Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ văn 10

  1. Hoạt động giao tiếp trong văn bản trên diễn ra giữa vua Trần Nhân Tông ( người đứng đầu đất nước) và các bô lão (đại diện cho nhân dân).

Các nhân vật giao tiếp ở các vị thế khác nhau nên ngôn từ được sử dụng trong giao tiếp có sự khác nhau: các bô lão sử dụng từ xưng hô thể hiện thái độ tôn kính như “bệ hạ”, “xin thưa”; nhà vua sử dụng câu nói tỉnh lược chủ ngữ trong giao tiếp trực diện.

  1. Khi vua Trần hỏi thì các bô lão là người nghe, vua Trần là người nói. Khi các bô lão trả lời, vua Trần là vai người nghe, các bô lão là vai người nói. Người nói thực hiện hành động là tạo ra lời nói còn người nghe thực hiện hành động nghe để lĩnh hội thông tin để phản hồi.
  1. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra tại điện Diên Hồng, khi đất nước ta bị xâm lược bởi giặc Nguyên – Mông hung hãn. Lúc này, vua tôi nhà Trần đang cùng nhau bàn cách đối phó.
  1. Hoạt động giao tiếp trên đưa ra tình hình của đất nước và hướng vào việc bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược.
  1. Mục đích của cuộc giao tiếp là bàn bạc và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc. Cuộc giao tiếp có kết quả là sự thống nhất hành động (mọi người đều hô “đánh”) nên cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Anh (chị) vừa học bài Tổng quan văn học Việt Nam. Hãy trả lời các câu hỏi

  1. Nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp này là tác giả của cuốn SGK (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc). Người viết là những người lớn tuổi, có nhiều vốn sống, có trình độ hiểu biết sâu rộng (nhất là về văn học), hầu hết là họ đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học. Còn người đọc là những HS lớp 10, trẻ tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao.
  1. Hoạt động giao tiếp này được tiến hành trong môi trường sư phạm nên có tính quy thức cao và có kế hoạch.
  1. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét “Tổng quan văn học Việt Nam”.

– Nội dung giao tiếp trên gồm những vấn đề cơ bản là:

+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;

+ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam

+ Con người Việt Nam trong văn học.

  1. Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích :

– Xét trên phương diện người viết: Cung cấp các kiến thức văn học Việt Nam một cách tổng quan cho học sinh.

– Trên phương diện người đọc: Lĩnh hội và tiếp nhận được những kiến thức ban đầu về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử, từ đó có thể ràn luyện và nâng cao kĩ năng về nhận thức cũng như đánh giá hiện tượng văn học và học được cách để xây dựng, tạo lập một văn bản.

  1. Phương tiện và cách thức giao tiếp: Dùng nhiều thuật ngữ văn học, các câu mang đặc điểm của văn bản khoa học (cấu tạo nhiều thành phần, nhiều vế nhưng rõ ràng, chặt chẽ), kết cấu văn bản mạch lạc, hệ thống luận điểm lớn và nhỏ được đánh dấu bằng chữ số, chữ cái và có sự liên kết với nhau.

Bài giảng: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 cực ngắn, hay khác:

  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Tiếp theo)
  • Văn bản
  • Viết bài làm văn số 1 (bài làm ở nhà)
  • Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên)

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 11:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3

Chào mọi người, mình là Đinh Thu. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên sâu . Là giảng viên của học viện tài chính hy vọng mọi thông tin trên TNMT.EDU.VN sẽ mang lại thông tin hữu ích!

Ngôn ngữ là công cụ cơ bản giúp chúng ta truyền đạt ý kiến, tư duy và thông tin với nhau. Chúng ta sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu, ngữ pháp và ngôn ngữ phi ngôn từ để tạo ra sự hiểu biết và tương tác xã hội mỗi ngày. Đó được gọi là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để hiểu sâu hơn qua bài viết sau đây:


1. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện ba mục đích cơ bản: nhận thức, tình cảm và hành động.

Có hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai hoạt động này diễn ra trong quan hệ tương tác.

Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, có sự tham gia và chi phối của các nhân tố giao tiếp:

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ văn 10
Các nhân tố giao tiếp

2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mang màu sắc văn chương

Sáng tạo và lĩnh hội các tác phẩm văn chương cũng là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Với hai quá trình giao tiếp: quá trình thứ nhất là tác giả (nhà thơ, nhà văn) sáng tác tác phẩm, thứ hai là người đọc đón nhận tác phẩm.

Hoạt động văn chương luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định, có hoàn cảnh sáng tác của tác giả và hoàn cảnh tiếp nhận của người đọc, với việc sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu thể hiện nội dung và mục đích nhất định, từ đây cũng thực hiện chức năng trao đổi thông tin.

Xét về mặt chức năng thẩm mĩ, tác phẩm văn chương hướng đến những giá trị chân - thiện - mĩ. Xét về đặc tính của nghệ thuật, nó không thể hiện một cách trực tiếp ý tưởng, nhận thức, tình cảm, cảm xúc mà thể hiện qua các hình tượng thẩm mĩ.

Trong quá trình giao tiếp văn chương, người đọc và quá trình tiếp nhận đóng vai trò quyết định sự sống của tác phẩm. Vì khi nào có sự tiếp nhận của người đọc khi đó tác phẩm mới thực sự có sự sống.

3. Phân tích các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Ví dụ 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ văn 10
Phác thảo chân dung nhà thơ Hồ Xuân Hương (Nguồn: Internet)

Nội dung giao tiếp: Có thể thấy, bài thơ là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp giữa nhà thơ và người đọc. Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề giá trị và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhằm mục đích ngợi ca, khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sáng trong của họ và lên án sự bất công của xã hội.

Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nội dung và mục đích được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước, và hệ thống từ ngữ trong bài: trắng, tròn, thân, bảy nổi ba chìm, mặc dầu, mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Người đọc (nghe) một mặt căn cứ vào chính những từ ngữ và hình ảnh trong bài, mặt khác dựa vào hoàn cảnh giao tiếp (tác giả là một phụ nữ xinh đẹp, tài hoa, nhưng lận đận) để hiểu và cảm nhận bài thơ.

Ví dụ 2: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? - Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Nhân vật giao tiếp: người con trai và con gái trẻ tuổi (mận, đào)

Hoàn cảnh giao tiếp: cả hai đều chưa có người yêu. Cuộc giao tiếp diễn ra trong không gian của khu vườn quê.

Nội dung và mục đích giao tiếp: Người con trai mượn hình ảnh “ vườn hồng” để thăm dò, ngỏ ý, tỏ tình. Cô gái đáp lời đầy ẩn ý, mở lòng với chàng trai.

Phương tiện và cách thức giao tiếp: Mượn hình ảnh ẩn dụ (mận, đào, vườn hồng). Cách nói của người con trai và người con gái rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp giữa nam nữ nông thôn trước đây. Cách nói mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa khéo léo, tế nhị mà vẫn đủ rõ ràng.

Hy vọng thông qua việc tìm hiểu hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chương trình lớp 10, các em học sinh sẽ xác định được những cách thức giao tiếp cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng mục đích và hoàn cảnh khác nhau.