Hàng nhập khẩu về triển làm thì hạch toán sao năm 2024

Hàng tạm nhập tái xuất là hàng hóa được mang vào một quốc gia để sử dụng tạm thời như thử nghiệm, triển lãm hoặc sửa chữa. Sau khi hoàn thành mục đích sử dụng tạm thời, hàng hóa sẽ được tái xuất khẩu về quốc gia gốc mà không phải trả thuế hoặc lệ phí nhập khẩu. Hàng tạm nhập – tái xuất thường đòi hỏi các thủ tục hải quan và giấy tờ hợp lệ như hóa đơn, vận đơn, công văn xác nhận của cơ quan chính phủ hoặc các bên liên quan. Để biết cách hạch toán hàng tạm nhập tái xuất thì mời các bạn cùng Tam Khoa tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây nhé.

Tham gia nhóm Trao đổi – chia sẻ tin tức kế toán cùng chúng tôi ngay để xem thêm nhiều tài liệu và kiến thức kế toán hay nhé.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

“Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”

Hàng tạm nhập – tái xuất (Temporary Import – Re-Export) là một quy trình nhập khẩu hàng hóa vào một quốc gia nhằm sử dụng tạm thời và sau đó xuất khẩu trở lại quốc gia gốc mà không chịu thuế hoặc lệ phí nhập khẩu.

Quy trình tạm nhập tái xuất yêu cầu các thủ tục hải quan được tuân thủ. Các giấy tờ hợp lệ như hóa đơn, vận đơn và giấy tờ xác nhận từ cơ quan chính phủ hoặc các bên liên quan có thể được yêu cầu.

Tạm nhập tái xuất mang lại lợi ích kinh tế và thúc đẩy sự phát triển quốc tế bằng cách giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp, hạn chế việc nhập khẩu không cần thiết và tạo điều kiện cho công việc tạm thời hoặc sự phát triển mới.

Hàng nhập khẩu về triển làm thì hạch toán sao năm 2024
Hàng tạm nhập tái xuất là gì

Như vậy:

– Tạm nhập là quá trình cho phép hàng hoá nước ngoài đi qua lãnh thổ một quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định trước khi xuất khẩu sang thị trường của quốc gia thứ ba.

– Tái xuất là giai đoạn tiếp theo sau quá trình tạm nhập. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xuất khẩu sang một quốc gia khác. Về mặt cơ bản, hàng hoá này đã trãi qua quá trình xuất khẩu hai lần, do đó được gọi là tái xuất.

Một số các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.

Các hình thức tạm nhập tái xuất

Có 3 hình thức tạm nhập tái xuất như sau:

1. G11/G21: Tạm nhập tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

2. G12/G22: Tạm nhập tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

Sử dụng trong trường hợp:

  • Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
  • Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
  • Tạm nhập tái xuất tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.

3. G13/G23: Tạm nhập tái xuất hàng miễn thuế.

Sử dụng trong trường hợp:

  • Tạm nhập tái xuất máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
  • Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.

Ưu, nhược điểm của tạm nhập tái xuất

Bên cạnh đó thì hình thức này cũng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Giúp thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có liên quan như hậu cần, bốc xếp, kho bãi, vận tải đường thủy, đường bộ, bảo hiểm,… Giúp thu được phí và tạo việc làm cho nhiều người.
  • Đã giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế. Hỗ trợ nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam ở trên thị trường quốc tế.
  • Nâng cao hội nhập kinh tế với nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.
    Hàng nhập khẩu về triển làm thì hạch toán sao năm 2024
    Ưu, nhược điểm của tạm nhập tái xuất

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá. Nguyên nhân chủ yếu là do hợp đồng bán có thể phát sinh trước hợp đồng mua.
  • Thời hạn tái xuất tại Việt Nam là 60 ngày. Nên có thể gây ra sự chèn ép về thủ tục, cũng như về giá của bên nhập khẩu hàng tái xuất đối với các doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó còn có các rủi ro liên quan đến việc hàng hóa không đúng với khai báo, hàng hóa không thể tái xuất xử lý, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường,…

Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất

Địa điểm thực hiện thủ tục

  • Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải (khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan 2014).
  • Địa điểm để thương nhân thực hiện khai báo hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất là trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục hải quan.

Hồ sơ thực hiện thủ tục

Khi thực hiện thủ tục hải quan thì người khai hải quan cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
  • Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
  • Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan

Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật hải quan 2014, thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan như sau:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
  • Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của Luật hải quan 2014.

Vai trò của thủ tục hải quan

  • Thủ tục hải quan là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý hành chính đối với hàng hoá tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ quốc gia.
  • Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quốc gia.
  • Thủ tục hải quan là công cụ để thống kê hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên lãnh thổ.
  • Thúc đẩy quá trình hợp tác, hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Thời hạn lưu hàng tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam

  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập;
  • Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.
  • Quá thời hạn trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy.
    Hàng nhập khẩu về triển làm thì hạch toán sao năm 2024
    Thời hạn lưu hàng tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam

Phương pháp kế toán thuế hàng tạm nhập tái xuất

a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Có các TK 111, 112, 331,…

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
  1. Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,…
  1. Kế toán hoàn thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) Có các TK 152, 153, 156 – Hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ) Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).

+ Thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất (ví dụ thuế nhập khẩu đã nộp khi nhập khẩu hàng phục vụ gia công, chế biến), ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 138 – Phải thu khác.

+ Khi nhận được tiền từ NSNN, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
  1. Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

+ Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,… (giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).

+ Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác) Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế nhập khẩu cho bên nhận ủy thác) Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế nhập khẩu).

+ Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

  • Có các TK 111, 112.

Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn không?

Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ áp dụng hai loại hoá đơn đó là hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng. Nhưng đối với hàng tạm nhập tái xuất có không phải xuất hóa đơn. Trong hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu cần có những loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan.
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
  • Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính.
  • Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra.
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Hợp đồng ủy thác.

Trong bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu không bao gồm hóa đơn xuất bán. Như thế, đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất thì không phải xuất hóa đơn.

Hàng nhập khẩu về triển làm thì hạch toán sao năm 2024
Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hoá đơn

Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?

Điều 13 tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định một số điều về miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định. Cụ thể như sau:

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định được miễn thuế theo Khoản 9, Điều 16, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy định tại Điểm c, Khoản 9, Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác. Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.

– Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm: Container rỗng có hoặc không có móc treo, bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng, các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

– Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Việc bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định này

Khoản 20, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT, theo đó:

– Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

– Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Kết luận

Vậy là qua bài viết trên chắc hẳn là bạn đã nắm được các thông tin cũng như cách hạch toán hàng tạm nhập tái xuất, khi thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa doanh nghiệp và kế toán nên tìm hiểu đầy đủ về các yêu cầu, thủ tục hải quan đối với các quy trình xuất nhập khẩu loại hàng này để tránh vi phạm các quy định của pháp luật. Nếu bạn còn có thắc mắc khác thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé.

Tam Khoa hiện đang cung cấp các giải pháp phần mềm tự động hạch toán và phần mềm kế toán có thể tự động đọc và lấy dữ liệu từ hóa đơn điện tử có sẵn, tự động hạch toán các nghiệp vụ chỉ với 1 CLICK đồng thời tự động đồng bộ sang phần mềm kế toán để bạn dễ dàng thực hiện kết toán, lập các báo cáo tài chính và thực hiện kết chuyển số liệu cuối kỳ. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi trong hôm nay để được tư vấn và nhận các ưu đãi cực khủng nhé.