Không lấy ráy tai có sao không

Không lấy ráy tai có sao không

Nhiều người có thói quen lấy ráy tai ở tiệm.

Vì sao nhiều người thích lấy ráy tai?

Chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh lấy ráy tai bằng tóc, tăm bông, móc tai kim loại hay những chiếc máy bằng điện. Thực tế rất nhiều người có thói quen ngoáy tai để đỡ ngứa ngáy và cảm thấy sạch sẽ hơn. Nhiều người cho rằng ráy tai dơ gây khó chịu, để lâu ngày sẽ bị ù tai, viêm nhiễm nên tìm mọi cách để lấy ráy.

Các nhà khoa học đã chứng minh, ráy tai là tác nhân có khả năng tự làm sạch với đặc tính bôi trơn và giúp tai trong kháng khuẩn. Hơn nữa, cấu tạo lớp da ống tai rất mỏng, việc ngoáy tai bằng dụng cụ thường xuyên dễ gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi trùng sống cộng sinh trên da, có thể xâm lấn xuống dưới gây các bệnh viêm nhiễm tai ngoài.

Ngay cả dùng tăm bông tiệt trùng ngoáy tai cũng rất có hại vì tăm bông có thể dồn ráy tai vào sâu sát màng nhĩ. Nếu ráy thường xuyên, lâu ngày sẽ tích tụ tạo thành nút ráy tai gây tắc nghẽn.

Do đó, việc dùng các dụng cụ như tăm bông, kim loại móc tai, đến các loại máy được quảng cáo la an toàn tuyệt đối cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều chuyên gia cảnh báo không nên lấy ráy tai dù ướt hay khô.

“Tai có cơ chế tự làm sạch. Ráy tai được tiết ra và có tác dụng như một “màng lọc”. Cùng với lông có tác dụng đẩy những bụi bẩn bám vào tai ra từ từ, hoàn toàn không cần phải nhờ đến các dụng cụ lấy ra” - PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện bạch Mai thông tin.

Không lấy ráy tai có sao không

Tăm bông có thể dồn ráy tai vào sâu sát màng nhĩ.

Tác hại của việc lấy ráy tai?

Thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài, viêm tai, nấm ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ vì thói quen ngoáy tai suốt ngày, đặc biệt là thói quen lấy ráy tai ngoài tiệm hớt tóc. Ít ai biết rằng những dụng cụ lấy ráy tai ở tiệm rất nguy hiểm, nếu không được vô trùng cẩn thận, khách hàng dễ dàng bị nhiễm trùng, nhất là những dụng cụ chùm lông, bởi đó là môi trường thuận loại cho vi trùng trú ẩn.

ThS. BS. CK2 Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: “Nếu tự lấy tăm bông để lấy ráy tai sẽ có nguy cơ đẩy ráy tai dính vào màng nhĩ, nhẹ nhàng thì gây lùng bùng lỗ tai, nặng hơn sẽ gây xây xát ống tai ngoài. Đặc biệt, khi dùng những loại tăm bông không đảm bảo vệ sinh sẽ đưa thêm vi trùng vi nấm làm nén chặt vào tai, gây viêm ống tai ngoài, nguy hiểm hơn là viêm màng nhĩ, viêm ống tai giữa.

Nếu vô tình đẩy mạnh tăm bông vào sẽ làm tổn thương, thủng màng nhĩ, ảnh hưởng sức nghe. Nguy hiểm nhất là nấm ống tai ngoài, bởi bệnh này rất khó điều trị. Vì vậy, việc tự lấy ráy tai hoàn toàn không có tác dụng”.

Tắc ống tai do dùng tăm bông ngoáy; nấm tai, viêm tai do dùng dụng cụ không sạch; thủng màng nhĩ, điếc do vệ sinh tai không đúng cách gây xước; vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm nặng; thậm chí nhiều người đi lấy ráy tai ngoài tiệm, dùng chung dụng cụ có thể mắc các bệnh lây nhiễm như HIV.

Do đó, người dân tốt nhất không đi lấy ráy tai, mỗi năm đi kiểm tra ráy tai một lần, chỉ nên dùng khăn sạch lau những phần ráy tai đã đẩy ra bên ngoài để không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải làm gì nếu bạn bị ù tai?

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Sức khỏe gia đình

Thứ Năm ngày 30/06/2022

  • Top 6 xịt tan ráy tai cho bé hiệu quả mà các mẹ không nên bỏ qua
  • Có nên đeo bông tai khi ngủ hay không?
  • Hướng dẫn cách lấy ráy tai khô tại nhà

Ráy tai là một sản phẩm bài tiết của cơ thể, có tác dụng bảo vệ ống tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ráy tai tiết ra quá nhiều gây ra cảm giác hoang mang, lo lắng rằng có thể là biểu hiện của một bệnh lý ở tai. Vậy ráy tai nhiều có bị sao không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Để có thể giải đáp thắc mắc: "Ráy tai nhiều có bị sao không?", hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu các kiến thức cơ bản liên quan đến ráy tai, nguyên nhân cũng như cách xử trí khi ráy tai nhiều bất thường trong bài viết dưới đây.

Ráy tai là gì?

Ráy tai là chất bài tiết, lắng đọng thành các lớp mỏng trên da của ống tai ngoài. Ráy tai xuất hiện ở loài người và phần lớn các loài động vật có vú. Về bản chất, ráy tai trong ống tai ngoài thường hòa trộn với bụi, mồ hôi, chất bẩn trong tai cùng các tế bào chết. Vì thế, ráy tai có vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật từ bên ngoài, hạn chế những tác động xấu đến chức năng thính giác của con người.

Không lấy ráy tai có sao không
Ráy tai là chất bài tiết tự nhiên của cơ thể con người

Ráy tai hình thành tại vị trí 1/3 ngoài của ống tai ngoài (phần có lông). Trong khi 2/3 trong của ống tai ngoài gần với màng nhĩ sẽ không sản sinh ra ráy tai. Thành phần chính của ráy tai gồm có:

  • Khoảng 60% là chất keratin.

  • Các acid béo chuỗi dài (bao gồm acid béo bão hòa và không bão hòa), rượu, squalene, lanosterol…chiếm tỷ lệ từ 12 đến 20%.

  • 6 - 9% thành phần còn lại của ráy tai là cholesterol.

Tùy vào nồng độ của các acid béo có trong thành phần của ráy tai mà nó được chia thành 02 loại:

  • Ráy tai ướt: Chứa 50% acid béo. Đây là loại ráy tai chiếm ưu thế. Ráy tai ướt có màu cam, màu mật ong hoặc nâu sẫm, có tính bám dính cao.

  • Ráy tai khô: Chứa 20% acid béo. Ráy tai khô có màu xám, giòn và rất dễ bong tróc.

Ráy tai có tác dụng gì?

Với đa số mọi người, ráy tai gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và họ luôn muốn lấy nó ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, ráy tai chính là một những phương tiện bảo vệ cơ thể của con người. Cấu tạo của ráy tai tương tự như một cái bẫy dính, giúp ngăn chặn các vật thể lạ cũng như vi sinh vật chui vào tai.

Những chức năng chính, quan trọng nhất của ráy tai gồm có:

  • Bảo vệ ống tai và màng nhĩ, phòng ngừa tình trạng kích thích, viêm nhiễm của những bộ phận này.

  • Giữ độ khô ráo nhất định cho ống tai ngoài, chống thấm cho tai. Bạn hãy để ý rằng sau mỗi lần tắm, ống tai của bạn sẽ tự khô.

  • Ngăn ngừa sự xâm nhập vào tai của các vật thể lạ, vi khuẩn, côn trùng…

  • Giúp tai thích nghi được với những âm thanh có cường độ lớn.

Không lấy ráy tai có sao không
Ráy tai giúp tai thích nghi với những âm thanh có cường độ lớn

Như vậy, có thể khẳng định rằng ráy tai không phải hoàn toàn vô ích. Với những chức năng đã trình bày ở trên, ráy tai có vai trò như một vệ sĩ bảo vệ cơ thể của con người. Cụ thể hơn đó là tai – cơ quan thính giác của con người.

Nguyên nhân ráy tai nhiều bất thường

Ráy tai là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý nếu ráy tai nhiều bất thường. Ráy tai quá nhiều có thể gây viêm tai, giảm thính lực, chóng mặt, ngứa ngáy khó chịu. Đó là nguyên nhân vì sao cơ thể con người có cơ chế loại bỏ ráy tai một cách tự nhiên. Khi bạn nói, nhai, ho, cười, cử động hàm của bạn sẽ có tác dụng tự đẩy ráy tai ra ngoài.

Nếu bạn bỗng nhiên cảm thấy ráy tai nhiều hơn so với mọi ngày, dấu hiệu đó có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Viêm ống tai ngoài: Để phân biệt ráy tai nhiều do tích tụ và do viêm ống tai ngoài là triệu chứng đau ở ống tai. Viêm ống tai thường gây cảm giác đau nhức, chảy dịch hôi từ ống tai. Trong khi sự tích tụ nhiều ráy tai mà không viêm sẽ không gây ra những dấu hiệu này.

  • Thường xuyên đeo tai nghe: Khi đeo tai nghe quá nhiều, quá thường xuyên, ráy tai sẽ tích tụ nhanh. Đồng thời, ráy tai bên trong bị cản trở, không được đẩy ra ngoài theo cơ chế tự nhiên. Theo thời gian, chúng sẽ tích tụ thành ráy tai với lượng nhiều bất thường.

  • Dùng máy hỗ trợ thính lực. Việc sử dụng máy trợ thính trong một khoảng thời gian dài cũng có thể làm cho ráy tai tích tụ nhiều.

  • Thủng màng nhĩ.

  • Hẹp ống tai ngoài.

  • Vệ sinh ống tai không đúng cách. Chẳng hạn như ngoáy tai bằng tăm bông hoặc các dụng cụ lấy ráy tai.

Không lấy ráy tai có sao không
Viêm ống tai ngoài dẫn đến ráy tai nhiều bất thường

Ráy tai nhiều có bị sao không?

Không lấy ráy tai có sao không
Ráy tai nhiều có bị sao không?

Câu trả lời cho thắc mắc này chính là: Khi ráy tai tích tụ quá nhiều mà không được loại bỏ theo những biện pháp phù hợp, nó có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn ống tai ngoài.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng tắc nghẽn này là do nhiều người tự loại bỏ ráy tai tại nhà. Việc sử dụng tăm bông hoặc các vật dụng khác để lấy ráy tai không đúng cách sẽ làm cho ráy tai bị đẩy vào sâu hơn bên trong ống tai. Dần dần, sự tích tụ ấy sẽ gây ra tắc nghẽn.

Sự tích tụ quá nhiều ráy tai có thể gây ra viêm nhiễm ống tai. Biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm này là các triệu chứng sau:

  • Đau nhức ở ống tai, kéo dài ngày này qua ngày khác và không tự thuyên giảm.

  • Chảy dịch hôi hoặc mủ từ tai.

  • Nóng sốt.

  • Suy giảm thính lực ở nhiều mức độ.

  • Chóng mặt.

  • Ù tai, nghe tiếng lùng bùng trong tai.

Những biện pháp vệ sinh tai đúng cách

Để phòng tránh tình trạng ráy tai nhiều bất thường, giải pháp đơn giản dành cho bạn chính là vệ sinh tai một cách hợp lý. Như vậy, làm sao để vệ sinh tai đúng cách? Có nên tự loại bỏ ráy tai bằng các dụng cụ thông thường hay không? Câu trả lời là “Không”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn vẫn có thể dùng tăm bông để vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài tai.

Ngoài ra, để giữ ống tai được sạch sẽ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khoa học sau đây:

  • Làm mềm ráy tai bằng các loại thuốc nhỏ tai không kê đơn hoặc một số dung dịch như: Hydro peroxide, Dầu khoáng, Glycerin.

  • Lấy ráy tai mỗi tháng một lần. Đây là thời điểm phù hợp để lấy những ráy tai còn sót lại sau quá trình đào thải tự nhiên của cơ thể.

  • Rửa ống tai ngoài bằng các dung dịch vệ sinh phù hợp. Tốt nhất là nên thực hiện theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Không lấy ráy tai có sao không
Việc lấy ráy tai chỉ nên thực hiện mỗi tháng một lần

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc tìm được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc ráy tai nhiều có bị sao không. Qua đó, các bạn sẽ biết được biện pháp vệ sinh tai đúng cách. Các bạn đừng quên truy cập trang web của nhà thuốc Long Châu để tham khảo thêm nhiều bài viết sức khỏe bổ ích khác nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • ráy tai
  • vệ sinh tai
  • bệnh về tai

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Không lấy ráy tai có sao không

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Không lấy ráy tai có sao không

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Không lấy ráy tai có sao không

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Không lấy ráy tai có sao không

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản

Khi nào nên đi lấy ráy tai?

Ráy tai là biểu hiện của tai bình thường, khỏe mạnh. KHI NÀO NÊN LẤY RÁY TAI? Khi ráy tai gây ra những vấn đề như giảm sức nghe, ù tai, gây đau thì cần được lấy ra khỏi ống tai. Một số trường hợp cần quan sát rõ màng nhĩ trong điều trị viêm tai giữa, ráy tai cũng nên được làm sạch.

Ráy tai nhiều có ảnh hưởng gì không?

Ráy tai có tính a xít nhẹ, giúp bảo vệ ống tai khỏi lại sự xâm nhập từ vi khuẩn và các vi sinh vật khác”, Newsbreak dẫn lời tiến sĩ Ksenia Aaron, chuyên gia tai mũi họng tại tổ chức y tế Cleveland Clinic (Mỹ). Tuy nhiên, ráy tai tích tụ quá nhiều có thể gây đau tai, giảm thính lực, chóng mặt, thậm chí là ho.

Có nhiều ráy tai phải làm sao?

Những trường hợp ráy tai nhiều bất thường đóng cứng quá nhiều, bạn vẫn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi -Họng để lấy nút ráy tai. Các bác sĩ sẽ lấy ra cho trẻ những phần ráy tai đã mềm sau đó dặn người chăm sóc về xịt tiếp để phần ráy tai bên trong có thể thấm thuốc và mềm được sau đó hẹn lấy tiếp lần sau.

Tai sao lấy ráy tai lại đau?

Bệnh từ thói quen lấy ráy tai Mặt khác lấy ráy tai không đúng cách có thể đẩy khối ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, bám sát vào màng nhĩ gây đau tai, ù tai và nghe kém.