Giấy cam kết thế chấp tiếng anh là gì năm 2024

Vậy giải chấp tiếng Anh là gì? Những quy định về giải chấp và những điều cần phải lưu ý trong quá trình giải chấp là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Giải chấp tiếng Anh là gì?

“Giải chấp tiếng Anh là Mortgage Lien release là một văn bản có tính pháp lý được tiến hành sau khi có sự đồng thuận của hai bên: bên cho vay và bên đi vay.”

Văn bản này được bên cho vay soạn thảo với thông tin nói về khoản vay thế chấp ngân hàng đã được giao dịch đủ và hoàn tất.

Nói một cách đơn giản hơn, khi bạn cần một khoản tài chính tại ngân hàng để dùng cho mục đích tiêu dùng hay kinh doanh thì bạn sẽ sử dụng tài sản thế chấp của bạn cho ngân hàng. Tài sản đó có thể là nhà ở, chung cư, xe ô tô, sổ đỏ… Khi hoàn tất thủ tục cho vay đồng nghĩa các tài sản này được ngân hàng cất giữ trên giấy tờ.

Sau một thời gian vay theo thỏa thuận của hai bên, khi bạn đã thanh toán toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi cho bên cho vay thì bên ngân hàng sẽ làm hồ sơ để giải chấp tài sản trước đó bạn đã giao nộp cho ngân hàng. Quá trình này gọi là giải chấp, tức là tài sản đó giờ đây không còn là tài sản đảm bảo cho khoản vay nữa. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài sản này vào mục đích khác của bạn, thậm chí tiếp tục làm thủ tục thế chấp nếu như bạn cần nguồn vốn mới.

Trong tiếng Anh thì giải chấp hay xóa đăng ký thế chấp còn được gọi với cái tên khác nữa là Satisfaction of mortgage. Về bản chất, Mortgage Lien release hay Satisfaction of mortgage đều là khái niệm dùng để chỉ quá trình giải trừ thế chấp cho tài sản của khách hàng đang được ngân hàng tạm giữ. Tất nhiên quá trình này chỉ diễn ra khi khoản nợ đã được trả hết.

Trái ngược với khái niệm Satisfaction of mortgage thì trong tiếng Anh còn có khái niệm Mortgage, có nghĩa là thế chấp. Tức là bên vay phải giao nộp tài sản đảm bảo hợp đồng vay của họ cho ngân hàng. Nhưng giải chấp chỉ diễn ra khi trước đó đã diễn ra quy trình thế chấp.

Điều kiện tiến hành giải chấp

Nếu đã hiểu giải chấp tiếng Anh là gì thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua quy trình tiến hành giải chấp. Hãy cùng tiếp tục theo dõi nhé.

Khách hàng tức bên vay muốn tiến hành giải chấp ngân hàng khi đến thời hạn hoặc sớm hơn thời hạn quy định của hợp đồng thì bắt buộc phải đảm bảo những điều kiện dưới đây:

Thứ nhất, bên vay phải trả hết khoản vay cho ngân hàng. Chỉ khi hợp đồng cho vay được thanh lý thì bên ngân hàng mới tiến hành các thủ tục pháp lý để giải chấp.

Thứ hai, bên vay có tài sản thế chấp khác đảm bảo giá trị hợp đồng của khoản vay và muốn đổi tài sản này thay cho tài sản đã thế chấp trước đó. Trong trường hợp này bên ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản mới, sau đó làm hợp đồng thế chấp tài sản mới đồng thời làm văn bản giải chấp tài sản thế chấp trước đó.

Với những trường hợp người vay muốn tiến hành giải chấp trước thời hạn thì sau khi trả hết khoản vay cần cầm phiếu nộp tiền gặp nhân viên tín dụng và trình báo muốn giải chấp ngân hàng.

Như vậy, một trong những điều kiện tiên quyết để tiến hành giải chấp là bên vay phải thanh toán trước hoặc ít nhất thanh toán đúng theo quy định. Còn nếu như việc thanh toán nợ gốc bị chậm so với quy định thì quá trình giải chấp không được thực hiện đúng hạn và để lại hệ quả.

Hệ quả khi giải chấp không đúng hạn

Nếu như khoản vay không được trả đúng hạn thì nó sẽ được chuyển thành nợ quá hạn thậm chí nợ xấu. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới uy tín của người vay và liên đới tới uy tín về năng lực thẩm định và cho vay của cán bộ tín dụng và phòng ban mà người vay thực hiện giao dịch.

Những năm gần đây, vấn đề này càng cần phải lưu ý hơn. Bởi hiện nay rất nhiều các khoản vay không chỉ vay cá nhân mà vay doanh nghiệp thì tài sản thế chấp thường không đảm bảo năng lực tài chính. Điều này dẫn tới những rủi ro thậm chí hậu quả lớn cho cả bên vay và bên cho vay khi nợ gốc không trả đúng hạn, quá trình giải chấp, thanh lý bị vướng mắc.

Cụ thể, khi bên vay không thực hiện trả gốc đúng hạn thì hệ quả:

– Với bên vay:

– Không được giải chấp đúng hạn, tài sản thế chấp bị ngân hàng giữ lại.

– Bị ghi nhận xấu trên lý lịch tín dụng. Điều này sẽ khiến bên vay mất uy tín và rất khó khăn khi thực hiện các khoản vay sau này.

– Bị phạt tiền do nợ quá hạn đồng thời sẽ liên tục bị tín dụng liên lạc dưới nhiều hình thức khác nhau, thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín công việc, ảnh hưởng gia đình, tâm lý và sức khỏe… – Trường hợp xấu nữa là người vay sẽ không bán được tài sản thế chấp thậm chí bị niêm phong, thông báo thanh lý nếu họ không cung cấp được tài liệu chứng tỏ họ đã thanh toán xong khoản vay và tài sản đó hoàn toàn được sử dụng theo mục đích cá nhân của họ.

– Đối với bên cho vay (ngân hàng):

Nhân viên tín dụng là người đầu tiên bị ảnh hưởng, sau đó liên đới tới phòng ban của nhân viên đó. Điều này phản ánh năng lực thẩm định, cho vay của nhân viên tín dụng chưa tốt. Hơn nữa, khi khách hàng không trả đúng thậm chí không đủ năng lực trả nợ thì ngân hàng buộc phải trích khoản dự phòng cho khoản vay, điều này giảm thu nhập của bên cho vay. Còn tài sản thế chấp sẽ được định giá lại và sau đó tiến hành phát mại.

Những thủ tục giải chấp ngân hàng

Tùy thuộc vào từng tài sản thế chấp khác nhau mà thủ tục để giải chấp cũng có một số điểm khác nhau. Nhưng về cơ bản thì thủ tục và quy trình giải chấp sẽ bao gồm những bước sau:

Về hồ sơ

– Văn bản thông báo giải chấp của ngân hàng;

– Đơn đề nghị xóa đăng kí thế chấp tài sản (có thể là nhà, xe ô tô hoặc tài sản khác);

– Các giấy tờ chứng minh chủ sở hữu tài sản là bên vay (giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, thẻ căn cước công nhân, giấy đăng kí kết hôn…)

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người làm thủ tục giải chấp là người được ủy quyền (trong trường hợp được ủy quyền)

Quy trình giải chấp sẽ bao gồm:

– Nộp hồ sơ cho văn phòng công chứng nơi đăng ký thế chấp;

– Bộ phận phụ trách tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ;

– Thực hiện xóa giải chấp tài sản;

Bài viết đã làm rõ khái niệm giải chấp tiếng Anh là gì, điều kiện và thủ tục tiến hành giải chấp cũng như hệ lụy nếu không giải chấp đúng hạn. Hi vọng thông tin trên giúp bạn nắm rõ luật để có giao dịch tín dụng hiệu quả.