647
unsigned long 4 bytes 0 tới 4,294,967,295

Cùng là dữ liệu kiểu số học nhưng ta lại có nhiều kiểu khác nhau. Việc này giúp tiết kiệm bộ nhớ là linh động hơn trong việc lưu dữ liệu.

Ví dụ khi lưu tuổi một người ta chỉ cần dùng kiểu char hoặc unsigned char. Vừa tiết kiệm bộ nhớ nhưng vẫn đảm bảo có thể lưu tất cả các tuổi có thể xảy ra.

Nhưng với trường hợp dữ liệu lớn hơn, như số người trong một quốc gia thì lên tới con số hàng triệu. Do đó ta phải sử dụng loại dữ liệu khác như int

Kiểu số thực (float)

Tương tự với kiểu dữ liệu số thực (dấu phẩy động) ta cũng có các loại sau:

KiểuKích thướcVùng giá trịĐộ chính xác
float 4 byte 1.2E-38 tới 3.4E+38 6 vị trí thập phân
double 8 byte 2.3E-308 tới 1.7E+308 15 vị trí thập phân
long double 10 byte 3.4E-4932 tới 1.1E+4932 19 vị trí thập phân

Code ví dụ:

#include <stdio.h>
#include <limits.h>

int main() {
int age = 25;
int population = 85000000; // 85 triệu

printf("Age: %d - Population: %d \n", age, population);

float pi = 3.14; // giá trị số pi
printf("pi: %f \n", pi);

printf("Storage size for int : %d \n", sizeof(int)); // kích thước kiểu int
printf("Storage size for float : %d \n", sizeof(float)); // kích thước kiểu float

return 0;
}

Kết quả:

Kiểu dữ liệu cơ sở là gì

Kiểu dữ liệu Enum

Kiểu dữ liệu Enum trong ngôn ngữ C hay còn gọi là kiểu dữ liệu cố định, kiểu liệt kê. Giá trị của một Enum chỉ có thể nhận giá trị là một số các số nguyên cho trước.

Kiểu Enum này khá giống với kiểu Enum trong Java, Node.js hay Python…

Kiểu Void

Kiểu void dùng xác định không có giá trị nào (không phải là null).

Nó được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Kiểu trả về của một hàm: khi một không trả về dữ liệu gì thì hàm đó có kiểu void

Ví dụ:

void hello() {
printf("hello world");
}

  • Hàm với tham số void (tức là hàm không có tham số đầu vào)

Ví dụ: 2 cách viết dưới đây tương đương nhau:

void hello() {
printf("hello world");
}
// tương đương với
void hello(void) {
printf("hello world");
}

  • Con trỏ kiểu void void * được dùng để tham chiếu thới địa chỉ của một đối tượng (chứ không phải là một kiểu dữ liệu mới. Phần này hơi khó hiểu mình sẽ có bài riêng)

Kiểu Dữ liệu nâng cao

Các kiểu dữ liệu nâng cao của C gồm:

  • Con trỏ (pointer)
  • Kiểu mảng (array)
  • Kiểu cấu trúc (structure)
  • Kiểu union
  • Kiểu hàm (function)

Kiểu dữ liệu boolean

Kiểu bool, boolean trong lập trình C/C++

Kiểu dữ liệu Boolean là một kiểu dữ liệu có chỉ có thể nhận một trong hai giá trị như đúng/sai (true/false, yes/no, 1/0) nhằm đại diện cho hai giá trị thật (truth value).

Trong lập trình C kiểu boolean sẽ được gọi là bool (trong Java thì gọi là boolean, trong Python thì gọi là bool… tùy theo ngôn ngữ)

Ban đầu, ngôn ngữ C không hỗ trợ kiểu bool, mà nó dùng số integer để biểu thị true/false (0 tức là false, khác 0 tức là true). Bắt đầu từ phiên bản C99 standard for C language thì mới bắt đầu hỗ trợ kiểu bool.

Lưu ý

Kiểu String

C/C++ không có loại dữ liệu string (text) dùng để hiển thị văn bản. Để hiển thị các giá trị kiểu text/string, ta dùng kiểu char. Thực chất char vẫn là kiểu số, nhưng tùy theo giá trị mà nó được hiểu thành các ký tự trong bảng mã ASCII. Một đoạn text/string trong C/C++ sẽ là một mảng char

Ví dụ số 32 tương ứng với dấu cách, 48 tương ứng với ký tự '0', 65 tương ứng với ký tự 'A'.

Để hiển thị đoạn text ‘hello’ thì ta cần mảng char tương ứng là [104, 101, 108, 108, 111]

Kiểu bool

Trong lập trình C, thực chất bool chính là kiểu integer (0 tức là false, khác 0 tức là true)

Bài viết gốc được đăng tải tại codecute.com

Có thể bạn quan tâm:

  • Tổng hợp vector trong C++
  • Modern C++ binary RPC framework gọn nhẹ, không cần code generation
  • Thêm kiểm tra type trong Javascript với VS Code

Xem thêm các vị trí tuyển dụng lập trình C/C++ lương cao tại đây