Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Bác Hồ đã từng nói: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”. Hay như Mac-xim Gooc-ki viết: “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”.

Vâng! Hiếm có một nghề nào trên đời này cao quý hơn nghề giáo, đáng trân trọng hơn nghề giáo! Ở Việt Nam, nghề dạy học cũng là nghề duy nhất có riêng một ngày lễ trọng đại để tôn vinh toàn thể nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Hoà chung với không khí nhộn nhịp, tươi vui, đón chào ngày lễ trọng đại ấy, ngày vui của hàng triệu nhà giáo trên đất nước Việt Nam, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mình; Chào mừng lễ kỉ niệm 38 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020), vào Thứ bảy ngày 14/11/2020, Chi đoàn lớp 11A2 trường THPT Tiên Lữ đã tổ chức một buổi sinh hoạt với chủ đề “Tôn Sư Trọng Đạo” nhằm gửi gắm những tình cảm, lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo.

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Buổi sinh hoạt có sự góp mặt tham gia của toàn thể 45 thành viên lớp 11A2 có mặt đông đủ và cùng với đó là nhân vật không thể thiếu: Cô giáo Nguyễn Thị Sim - Giáo viên chủ nhiệm lớp 11A2. Buổi sinh hoạt lần đầu tiên được tổ chức ngoài trời với một tiết trời vô cùng đẹp: trời xanh, mây trắng, ánh nắng chan hòa cùng với sự mát mẻ của gió trời và cây xanh, hòa cùng không khí sôi nổi, vui vẻ của lớp.

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo
Cô giáo Nguyễn Thị Sim

 

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo
Chi đoàn 11A2 trong buổi sinh hoạt

 

Buổi sinh hoạt hoàn toàn được diễn ra với sự chỉ đạo và dẫn dắt của các thành viên Ban tổ chức và MC của lớp.

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo
Thành viên Ban tổ chức
 

Mở đầu buổi sinh hoạt là trò chơi: Hiểu Ý Đồng Đội. Luật chơi như sau: Lớp cử ra một bạn lên bốc thăm câu thành ngữ và làm hành động để mọi người bên dưới có thể đoán được. Khi có tín hiệu trả lời chính xác, người chơi có quyền cử bạn khác lên thay mình. Các thành ngữ được đưa ra như: “Uống nước nhớ nguồn, Tôn sư trọng đạo, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây...”  được các bạn đoán ra chính xác và nhanh chóng. Kết thúc trò chơi, chắc hẳn các thành viên trong lớp ai cũng có thể đoán được chủ đề của tiết sinh hoạt.

Bạn Nguyễn Thị Huế - MC của chương trình có nói: “Thầy cô-người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ là những người đã dẫn dắt chúng ta đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Thầy cô là những người lái đò đưa những con đò tri thức được cập bến thành công. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng ta. Thầy cô có thể tạo cho chúng ta những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng ta cảm thấy căng thẳng. Ông cha ta đã từng dạy: “Không thầy đố mày làm nên”. Không có thầy cô, chúng ta sẽ không có được kiến thức, không có được hành trang vững chắc để bước ra ngoài xã hội bao la rộng lớn kia”.

Tiếp đó, Ban tổ chức đã đưa ra những câu hỏi như:

- Câu 1: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao chúng ta cần phải tôn sự trọng đạo?

Bạn Nguyễn Ngọc Ánh phát biểu ý kiến rằng: “Tôn sư trọng đạo từ xưa đã là một truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ta. Đó chính là đạo lí của người học trò đối với thầy cô. Là học trò, chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo vìthầy cô là người cho chúng ta tri thức, những bài quý giá, những hành trang cần thiết cho chúng ta bước vào đời. Vì thế, chúng ta cần phải tôn sư trọng đạo để tỏ lòng biết ơn tới thầy cô đã có công lao dạy dỗ chúng ta thành người”.

- Câu 2: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 20/11.

Bạn Phương Thảo nói rằng: “Vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn Giáo dục với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Việt Nam, đã quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo hay gọi Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, người cô, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp không nhỏ công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

- Câu 3: Chúng ta đã từng làm gì khiến thầy cô phải buồn lòng chưa?

Với câu hỏi này, MC đã hỏi rất nhiều thành viên “nổi trội” trong lớp trả lời. Đặc biệt, bạn Hoàng Quang Hà có phát biểu rằng: “Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng mắc lỗi. Ai cũng đã từng quên học bài cũ, đi học muộn, nói chuyện riêng... Các bạn thường nghĩ làm vậy sẽ không ảnh hưởng đến ai nhưng các bạn đâu biết rằng việc làm như vậy khiến thầy cô buồn rất nhiều. Liệu khi ấy có ai dám đứng lên nhận lỗi và xin lỗi thầy cô và các bạn?”

Qua ý kiến đóng góp của các bạn, MC chương trình đã rút ra được những bài học, những kinh nghiệm quý giá, bổ ích cho tập thể.

Để tăng thêm không khí cho buổi sinh hoạt, Ban tổ chức đã đưa ra một trò chơi. Luật chơi như sau: “Lớp chia làm 3 nhóm. Mỗi nhóm phải cử 2 thành viên lên thổi bóng và làm vỡ quả bóng bay. Đội làm nổ hết bóng bay nhanh nhất sẽ dành chiến thắng”. Không khí của buổi sinh hoạt trở nên đầy ắp những tiếng cười sảng khoái.

Tiếp theo là trò chơi: Nhảy bao bố. Luật chơi như sau: Mỗi nhóm cử ra 5 thành viên. Mỗi thành viên phải nhảy vào trong bao đến khi lên vạch đích lấy chữ mang về và các thành viên sắp xếp. Nhóm nào hoàn thành xong trước sẽ chiến thắng.

Các trò chơi được diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các thành viên lớp 11A2. Những tiếng cười, nói đã xoá tan đi những mệt mỏi, căng thẳng của một tuần học.

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo
Hai bạn Ngọc Ánh - Quang Hà

 

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo
Trò chơi nổ bóng không tay

 

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo
“Dù sau này có thế nào đi chăng nữa,
thì cô vẫn mãi là cô giáo chủ nhiệm xinh đẹp của chúng em!”
 

Buổi sinh hoạt khép lại, các thành viên trong gia đình 11A2 không chỉ bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn, những lời cảm ơn mà còn có cả những lời xin lỗi, những lời hứa với cô giáo chủ nhiệm - Má Sim. Đồng thời Má Sim cũng lên phát biểu cảm nghĩ của mình sau buổi sinh hoạt. Sau đó, mọi người cùng nhau chụp lại những bức ảnh kỉ niệm khó quên.

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Hướng dẫn trò chơi ô chữ về tôn sư trọng đạo

Các bạn ơi! Ba năm cấp 3 cứ ngỡ là rất dài nhưng thời gian lại trôi rất nhanh. Chúng ta đã đi cùng nhau một nửa quãng đường. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tạo nên những kỉ niệm đẹp đẽ, cùng nhau cố gắng xây dựng một tập thể vững mạnh, cùng nhau học tập chăm chỉ để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Chúng em đại diện cho lớp 11A2 nói riêng và các bạn học sinh trong trường nói chung kính chúc các thầy cô 20/11 vui vẻ, hạnh phúc, ý nghĩa, chúc thầy cô luôn thành công trong sự nghiệp trồng người của mình, đưa những con đò được cập bến thành công!