Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và cả hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đó. Sản phầm kinh doanh của doanh nghiệp khoa học công nghệ là những sản phầm hữu hình hoặc vô hình, do tính đặc biệt của sản phầm trong lĩnh vực kinh doanh này nên việc thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ có những sự khác biệt và những điều kiện riêng tất yếu.

Do đó, qua bài viết này Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ để quý khách giải quyết được các vấn đề về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp mình một cách hoàn chỉnh và hiệu quả nhất.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật khoa học và công nghệ 2013
  • Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
  • Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Đối tượng nào được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ?

  • Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ;
  • Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Điều kiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ là gì?

  • Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 13/2019/NĐ-CP

Doanh nghiệp thuộc một trong hai trường hợp:

Có năng lực tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực tạo ra kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp tự nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện, tạo ra kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận.

Có năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định. Năng lực ứng dụng kết quả KH&CN được thể hiện ở việc doanh nghiệp đảm bảo được các điều kiện cần thiết (quy định tại mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP) để triển khai ứng dụng kết quả KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.

Đối với doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên: có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
Việc xác định tỷ lệ doanh thu để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN: doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN (có thể kê khai theo kết quả kinh doanh của quý hoặc năm) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin. Cơ quan quản lý căn cứ vào báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả KH&CN của doanh nghiệp hàng năm để thực hiện việc quản lý, rà soát, bảo đảm doanh nghiệp duy trì được điều kiện chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm: không cần đáp ứng điều kiện về tỷ lệ doanh thu.

Hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN bao gồm những gì?

  • Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:
    • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
    • Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
    • Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;
    • Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
    • Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
    • Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với kết quả KH&CN là tài sản được hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước theo quy định của Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước, doanh nghiệp cần có Quyết định giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của cơ quan có thẩm quyền để tránh trường hợp sau khi được cấp bị hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN quy định tại Điều 10 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN như thế nào?

  • Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện trên nộp 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp cần mời chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của doanh nghiệp về Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, nếu khách hàng có thắc mắc hay vấn đề gì chưa rõ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh như trên tại Hội thảo “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ” diễn ra sáng ngày 25/3/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện do Bộ KH&CN phối hợp cùng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

Toàn cảnh Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Tham dự Hội thảo có: ông Huỳnh Thành Đạt - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; ông Vũ Hải Quân - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc ĐHQG TP. HCM; ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN; ông Lê Quân - Giám đốc ĐHQG Hà Nội.

Có trên 100 đại biểu tham dự trực tiếp và trên 300 đại biểu tham dự theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu trong nước và quốc tế, đại diện đến từ các đơn vị thuộc Bộ KH&CN; ĐHQG TP. HCM; ĐHQG Hà Nội; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hội doanh nhân trẻ TP.HCM; Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao; đại diện Sở KH&CN các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; mạng lưới các Hội tri thức và doanh nhân kiều bào từ các quốc gia, vùng lãnh thổ; một số doanh nghiệp tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam.

Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, doanh nghiệp được xác định là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, là cầu nối quan trọng trong việc chuyển hoá các thành tựu KH&CN vào cuộc sống. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao, đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành KH&CN mà còn là của tất cả các ngành, các cấp. Nhiệm vụ này rất cần sự chủ động tham gia tích cực và sự đồng hành xuyên suốt của các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học… Hiện nay, Bộ KH&CN đang khẩn trương triển khai các công việc để tái cơ cấu các chương trình KH&CN cấp quốc gia cho giai đoạn 5 năm và 10 năm tới. Một trong các nội dung được Bộ quan tâm là làm thế nào để đơn giản hoá thủ tục hành chính, tăng cường công khai minh bạch trong việc quản lý các chương trình, nỗ lực huy động tối đa các nhà khoa học, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong toàn quốc tham gia các chương trình KH&CN, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.

Hội thảo được tổ chức nhằm phổ biến chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ, từ đó thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài cùng triển khai các chương trình của Bộ KH&CN; nắm bắt nhu cầu chuyển giao, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng của các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong nước và nước ngoài; lắng nghe, trao đổi, đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách, mô hình hợp tác hiệu quả trong chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; kết nối, khơi mở tiềm năng hợp tác với mạng lưới đổi mới sáng tạo của người Việt Nam tại nước ngoài; đồng thời giới thiệu một số sáng chế, kết quả nghiên cứu, sản phẩm công nghệ có khả năng thương mại hóa của các nhà khoa học, trường đại học, tổ chức nghiên cứu tới cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo diễn ra gồm hai phiên chính: Phiên tham luận với các nội dung giới thiệu, làm rõ cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ; thực trạng kết nối công nghệ giữa khu vực nghiên cứu và khu vực sản xuất; nhu cầu hợp tác, nhận chuyển giao phục vụ ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; kinh nghiệm thành công trong đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp. Phiên trao đổi, thảo luận nhằm lắng nghe những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong triển khai các cơ chế, chính sách; đề xuất mô hình hợp tác giữa các nhà khoa học, các tổ chức trong nước, quốc tế và doanh nghiệp; tìm kiếm các giải pháp phát triển mạng lưới đơn vị trung gian về tư vấn tìm kiếm, chuyển giao công nghệ và đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp nhận, làm chủ công nghệ.

Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

Tại Hội thảo, các đại biểu chia sẻ thông tin về sự cần thiết triển khai và đề xuất tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, cũng như đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới các đơn vị trung gian hỗ trợ tư vấn trong triển khai chính sách hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao, làm chủ và đổi mới công nghệ…

4 tham luận, 12 ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp, các tổ chức đã được chia sẻ tại Hội thảo với các nội dung bao quát và cập nhậtvề các chính sách hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao, đổi mới công nghệ. Các diễn giả cung cấp nhiều thông tin hữu ích từ các Hiệp hội, các doanh nghiệp, làm rõ nhu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, những tác động rõ nét đổi mới công nghệ với sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực.

Để KH&CN là trụ cột cho phát triển, các nhà khoa học, doanh nghiệp tham dự tại Hội thảo kiến nghị Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, phát triển đổi mới, tăng cường nhập khẩu các công nghệ…; Việc hỗ trợ thông qua các chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia trực thuộc Bộ KH&CN, hay các quỹ đầu tư cho đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Cùng với đó là tập trung đầu tư các phòng thí nghiệm và nghiên cứu khoa học mạnh tại các trường, viện nghiên cứu trọng điểm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làm chủ công nghệ mới thông qua hợp tác, nhập khẩu và đổi mới công nghệ. Sớm ban hành cơ chế, chính sách về tài chính hỗ trợ triển khai Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia. Cần xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu về chuyên gia, công nghệ trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp. Bổ sung quy định ưu đãi đối với sản phẩm được tạo ra từ chuyển giao, đổi mới công nghệ. Sớm hoàn thiện các quy định về quản lý để doanh nghiệp được tham gia các chương trình hỗ trợ của nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cấp thiết của nền kinh tế.

Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu kết luận tại Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng đánh giá cao những chia sẻ của các đại biểu, doanh nghiệp. Thông qua Hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về vai trò, kinh nghiệm, sự kết nối giữa các trường đại học, các chuyên gia và mạng lưới tri thức người Việt Nam ở nước ngoài. Với tiềm năng khơi mở, nhiều hoạt động hợp tác như tìm kiếm chuyển giao công nghệ quốc tế.

Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học ngày hôm nay là thông tin tham khảo quan trọng, làm sao để doanh nghiệp coi đổi mới công nghệ là nhiệm vụ sống còn, Thứ trưởng Trần Văn Tùng chia sẻ.

Về định hướng của Bộ KH&CN trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu, trường đại học phải là chủ thể nghiên cứu mạnh, để làm sao có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu vào doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Đây là sự kiện KH&CN quan trọng không chỉ đối với các nhà quản lý trong việc nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả trong việc thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ đã ban hành mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ của nhà nước, là nơi để gặp gỡ trao đổi xây dựng mối liên kết về chuyển giao và đổi mới công nghệ giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học, tổ chức, mạng lưới về khoa học và công nghệ ở trong nước và quốc tế. Qua đó tạo động lực nhằm đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ trên cả nước trong thời gian tới./.