Giáo án học vui vẻ chơi an toàn

Giáo án học vui vẻ chơi an toàn

GIÁO ÁN HĐTN LỚP 1: CHỦ ĐỀ 2:HỌC VUI VẺ, CHƠI AN TOÀN

CHỦ ÐỀ 2: HỌC VUI VẺ, CHƠI AN TOÀN​


MỤC TIÊU: Với chủ đề này, HS:

1. Kiến thức: - Thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi và tự bảo vệ bản thân.

Kiểm tra bài cũ: Chào lớp Một

- Em đã làm quen được bao nhiêu thầy cô, bạn bè mới? - Em cảm thấy như thế nào khi gặp thầy, cô và bạn bè mới? - Em ấn tượng hay thích người nào nhất? Vì sao em thích người ấy? - GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới:

*Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Mục tiêu: Giúp HS có cảm xúc tích cực với các hoạt động trong một ngày ở trường, hào hứng khám phá chủ đề mới. Cách tổ chức: -GV cho cả lớp hát bài Em yêu trường em. -Hỏi cả lớp:+ Cảm xúc của HS sau khi hát bài hát này? + Bạn nào không còn khó chịu khi buổi sáng bố mẹ gọi dậy đi học? + Vì sao em vui vẻ đến trường? + Vì sao chưa vui vẻ khi đi học? - HS trả lời, GV lắng nghe, động viên, khích lệ HS. - GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh? + Phía trên là hoạt động trong giờ chơi. + Bên dưới là giờ học với hình ảnh cô giáo đang giảng bài, các bạn HS đang giơ tay phát biểu với gương mặt vui vẻ. - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: + Các bạn trong tranh có cảm xúc như thế nào khi tham gia các hoạt động ở trường? + Các em thích mình giống bạn nào trong bức tranh này?

GV chốt: Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động trong một ngày ở trường, nhận biết và thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi, biết được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ khi ở trường.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường

- Mục tiêu: Giúp HS kể tên được các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường và xác định được hoạt động đó có ích lợi gì, mình thích nhất hoạt động nào.

Cách tổ chức: Quan sát tranh và trả lời theo nhóm đôi. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết: + Tên các hoạt động diễn ra 1 ngày ở trường theo trình tự các bức tranh. + Các hoạt động khác ở trường của em ( nếu có) GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chốt đá GV hỏi:+ Trong các hoạt động đó, em thích nhất hoạt động nào? Vì sao? + Trong các giờ học, em thích giờ học nào nhất? Vì sao? GV tổng kết ý kiến của HS, nêu ý nghĩa của các HĐ diễn ra trong 1 ngày và khuyến khích HS thực hiện giờ nào việc nấy.

*Hoạt động 3: Thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực.

Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện việc thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực. Thông qua HĐ này, GV củng cố viêc thực hiện nhiệm vụ 2 trong SGK HĐTN 1. Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 3. GV yêu cầu mở VBT HĐTN1, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Những bạn nào trong tranh học tập tích cực? Vì sao? +Những bạn nào học tập không tích cực? Vì sao? HS chia sẻ trong nhóm về những việc mình đã làm trong giờ học tích cực trong tuần qua và những lợi ích của việc học tập mang lại. (VD: Tớ chăm chú nghe cô giảng nên tớ hiểu bài nhanh). GV đặt câu hỏi cho lớp chia sẻ trong nhóm: Em thực hiện những việc làm nào để giờ học tích cực? GV mời HS chia sẻ phần thảo luận của nhóm. GV rèn một số tín hiệu để quản lí hành vi để quản lí HS trong giờ học. VD: Khi cô để ngón tay lên miệng cả lớp giữ yên lặng. Cô gõ thước vào bảng tất cả chú ý nhìn lên bảng,... ( GV đưa các tín hiệu mà mình hay dùng với HS để HS hiểu và làm theo, để giờ học tích cực hơn,…) GVchốt: Chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu, ghi chép bài cẩn thận, không nói chuyện riêng, không trêu chọc bạn, không ăn quà vặt, không ngủ gật, không mất tập trung và nhìn ra cửa sổ hay nằm bò ra bàn trong giờ học,…gây ảnh hưởng đến lớp học, tích cực tham gia làm việc nhóm.

3.Củng cố, dặn dò:

- Ở trường,em cảm thấy như thế nào? Trong các giờ học em thích giờ học nào nhất? vì sao? Em muốn thay đổi gì ở giờ học của cô để giờ học trở nên thú vị hơn? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo. HS trả lời - Cả lớp hát. - HS trả lời + Một nhóm bạn đứng góc bên trái đang ngắm hoa và trò chuyện vui vẻ; + Ở giữa là nhóm các bạn nam và nữ đang chơi trò chơi dân gian “ Mèo đuổi chuột”; + Một nhóm bạn đứng góc bên phải đang thích thú nhìn các bạn chơi. + Tranh 1: Bố mẹ đưa con đến trường. + Tranh 2: Giờ học ở lớp + Tranh 3: Vui chơi trong ra chơi + Tranh 4: Giờ học chiều + Tranh 5: Giờ học ngoại khóa ( học võ). Tranh 6: Bố/ mẹ đón con khi tan học. HS thảo luận nhóm Đại diện HS trả lời + Những bạn trong tranh học tập tích cực: giơ tay phát biểu; những bạn chăm chú nghe giảng; những bạn đang ghi chép bài; Bạn đứng lên phát biểu.

+ Những bạn trong tranh học tập không tích cực: Ở dãy bàn bên trái: Hai bạn nam ngồi bàn cuối cùng đang nói chuyện riêng; bạn nữ ngồi bàn thứ 4 đang ăn quà vặt; bạn nam ngồi ở bàn thứ 3 đang ngủ gật. Ở dãy bàn bên phải: Bạn nam ngồi ở bàn cuối cùng đang không tập trung, lơ đãng nhìn ra ngoài của sổ; bạn nam ngồi ở bàn 4 đang nằm gục xuống bàn; bạn nam ở bàn 3 đang giật tóc trêu chọc bạn tr

  • File size 31.7 KB Download 9

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 8: an toàn khi vui chơi

I.          Mục tiêu: HS có khả năng:

–           Nhận diện được những nơi có nguy cơ không an toàn, không  nên đến gần

–           Nhận diện được những trò chơi không an toàn, không nên chơi

–           Nêu được những việc nên và không nên làm để đảm bảo vui chơi an toàn

–           Biết từ chối và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi có thể gây ra tai nạn, thương tích

II.         Chuẩn bị:

1.         Giáo viên: -Bộ tranh ảnh hoặc thẻ chữ về 1 số nơi vui chơi an toàn và nơi có thể gây tai nạn thương tích

–           Bộ tranh về các trò chơi không an toàn

–           Một quả bóng nhỏ

2.         Học sinh: -Nhớ lại: Những trò chơi an toàn, những tình huống gây tai nạn, thương tích mà các em biết hoặc đã gặp phải trong thực tiễn đời sống

III.       Các phương pháp  – hình thức dạy học tích cực:

–           Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm

IV.       Các hoạt động dạy học

            Hoạt động của GV                Hoạt động của HS

Khởi động

-GV tổ chức cho HS chơi ném bóng và kể lại trường hợp bản thân/ người khác bị thương khi vui chơi

-GV nhận xét những tình huống HS vừa kể trong trò chơi và chốt lại: Nếu không cẩn thận, các em sẽ rất dễ bị tai nạn, thương tích trong khi vui chơi. Vì vậy, chúng ta phải biết vui chơi an toàn       

-HS tham gia

Khám phá – kết nối

Hoạt động 1: Xác định hành động an toàn và không an toàn khi vui chơi

Bước 1: Làm việc theo nhóm

-GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 HS

-Yêu cầu HS quan sát tranh 6/SGK để xác định những nơi vui chơi an toàn và không an toàn

-Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Việc làm của các bạn trong tranh 2,4,6 có thể dẫn đến hậu quả gì?

Bước 2: Làm việc chung cả lớp

-GV yêu cầu đại diện nhóm nêu tranh thể hiện: Hành động vui chơi an toàn, hành động vui chơi không an toàn

-Yêu cầu HS lắng nghe tích cực để có thể bổ sung ý kiến khác nhóm nêu trước nếu có ý kiến khác

-GV ghi các ý tương ứng lên bảng

-GV khuyến khích HS nêu hậu quả của các hành động trong tranh 2,4,6 và ghi nhận tất cả các ý kiến của HS

-GV phân tích để HS hiểu sâu sắc hơn hậu quả của những hành động vui chơi không an toàn này

Hoạt động 2: Kể  những trò chơi an toàn, không an toàn em đã tham gia

-GV khuyến khích HS nêu thêm những hành động vui chơi an toàn, hành động vui chơi không an toàn mà các em đã tham gia

-GV khuyến khích HS nhớ lại những gì đã học để xác định những trò chơi không an toàn mà các em đã chơi, hoặc các bạn khác đã chơi

-GV ghi lại nhưng trò chơi không trùng lặp mà HS đã nêu lên bảng

-GV bổ sung thêm những trò chơi không an toàn và chốt lại

-Hỏi: +Em sẽ làm gì nếu được rủ tham gia những trò chơi không an toàn?

+Nếu chỉ từ chối để giữ an toàn cho bản thân thì đã đủ chưa? Chúng ta có cần giữ an toàn cho bạn không? Nếu có thì em nên làm gì? 

-HS thực hiện theo yêu cầu

-HS chia sẻ

-HS thảo luận

-HS sắm vai

-HS lắng nghe

-HS giơ tay  nói về cách làm thiệp

-HS theo dõi

HS thực hành

-HS tham gia

-HS ghi nhớ

Vận dụng

Hoạt động 5: Thực hiện những điều thầy cô dạy hằng ngày

-HD HS thường xuyên thực hiện những điều thầy cô dạy để rèn luyện thói quen tốt trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày

Tổng kết:

-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều đã học và cảm nhận của em sau khi tham gia các hoạt động

-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Thầy cô giáo dạy em học chữ, học điều hay, lẽ phải để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội. Em cần biết ơn và kính yêu thầy, cô giáo           

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS lắng nghe, nhắc lại

Củng cố dặn dò

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị tiết sau   

-HS lắng nghe

sinh hoạt tập thể

I.Mục tiêu:

– Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.

– GDHS chủ đề 4 “An toàn cho em”

– Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

– Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.

– Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.

II.Đồ dùng dạy – học:

–           GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…

–           HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo nhóm.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức:

– GV  mời lớp trưởnglên ổn định lớp học.

2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau

a/ Sơ kết tuần học

* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.

*Cách thức tiến hành:

– Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.

– Lần lượt các trưởng nhóm lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.

Sau báo cáo của mỗi nhóm, các thành viên trong lớp đóng góp ý kiến.

– Lớp trưởng nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng nhóm và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Nếu các bạn không còn ý kiến gì thì cả lớp biểu quyết thống nhất với nội dung mà các trưởng nhóm đã báo cáo.

– Lớp trưởng tổng kết và đề xuất tuyên dương cá nhân, nhóm, ban điển hình của lớp; đồng thời nhắc nhở nhóm, nhóm nào cần hoạt động tích cực, trách nhiệm hơn (nếu có).

– Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:

+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng nhóm; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.

+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.

+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).

+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo.

– Lớp trưởng: Chúng em cảm ơn những ý kiến nhận xét của cô. Tuần tới chúng em hứa sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn.

– Lớp trưởng: Trước khi xây dựng kế hoạch tuần tới, mời các bạn ở ban nào về vị trí ban của mình.

b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới

* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.

*Cách thức tiến hành:

-Lớp trưởng yêu cầu các trưởng nhóm dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện.

– Các nhóm thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi nhóm.

– Lớp trưởng cho cả lớp hát một bài trước khi các nhóm báo cáo kế hoạch tuần tới.

– Lần lượt các Trưởng nhóm báo cáo kế hoạch tuần tới.

Sau mỗi nhóm báo cáo, tập thể lớp trao đổi, góp ý kiến và đi đến thống nhất phương án thực hiện.

– Lớp trưởng: Nhận xét chung tinh thần làm việc và kết qủa thảo luận của các nhóm.

Các bạn đã nắm được kế hoạch tuần tới chưa? (Cả lớp trả lời)

– Lớp trưởng: Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng thực hiện nhé! Bạn nào đồng ý cho 1 tràng pháo tay.

– Lớp trưởng: mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.

– Giáo viên chốt lại và bổ sung kế hoạch cho các nhóm.          

-HS hát một số bài hát.

-Các trưởng nhóm nêu ưu điểm và tồn tại việc thực hiện hoạt động của các nhóm.

– Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp.

– HS nghe.

–  HS nghe.

– Các nhóm thực hiện theo lớp trưởng.

– Các ban thảo luận và nêu kế hoạch tuần tới.

– Trưởng nhóm lên báo cáo.

3. Sinh hoạt theo chủ đề

-Tổ chức trò chơi đoán tên bạn dựa trên đặc điểm bên ngoài: GV làm phiếu nhận biết trong đó có nêu 1 vài đặc điểm như: tóc, khuôn mặt, chiều cao,… của HS trong lớp cho vào hộp

-Mời HS lên bốc thăm, sau đó đọc to, rõ nội dung trong phiếu và có quyền đoán bạn có đặc điểm trong phiếu là ai; nếu không đoán được thì các bạn trong lớp sẽ tham gia đoán. Bạn nào đoán đúng sẽ được khen hoặc thưởng

Đánh giá

g)         Cá nhân tự đánh giá

GV HD HS tự đánh giá việc thể hiện lòng kính yêu thầy cô theo các mức độ dưới đây:

-Tốt: Thực hiện được thường xuyên tất cả các yêu cầu sau:

+Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình và giới thiệu được với bạn

+Luôn nói lời khích lệ vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực

-Đạt: Đã nhận biết được những nét bên ngoài của mình, nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực nhưng chưa thường xuyên

-Cần cố gắng: đã nhận biết được một vài nét bên ngoài của mình, chưa nói được lời khích lệ về vẻ bên ngoài của người khác theo hướng tích cực

b) Đánh giá theo tổ/ nhóm

– GVHD tổ trưởng nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm,… hay không

c) Đánh giá chung của GV

GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổnhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung

4. Củng cố – dặn dò

– Nhận xét tiết học của lớp mình.

– GV dặn dò nhắc nhở HS  

-HS tham gia trò chơi

-HS đánh giá lẫn nhau

-HS theo dõi

-HS lắng nghe