Không nhịn được tiểu là bệnh gì năm 2024

Mắc tiểu mà không đi được ở nữ là tình trạng không hiếm gặp. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bất thường ở hệ tiết niệu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều bạn nữ vẫn rất chủ quan, cho rằng triệu chứng này sẽ tự khỏi. Liệu suy nghĩ đó có đúng không?

1. Tìm hiểu tình trạng mắc tiểu mà không đi được ở nữ

Khi bàng quang chứa đủ lượng nước thải từ 250ml - 800ml được lọc từ thận thì sẽ bắt đầu quá trình co bóp để kích thích. Lúc này, não sẽ nhận được tín hiệu từ bàng quang, tạo cảm giác buồn tiểu và thúc đẩy cơ thể đi tiểu để thải nước tiểu ra ngoài. Tình trạng mắc tiểu mà không đi được ở nữ là khi bạn cảm có cảm giác buồn đi tiểu nhưng khi đi vệ sinh thì lại không thể đi được hoặc chỉ đi tiểu nhỏ giọt.

Không nhịn được tiểu là bệnh gì năm 2024

Mắc tiểu mà không đi được ở nữ giới là dấu hiệu của bệnh bí tiểu

2. Triệu chứng nhận biết

Người có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi được thường kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Căng, đau phần bụng dưới vị trí bàng quang gần vùng xương mu.
  • Cảm giác đau, rát khi tiểu.
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới gần cơ quan sinh dục.
  • Đau lưng vị trí vùng thận đối với trường hợp biến chứng nghiêm trọng.
  • Đi tiểu liên tục nhiều lần trong thời gian ngắn với mật độ trên 2 lần trong vòng 20 phút và lượng nước tiểu hầu như không có hoặc chỉ nhỏ giọt.
  • Cảm giác mắc tiểu dồn dập và tăng dần.

Không nhịn được tiểu là bệnh gì năm 2024

Triệu chứng mắc tiểu liên tục đi kèm đau âm ỉ, căng tức vùng bụng dưới

3. Nguyên nhân hình thành bệnh bí tiểu ở nữ

Một số nguyên nhân hình thành chứng mắc tiểu mà không đi được khiến chị em băn khoăn, lo lắng có thể xuất phát từ bệnh lý, tai nạn hoặc trong giai đoạn mang thai.

3.1. Bệnh lý bàng quang

Khi bàng quang gặp tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các nhóm cơ cũng như các dây thần kinh có nhiệm vụ giúp bàng quang co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài. Các bệnh lý về bàng quang phổ biến gây tình trạng mắc tiểu mà không đi được ở nữ:

  • Bàng quang bị lão hóa do tuổi tác.
  • bàng quang.
  • U, sỏi, túi thừa bàng quang.
  • Các chứng xơ cứng cơ cổ bàng quang, xơ thành bàng quang.
  • Sa bàng quang gây chèn ép niệu đạo,...

Có nhiều nguyên nhân khác nhau hình thành các bệnh lý về bàng quang như thói quen sinh hoạt, ăn uống, cơ địa hoặc tuổi tác.

Không nhịn được tiểu là bệnh gì năm 2024

Bệnh lý về bàng quang tạo cảm giác mắc tiểu nhưng không đi được

3.2. Bệnh lý về niệu đạo

Niệu đạo cũng là bộ phận liên quan đến việc vận hành đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ngoài bệnh lý về bàng quang thì một số bệnh niệu đạo cũng là nguyên nhân gây ra chứng mắc tiểu mà không đi được ở nữ như: hẹp niệu đạo, tụ huyết khối niệu đạo, sỏi, áp xe, u nang,...

3.3. Tai nạn trong sinh hoạt, lao động

Hệ tiết niệu là một hệ thống gồm nhiều cơ quan chức năng ở vùng bụng dưới và các dây thần kinh. Chính vì thế, khi có bất kỳ tai nạn hoặc tác động lực mạnh gây chấn thương vùng lưng, bụng dưới, bộ phận sinh dục,... đều có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát tiểu tiện.

3.4. Bệnh lý phụ khoa

Các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng cũng có thể ảnh hưởng đến chứng mắc tiểu ở phụ nữ mà không tiểu được như:

  • Viêm nhiễm âm đạo.
  • U xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Sa tử cung,...

Không nhịn được tiểu là bệnh gì năm 2024

Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan bài tiết

3.5. Phụ nữ mang thai

Tình trạng mắc tiểu mà không đi được ở nữ xảy ra thường xuyên và liên tục trong quá trình mang thai. Kích thước thai nhi lớn dần trong tử cung tạo lực ép lên vùng bàng quang vì thế thường xuyên gây cảm giác kích thích đi tiểu cả ngày và đêm.

Đối với triệu chứng mắc tiểu nhưng không đi được do mang thai thường xuất hiện khoảng từ tháng thứ 6 của thai kỳ và tùy vào cơ địa cũng như vị trí thai nhi có thể khiến các triệu chứng này tự khỏi hoặc kéo dài đến khi sinh em bé. Đồng thời, trong thai kỳ mẹ bầu thay đổi nội tiết tố, tâm lý cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bài tiết, gây ra các triệu chứng tiểu thường xuyên hoặc khó tiểu.

4. Mắc tiểu mà không đi được ở nữ có nguy hiểm không?

Các triệu chứng mắc tiểu mà không đi được ở nữ không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và tâm lý mà còn có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Không nhịn được tiểu là bệnh gì năm 2024

Người bệnh dễ gặp biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách

Nếu không thăm khám và điều trị, người bệnh có thể gặp các biến chứng như:

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu do nước tiểu lắng lại, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển.
  • Viêm nhiễm hoặc suy giảm chức năng thận khi bài tiết không đúng với cơ chế tự nhiên.
  • Suy giảm chức năng của bàng quang do biến dạng khi chứa quá nhiều chất lỏng và không được thải ra ngoài hoặc co bóp thường xuyên trong tình trạng không có nước tiểu.
  • Trường hợp nếu nước tiểu ứ đọng vượt khả năng chứa của bàng quang có thể tăng nguy cơ vỡ bàng quang gây tử vong khi không được điều trị kịp thời.

5. Làm gì khi không đi tiểu được ở nữ?

  • Khi có dấu hiệu mắc tiểu liên tục nhưng không đi được, người bệnh nên giữ tâm lý bình tĩnh, thả lỏng để tránh gây kích thích thêm tín hiệu mắc tiểu đến não.
  • Đến thăm khám tại các cơ sở y tế và chuẩn bị thông tin để cung cấp cho bác sĩ như chế độ ăn gần đây, các loại thuốc đang sử dụng, các hoạt động hoặc những tác động (nếu có) mà bạn nghi ngờ có thể là nguyên nhân gây bệnh, tiền sử bệnh lý, các triệu chứng khó chịu khác,... để giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và không tự ý áp dụng các phương pháp trị bệnh phản khoa học, các phương pháp truyền miệng vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng chất kích thích, thức uống chứa cồn,... và điều chỉnh thời gian biểu sinh hoạt khoa học.

6. Cách phòng tránh mắc tiểu mà không đi được

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt đối với người có tiền sử các bệnh về hệ tiết niệu nên thực hiện kiểm tra chuyên sâu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý tránh gây tình trạng thừa cân.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa nhiều đường.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng với gia vị vừa phải.
  • Tập các bài tập nâng cao sức cơ vùng chậu để chống lão hoá sớm.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng bảo vệ cơ thể.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc vấn đề tình trạng mắc tiểu mà không đi được ở nữ. Nếu bạn đang gặp tình trạng tương tự thì hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và điều trị, tránh để lâu vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến việc chữa trị phức tạp hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.

Tại sao lại không nhịn tiểu được?

Suy thận là tình trạng các chất độc tố không được thận lọc và thải ra khỏi máu, gây nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Nhịn tiểu quá lâu là nguyên nhân gián tiếp gây ra suy thận. Bởi khi nhịn tiểu, thận có thể bị nhiễm trùng và tổn thương. Điều này là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới suy thận.nullCơ thể con người có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu? Nhịn tiểu có hại không?medlatec.vn › tin-tuc › co-the-con-nguoi-co-the-nhin-tieu-toi-da-bao-lau-n...null

Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu?

Giải thích: Khi uống nhiều nước, nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức. Khi cơ thể biết rằng có hiện tượng "nhiều nước hơn", thận sẽ được thông báo để giải thoát nhanh chóng và bạn sẽ có cảm giác buồn đi tiểu ngay sau đó.nullTại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngaykhoahoc.vietjack.com › question › tai-sao-co-nhieu-luc-vua-uong-nuoc-xo...null

Mỗi lần đi tiểu bao nhiêu ml là bình thường?

Mặc dù không có một quy định cụ thể về số lần đi tiểu được coi là chuẩn, nhưng nhiều nghiên cứu đã đưa ra rằng một người khỏe mạnh thường đi tiểu khoảng 7 - 8 lần trong ngày và thải ra khoảng 1500 ml - 2000 ml nước tiểu. Trung bình, người bình thường trong 2,5 - 3 tiếng đi tiểu 1 lần.nullCách 2 tiếng đi tiểu 1 lần có sao không? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › cach-2-tieng-di-tieu-1-lan-co-sao-khongnull

Sinh học lớp 8 tại sao không nên nhịn tiểu lâu?

Nguyên nhân là vì nước tiểu có chứa một số khoáng chất như canxi, axit uric, khi lắng đọng có thể tạo nên các tinh thể giống như sỏi. Chưa dừng lại ở đó, nước tiểu giữ trong bàng quang quá lâu có thể tràn từ ngược lên thận, gây ra nhiễm trùng thận, một tình trạng rất nguy hiểm.nullVì sao không nên nhịn tiểu quá lâu? - VOVvov.vn › suc-khoe › vi-sao-khong-nen-nhin-tieu-qua-lau-post1000803null