Hệ thống ngân hàng máy là gì

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Hiện nay, các ngân hàng của Việt Nam đều sử dụng hệ thống ngân hàng hiện đại hóa để không bị tụt hậu so với nhau và trên thế giới trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ và sự hội nhập kinh tế thế giới. Để trả lời cho câu hỏi phần tiêu đề, trước tiên chúng ta sẽ đi vào khái niệm của core banking, hay còn gọi là lõi ngân hàng.

Core banking là gì?

Core banking là một hệ thống các phân hệ có liên quan đến các nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng như các khoản tiền gửi, tiền vay, vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng,... Thông qua hệ thống core banking, các ngân hàng có thể phát triển được thêm rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm khác nhau và quản lý vấn đề nội bộ một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Về bản chất, core banking chính là một hệ thống phần mềm tích hợp được nhiều ứng dụng tin học trong suốt quá trình quản lý các thông tin, tài sản, thực hiện các giao dịch và vấn đề quản trị rủi ro,... trong toàn bộ hệ thống hoạt động của các ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Core banking được xem như là trái tim của hệ thống thông tin trong ngân hàng. Nó bao gồm các vấn đề liên quan đến tiền, tài sản thế chấp, việc giao dịch, sổ sách, các dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin tại ngân hàng. Toàn bộ các giao dịch đều được chuyển qua hệ thống core banking trong khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo được việc duy trì các hoạt động cũng như xử lý các thông tin trong suốt thời gian hệ thống hoạt động.

Hầu hết các hệ thống core-banking hiện đại đều hoạt động không ngừng (24/7) để cung cấp Internet banking, những hoạt động giao dịch toàn cầu…thông qua ATM, Internet, điện thoại và debit card.

Core banking giúp khai thác các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn về cả số lượng và chất lượng. Các phần mềm mới chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code của chương trình.

Core banking giúp cho việc quản lý nội bộ diễn ra chặt chẽ, hiệu quả hơn. Với core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống chứ không như trước đây, khách hàng chỉ có thể giao dịch được tại chính nơi gửi tiền.

Core banking giúp ngân hàng thực hiện tốt việc quản trị rủi ro như giúp ngân hàng quản trị rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp… với nhiều mức quản lý khác nhau.

Vì sao 100% ứng dụng ngân hàng không phải do người Việt viết?

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Sau khi đưa ra khái niệm core banking là gì, có thể nói, các ứng dụng ngân hàng là một phần thuộc hệ thống core banking, do hệ thống này quản lý. Tại Việt Nam, các ngân hàng thường chọn giải pháp mua lại hệ thống core banking từ các công ty nước ngoài. Ví dụ, hệ thống core banking số 1 thế giới Temenos (Thụy Sĩ) được ngân hàng Techcombank, Sacombank, SeAbank, MB Bank, VP Bank,... mua lại và sử dụng. Hay hệ thống Silver Lake SIBS Axis được áp dụng tại VCB, BIDV, VietinBank, MSB,...

Vấn đề ở chỗ tại sao các ngân hàng Việt Nam không tự xây dựng một hệ thống core banking của riêng mình? Để xây dựng lại một hệ thống core banking từ những bước đầu tiên, theo ý kiến của các chuyên gia công nghệ, là tốn rất nhiều thời gian, trong khi hệ thống này lại cực kỳ phức tạp, thậm chí chi phí xây dựng hệ thống còn cao hơn phí mua lại bản quyền hệ thống.

Các ngân hàng thay vì tốn thời gian để xây dựng lại những hệ thống đã có sẵn trên thị trường thì việc bỏ tiền ra mua lại và có thể áp dụng hệ thống ngay lập tức là sự lựa chọn ít rủi ro nhất. Hơn nữa, các hệ thống có sẵn trên thị trường đã ổn định, thỏa mãn nhiều tiêu chuẩn khác nhau (vấn đề bảo mật, tiêu chuẩn người dùng,...), ít hoặc hầu như không xảy ra những lỗi không đáng có như cộng trừ tiền sai, các giao dịch bị bài toán double spending (gian lận lặp chi),... và đã được các ngân hàng tin dùng.

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Ngoài ra, ngôn ngữ lập trình của các hệ thống core banking thường sử dụng ngôn ngữ cũ, rất ít người sử dụng đến, nên việc tìm người phát triển hầu như là hiếm người có thể làm được. Thay vào đó, các ngân hàng sẽ mua lại hệ thống core banking, sau đó đội ngũ IT của ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì hệ thống này, hoặc lập trình thêm những phần cần thiết như các ứng dụng dịch vụ cho ngân hàng.

Các ứng dụng dịch vụ ngân hàng, phổ biến nhất là E-mobile Banking hoàn toàn do đội ngũ IT Việt Nam có thể viết và lập trình. Ví dụ ứng dụng E-mobile banking của ngân hàng Agribank do ngân hàng hợp tác cùng Công ty CP Giải Pháp Thanh Toán Việt Nam (VNPAY) phát triển, hay ứng dụng VCB-Mobile B@nking là sản phẩm Mobile Banking chính thức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Vì vậy không thể nói 100% ứng dụng ngân hàng không phải do người Việt viết.

Có thể chúng ta đang bị nhầm lẫn hệ thống core banking - ngân hàng lõi là một ứng dụng ngân hàng. Tuy nhiên, như những gì đã đề cập ở phần trên, core banking là một hệ thống phần mềm tích hợp được nhiều ứng dụng tin học.

Tại sao các ngân hàng thương mại ngày càng ít đầu tư vào core banking hiện nay?

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Mặc dù core banking mang lại khá nhiều lợi ích cho hoạt động của các ngân hàng, tuy nhiên, hệ thống này yêu cầu một lượng khá lớn về mức vốn để đầu tư triển khai cũng như các vấn đề liên quan khác trong quá trình thực hiện và triển khai các công đoạn quan trọng về hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong các ngân hàng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS Hà Nội, hệ thống core banking mới phải thỏa mãn yêu cầu quản lý của Ngân hàng nhà nước. Quy trình nghiệp vụ từ ngân hàng rót xuống các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tương thích với hệ thống core banking của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nước ngoài.

Ví dụ, khi phân loại tài khoản, có những loại thì phân loại theo tiền, có những loại thì gộp chung. Với hệ thống tài khoản nước ngoài là đa tệ và chỉ cần một tài khoản có thể áp dụng với nhiều ngoại tệ khác nhau, nhưng ở Việt Nam, hệ thống tài khoản, mẫu báo cáo thường thay đổi và các core banking nước ngoài rất khó đáp ứng.

Người Việt Nam có thói quen sử dụng tiền mặt, cộng với hệ thống hạ tầng chưa tốt nên dù các ngân hàng rất mong muốn phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nhưng điều này gặp vô vàn khó khăn.

Khi sử dụng hệ thống thông tin mới luôn gắn với việc “làm mới” ngân hàng, phải cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc, và đó thực sự là quá trình khó khăn, mệt mỏi. Để phát huy hết tính năng và công hiệu của công nghệ thì trong mỗi ngân hàng từ giám đốc, phòng ban, nhân viên phải thay đổi lề lối, quy trình làm việc, tầm nhìn chiến lược và sản phẩm dịch vụ.

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Ngoài ra, theo các chuyên gia của ngành ngân hàng hiện nay nhận định: việc áp dụng công nghệ hiệu quả có thể giúp các ngân hàng thương mại chiếm tới 50% cơ hội thành công trên thị trường. Tuy nhiên, nếu theo con đường đầu tư dài hạn cho công nghệ thì chi phí bỏ ra rất lớn, đòi hỏi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chất lượng tốt mới khai thác một cách hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh năng lực về tài chính lại đang gặp vấn đề yếu kém thì các ngân hàng phải chật vật xử lý các vấn đề ngắn hạn như thanh khoản, xử lý các khoản nợ xấu,...

Do đó, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ khắc phục các sự cố, trong khi điều quan trọng nhất là phải cảnh báo được sự cố và các công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá và thống kê thường xuyên.

Core banking đòi hỏi đồng bộ cả về mạng, bảo mật và các ứng dụng khác, nhưng hiện nay mới chỉ đồng bộ từng phần, mà chưa đáp ứng nhu cầu quản trị tập trung. Vì thì mà ngày càng ít ngân hàng thương mại đầu tư áp dụng hệ thống core banking trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp của mình.

Để theo kịp sự hiện đại hóa của ngành ngân hàng ở các nước phương Tây, ngành ngân hàng Việt Nam buộc phải đưa ra những quyết định dứt khoát và nhanh chóng để không bị bỏ rơi lại phía sau. Trong cuộc đua này, sở hữu hệ thống core banking hiện đại là điều kiện tiên quyết quyết định vị trí của các ngân hàng. Hiện cũng đã có khá nhiều ngân hàng thương mại như Vietbank, Sacombank,... đưa vào vận hành hệ thống core banking mới để cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước.

Xem thêm:Không chỉ kinh doanh vận tải, Grab chuẩn bị làm ngân hàng số toàn diện với vốn điều lệ 1.1 tỷ USD

Giải pháp ngân hàng lõi (Core Banking) được xem là trung tâm của hệ thống phần mềm tích hợp quản lý lõi core banking trong 1 hệ thống ngân hàng và nhiều hệ thống tài chính khác.

Giải pháp ngân hàng lõi được xem là trung tâm của hệ thống thông tin trong một hệ thống ngân hàng và nhiều hệ thống tài chính khác. Để không bị bỏ lại phía sau, các ngân hàng không ngừng thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống của mình bằng giải pháp ngân hàng lõi.

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Core banking - Giải pháp ngân hàng lõi tốt nhất

Vậy giải pháp ngân hàng lõi là gì?

Giải pháp ngân hàng lõi (core banking) là hệ thống các phân hệ liên quan đến nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như: tài khoản gửi tiền thanh toán, tiền vay, vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng. Thông qua hệ thống này, các ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và việc quản lý vấn đề nội bộ được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Core banking chính là hệ thống phần mềm được tích hợp nhiều ứng dụng tin học trong suốt quá trình quản lý thông tin, tài sản, thực hiện các giao dịch và vấn đề quản trị rủi ro,... trong hệ thống ngân hàng. Đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của ngân hàng thương mại hiện nay. 

Nền tảng công nghệ của Core Banking đã tạo ra những bước chuyển biến lớn trong các hoạt động của hệ thống ngân hàng. Thể hiện sức mạnh công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, quyết định tính đa dạng của sản phẩm, khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hóa các kênh dịch vụ.

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Core banking là hệ thống tập trung thông tin cần thiết của ngân hàng

Lợi ích của giải pháp Core Banking

Khai thác sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cả về số lượng và chất lượng

Việc phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Chỉ cần định nghĩa được tham số là có thể tạo ra được sản phẩm nhanh chóng và không cần chỉnh sửa code của chương trình. 

Hệ thống T24 (24h/ ngày) có thể tự động hóa được tất cả các lịch trình công việc đưa ra và phục hồi nhanh chóng và đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Với core banking, 1000 giao dịch có thể thực hiện trong 1 giây và quản trị được hơn 50 triệu tài khoản khác nhau. 

Quản lý nội bộ đạt hiệu quả tốt hơn

Tích hợp quản lý lõi banking giúp các ngân hàng quản lý vấn đề nội bộ chặt chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đối với hệ thống lõi core banking, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất tại ngân hàng là có thể thực hiện được các giao dịch với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau. 

Ở bất cứ thời điểm nào, bất cứ nơi nào mà khách hàng muốn, thậm chí là không cùng hệ thống ngân hàng cũng có thể thực hiện giao dịch một cách thuận tiện nhờ có core banking. 

Hỗ trợ quản trị rủi ro tốt hơn cho ngân hàng 

Việc tích hợp quản lý lõi ngân hàng giúp thực hiện quản lý rủi ro tốt hơn như: rủi ro thị trường, rủi ro về tín dụng, hay các vấn đề liên quan đến thanh toán và tác nghiệp,... ở nhiều mức độ, khía cạnh quản lý khác nhau. 

Hơn nữa, nhờ có sự ưu việt và tập trung hóa của core banking, ngân hàng dễ dàng nâng cao cách thức quản lý hệ thống các tài khoản của khách hàng. Đồng thời cung cấp những dịch vụ tiện ích nhất đến khách hàng của mình.

Hệ thống ngân hàng máy là gì

Giải pháp ngân hàng lõi giúp khai thác các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn

Ngoài ra, việc ứng dụng giải pháp lõi ngân hàng còn mang lại những lợi ích như:

  • Kiến trúc hiện đại và cập nhật, tính mô đun hóa và tham số hóa cao giúp ngân hàng phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn. Khả năng mở rộng linh hoạt, hỗ trợ việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong tương lai đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Cung cấp khả năng xử lý các giao dịch trực tuyến, toàn diện và thời gian thực. Hỗ trợ được yêu cầu kinh doanh quốc tế đa ngôn ngữ, đa tiền tệ.
  • Rút ngắn thời gian chạy xử lý cuối ngày, cuối tháng và cuối năm. Ngân hàng dễ dàng làm chủ được quá trình vận hành hệ thống và phát triển sản phẩm, dịch vụ. Từ đó tiết kiệm thời gian triển khai hệ thống, tiết kiệm nguồn lực triển khai.

Một số phần mềm core banking được ứng dụng tại ngân hàng

  • Siba - hệ thống core banking được áp dụng từ lâu, được phát triển dựa trên nền tảng FOX for DOS. Hệ thống Siba được sử dụng ở nhiều giai đoạn trước nhưng thời điểm hiện tại không còn đáp ứng được nhu cầu của con người.
  • Silverlake SIBS Axis - core banking được áp dụng chủ yếu tại một số ngân hàng như: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MSB,...
  • Teminos - phần mềm này được ứng dụng lần đầu tiên ở ngân hàng Techcombank. Và ở thời điểm hiện tại đã được triển khai tại nhiều ngân hàng khác như: SeAbank, MBbank, Sacombank,...
  • TCBS - hệ thống của Unisys hiện nay được triển khai tại ngân hàng ACB.
  • Symbol System -  core banking đang được áp dụng tại ngân hàng VIB, HDbank.
  • Hyundai - giải pháp lõi ngân hàng hiện được ứng dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank.
  • TI core -  phần mềm được triển khai tại ngân hàng Đại Á, MHB,...
  • I-Flex - lõi banking đang được ứng dụng ở ngân hàng PG bank, ngân hàng Liên Việt INDOVINA,...
Hệ thống ngân hàng máy là gì

Phần mềm core banking được nhiều ngân hàng ứng dụng, triển khai

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ những thông tin quan trọng về giải pháp lõi ngân hàng, cùng các vấn đề liên quan đến core banking. Từ đó sẽ áp dụng, lựa chọn giải pháp phù hợp cho hoạt động quản lý ngân hàng của mình. Để được tư vấn thêm về dịch vụ giải pháp ngân hàng lõi core banking phù hợp, khách hàng có thể liên hệ liên hệ qua email:   để nhận tư vấn chi tiết nhất.