Đốt điện tim ở đau tốt nhất

Chào bác sĩ. Tôi được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh ngoại tâm thu. Bác sĩ gợi ý cho tôi phương pháp đốt điện tim điều trị ngoại tâm thu. Liệu đốt ngoại tâm thu có nguy hiểm và để lại biến chứng gì không? Sau đốt bệnh của tôi có khỏi hoàn toàn không? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên. (Thanh Trần, TPHCM)

Trả lời:

Chào bạn,

Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Bản chất của bệnh là do ổ ngoại vị ở tâm thất hoặc tâm nhĩ phát ra các nhịp bất thường và khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực, chóng mặt, hụt hẫng ở trong tim, khó thở, mệt mỏi... 
Hiện nay có ba phương pháp điều trị ngoại tâm thu là: thay đổi lối sống, đốt điện và uống thuốc. Trong đó, đốt ngoại tâm thu sẽ được lựa chọn cuối cùng khi thuốc và thay đổi lối sống không hiệu quả. Trường hợp của bạn nếu bác sĩ đã chỉ định và trước đó bạn có dùng thuốc nhưng không đỡ thì nên tiến hành can thiệp theo chỉ định.

Chúng tôi hiểu lo lắng của bạn về biến chứng khi đốt điện tim điều trị ngoại tâm thu. Tuy nhiên thực tế thì đốt ngoại tâm thu không quá nguy hiểm, nguy cơ biến chứng xảy ra khá thấp. Biến chứng thường gặp nhất là tổn thương mạch máu (bầm tím, chảy máu) tại vị trí luồn ống thông. Trong một vài trường hợp, việc đốt điện có thể làm xáo trộn hệ thống dẫn truyền trong tim, làm phát sinh các ổ phát nhịp bất thường mới. Hiếm gặp hơn, bệnh nhân đốt điện tim có thể gặp các cục máu đông gây đau tim hay đột quỵ.
Nhìn chung biến chứng khi đốt điện ngoại tâm thu vẫn thấp hơn lợi ích mà phương pháp này đem lại, do đó bạn đừng quá lo lắng. Phương pháp này cũng thuộc nhóm can thiệp không xâm lấn. Bạn chỉ cần gây tê tại vị trí can thiệp, không bị đau và có thể hồi phục rất nhanh sau đó.

Nhưng trong quá trình can thiệp thì người bệnh cũng có thể gặp phải một số rủi ro nhất định gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim. Tình trạng này phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ, cũng như vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người.

  • Làm rối loạn hệ thống điện tim, làm cho loạn nhịp tim nặng hơn, gây ra sẹo trên cơ tim.

  • Có thể làm tổn thương các mạch máu, chảy máu hoặc nhiễm trùng tại vị trí can thiệp.

  • Hình thành cục máu đông có thể dẫn đến những cơn đau tim hay đột quỵ (tỷ lệ nhỏ).

Nguy cơ biến chứng phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và sức khỏe của người bệnh. Chẳng hạn nếu bệnh nhân có tiền sử bị bệnh thận, tiểu đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, trên 75 tuổi… thì rủi ro cũng sẽ tăng lên.

Đốt điện tim ở đau tốt nhất

Đốt điện tim là một phương pháp điều trị ngoại tâm thu hiệu quả

Quá trình đốt điện ngoại tâm thu sẽ được bắt đầu bằng việc các bác sĩ sẽ tiến hành thăm dò điện sinh lý trong buồng tim để xác định vị trí phát nhịp bất thường gây ra ngoại tâm thu. Các dây thông điện cực đặc biệt được luồn vào da theo mạch máu vào trong tim. Đầu trong dây có nhiệm vụ dò tìm vị trí ổ phát nhịp bất thường. Trong khi đó, đầu ngoài dây kết nối với hệ thống máy thăm dò điện sinh lý để phân tích kết quả. 

Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một loại dây thông dụng để luồn vào vị trí đang tổn thương. Dây thông này sẽ truyền sóng radio từ máy điện sinh lý vào trong cơ tim. Khi đầu dây truyền điện cực đến cơ tim, năng lượng từ sóng radio sẽ loại bỏ các ổ gây rối loạn nhịp tim, từ đó giúp nhịp tim trở lại theo trật tự bình thường. 

Khả năng thành công của phương pháp đốt điện điều trị ngoại tâm thu rất cao, khoảng > 90%. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh ngoại tâm thu. Sau khi đốt điện tim, có nhiều người bệnh vẫn tái phát và phải tiếp tục đốt lần 2, lần 3, thậm chí nhiều hơn. 

Để giảm nguy cơ tái phát sau đốt ngoại tâm thu, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh kết hợp bổ sung thêm các thảo dược có tác dụng ổn định nhịp tim ví dụ như Khổ sâm. Nghiên cứu trên PubMed - Trang thông tin y khoa uy tín của Hoa Kỳ cho thấy, Khổ sâm có chứa  Matrin và Oxymatrin có tác dụng giúp ổn định nhịp tim, giảm tần suất, mức độ và phòng ngừa cơn ngoại tâm thu hiệu quả. Tại Việt Nam, đã có các sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh ngoại tâm thu chứa hoạt chất trong Khổ sâm, bạn có thể chủ động tìm hiểu thêm để nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh ngoại tâm thu. 

Video: Giới thiệu phương pháp đốt ngoại tâm thu

FAQ - Một số câu hỏi về đốt ngoại tâm thu

Khi nào người bệnh cần đốt ngoại tâm thu?

Theo Chuyên gia tim mạch Phạm Trần Linh - Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam, bác sỹ sẽ chỉ định đốt điện tim để chữa ngoại tâm thu khi mà thuốc cùng những biện pháp khác không mang lại hiệu quả. Cụ thể là các triệu chứng như mệt mỏi, hẫng hụt, ngưng tim tạm thời, khó thở, nghèn nghẹn ở cổ vẫn xuất hiện thường xuyên. Việc đốt ngoại tâm thu khi này có thể giúp bạn có cơ hội lấy lại nhịp tim ổn định.

Chi phí đốt ngoại tâm thu là bao nhiêu?

Ở mỗi bệnh viện thì có mức chi phí đốt điện tim khác nhau, phụ thuộc vào đó là bệnh viện công hay bệnh viện tư, trang thiết bị có hiện đại không, tình trạng của bệnh nhân, chính sách hỗ trợ. Trong đó dao động từ 50.000.000 đến 100.000.000 VNĐ.

Đốt điện xong có khỏi hoàn toàn không?

Phương pháp chữa ngoại tâm thu bằng đốt điện tim có tỉ lệ thành công cao (trên 90%), nhưng không phải là không thể tái phát. May mắn thì bạn chỉ cần đốt 1 lần, nhưng nếu rơi vào 1 trong các trường hợp dưới đây thì có lẽ bạn sẽ phải đốt lần 2, lần 3… Nguyên nhân là do:

  • Đốt điện thành công nhưng sau đó bệnh tái phát, xuất hiện thêm các vị trí gây ngoại tâm thu khác.

  • Đốt không thành công, không gây được cơn nên không tìm ra các vị trí gây ngoại tâm thu để đốt.

  • Gây được cơn nhưng không đốt hết hoàn toàn, vẫn còn “xót” lại những ổ ngoại tâm thu nên bệnh vẫn xuất hiện.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về phương pháp đốt ngoại tâm thu hoặc có câu hỏi về bệnh lý rối loạn nhịp tim, bạn hãy gọi tới Tổng đài 0981 238 219 để được tư vấn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh! 

Hơn một năm nay, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, nhịp thở không đều, gần như chỉ nằm nghỉ ngơi một chỗ, không thể làm việc nhà. Đi khám vài nơi, bác sĩ cho uống thuốc vẫn không đỡ. Chị bị ngất xỉu 5 lần và vô số lần muốn ngất.

"Cảm giác tim có lúc đập rồi ngừng một đoạn, rất khó chịu", bệnh nhân nói. Đầu tháng nay, bệnh viện địa phương chẩn đoán bệnh nhân gặp tình trạng nhịp tim nhanh, chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Quảng cáo

Nữ bệnh nhân 29 tuổi hồi phục sau khi triệt đốt điện sinh lý điều trị nhịp tim nhanh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Trần Lê Uyên Phương, Phó Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân mắc bệnh nhịp nhanh thất vô căn, biểu hiện với các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực. Những cơn nhịp nhanh thất kéo dài có thể gây tụt huyết áp, ngất xỉu, gần ngất, thậm chí nhiều trường hợp có thể đột tử, ảnh hưởng tính mạng. Ngoài ra, cơn nhịp nhanh xuất hiện liên tục, điều trị nội khoa không hiệu quả sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm lý.

Quảng cáo

Theo bác sĩ Phương, bệnh khá thường gặp ở người trẻ. Phòng khám Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi ngày đều tiếp nhận nhóm bệnh nhân này.

Bác sĩ Kiều Ngọc Dũng, Trưởng Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết một trong những phương pháp tiên tiến và rất hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp là triệt đốt điện sinh lý. Bác sĩ sẽ tìm những ổ rối loạn nhịp ở trong tim, những ổ phát nhịp nhanh thất để triệt đốt, giúp phục hồi nhịp xoang bình thường.

Bác sĩ can thiệp triệt đốt điện sinh lý. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau can thiệp, bệnh nhân cảm thấy khỏe, ăn uống ngon miệng, ngủ ngon. "Mọi thứ thay đổi rất nhiều, tôi không còn khó chịu, chóng mặt như trước, hy vọng có thể quay trở lại lao động bình thường", chị chia sẻ khi chuẩn bị xuất viện, ngày 21/12.

Đốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim khá phổ biến hiện nay bởi không cần phẫu thuật, tuy nhiên cũng cần hết sức lưu ý trước và sau khi đốt điện tim

Đốt điện tim ở đau tốt nhất

Nhưng lưu ý khi đốt điện tim từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn

Bài viết này sẽ là những lưu ý của các chuyên gia tại trước và sau khi tiến hành đốt điện tim mà các bạn nên biết

Đốt điện tim là gì?

Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, Đốt điện tim hay cắt đốt điện tim là phương pháp sử dụng năng lượng để tạo ra những vết sẹo nhỏ trong mô tim, từ đó ngăn ngừa các tín hiệu dẫn truyền bất thường trong trái tim gây rối loạn nhịp.

Cần lưu ý điều gì trước khi đốt điện tim?

Trước khi tiến hành đốt điện, các bác sỹ sẽ thông báo cho bạn cần ăn gì, uống gì trong vòng 1 ngày trước đó. Trong khoảng 6 - 8h trước khi tiến hành đốt điện, thông thường, bạn không cần ăn uống bất cứ thứ gì.

Bạn cần thông báo cho bác sỹ mọi loại thuốc mà mình đang sử dụng. Không ngưng dùng thuốc mình đang sử dụng trừ khi có chỉ định từ bác sỹ điều trị. Sau điều trị, bạn có thể ra về trong ngày.

Quy trình đốt điện tim như thế nào?

Một kíp thực hiện thủ thuật này bao gồm một bác sỹ, các y tá và kỹ thuật viên. Kỹ thuật này có thể thực hiện ở những bệnh viện chuyên khoa tim mạch, bệnh viện tuyến trung ương.

Các bước thực hiện:

Đốt điện tim ở đau tốt nhất

thông báo tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng

Cần lưu ý gì khi chăm sóc bệnh nhân sau đốt điện tim?

Bệnh nhân sau khi đốt điện tim theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cần phải cực kì lưu ý trong qua trình chăm sóc, cụ thể:

Ở bệnh viện

Bạn được đưa về phòng hồi sức. Tại đây, bạn sẽ được băng lại vết chọc ống thông qua da trong khoảng vài giờ. Bạn phải nằm trên giường và hạn chế cử động. Y tá sẽ hướng dẫn bạn và người nhà cách chăm sóc vết thương, những lưu ý cần thiết nếu gặp phải biến chứng. Bạn thông thường được chỉ định dùng thuốc aspirin ở nhà trong khoảng từ 2 – 4 tuần để hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông sau khi đốt điện.

Ở nhà

Đa số người bệnh sau đốt điện có thể hoạt động bình thường sau điều trị. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi ở nhà:

Gọi cấp cứu khi bệnh nhân có biểu hiện:

Lợi ích và rủi ro của phương pháp đốt điện tim

Đốt điện là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim có tỉ lệ thành công cao, trên 90%, ít có nguy cơ biến chứng và người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường chỉ sau vài ngày.

Người bệnh không bị đau, không có cảm giác khó chịu sau khi đã được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Đây cũng là ưu điểm quan trọng giúp phương pháp này được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới với những người mắc bệnh nhịp tim nhanh. Người bệnh sẽ được điều trị nhanh chóng mà không còn cần phải sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp.

Nguy cơ biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi thực hiện đốt điện tim là rất thấp. Những vấn đề thường gặp nhất khi áp dụng phương pháp điều trị này xuất phát từ các ống thông dài. Các ống thông này được đưa vào từ động mạch hoặc tĩnh mạch của bệnh nhân để về tim, có thể gây tổn thương mạch máu, chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Chuyên gia nhận định, đốt điện là phương pháp tiên tiến trong điều trị rối loạn nhịp tim với hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí cho một lần thực hiện là rất lớn và không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để áp dụng. Do đó, ưu tiên trong điều trị rối loạn nhịp tim vẫn là thuốc, kết hợp với luyện tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh.