Gian lận thi cử là gì nguyên nhân

Các hành vi gian lận thi cử, từ việc nhìn trộm bài của bạn đến nhìn trộm tài liệu hoặc đáp án trong khi thi, đã trở thành hiện tượng phổ biến và thậm chí được coi là chứng bệnh nan y trong ngành giáo dục. Các nhà khoa học vừa phát hiện lí do tại sao chúng ta rất khó giải quyết tận gốc vấn đề này.

Xem thêm: Bí quyết thi cử

Theo một nghiên cứu mới của Mỹ, nồng độ cao hơn của 2 hoóc môn trong cơ thể chúng ta - testosterone và cortisol - khuyến khích sự gian dối và các hành vi vô đạo đức khác.

Trong đó, testosterone là chất chịu trách nhiệm về nhu cầu tình dục và sự phát triển cơ ở đàn ông, nên còn được biết đến với tên gọi "hoóc môn sinh dục nam". Cortisol là chất được tiết ra trong các thời điểm căng thẳng, gắn liền với cảm giác nhận biết "đương đầu hoặc bỏ chạy".

Gian lận thi cử là gì nguyên nhân

Robert Josephs, giáo sư tâm lý học thuộc Đại học Texas (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu cho biết, lượng testosterone cao hơn tạo cho chủ nhân dũng khí để làm trò gian lận. Trong khi đó, những người sở hữu lượng cortisol cao hơn vì đang trong tình huống stress, càng có thêm lí do để gian dối.

Ông Josephs giải thích: "Lượng testosterone tăng cao làm giảm cảm giác sợ hãi về sự trừng phạt, nhưng lại làm gia tăng tính nhạy cảm với sự tưởng thưởng. Lượng cortisol tăng cao có liên quan đến một trạng thái khó chịu của căng thẳng mạn tính, có thể vô cùng nguy hại".

Giáo sư Josephs và các cộng sự cũng khám phá ra rằng, sự gian dối làm giảm lượng cortisol và xoa dịu căng thẳng về cảm xúc. Điều này ám chỉ, bản thân sự gian dối là một dạng giải tỏa stress ở người.

Giáo sư Josephs nói thêm rằng, hiện tượng trên dẫn đến một hậu quả đáng tiếc: sự lặp lại hành vi trái với luân thường đạo lý. Cụ thể là, kẻ gian dối cảm thấy khá hơn sau đó, đồng nghĩa với nhiều hành vi gian dối nữa có thể được thực hiện trong tương lai.

Phát hiện mới cho thấy, việc hạ nồng độ testosterone và cortisol trong cơ thể có khả năng làm giảm nguy cơ chủ nhân gian dối.

Một nghiên cứu trước đây từng hé lộ, các tác động của testosterone đối với hành vi của con người có thể bị loại bỏ bằng cách khen thưởng theo nhóm, thay vì khen thưởng từng cá nhân.

Để hạ nồng độ cortisol trong cơ thể ai đó, mức độ stress của người đó cần phải giảm xuống. Điều này từ lâu đã được chứng minh là có thể khả thi thông qua các phương pháp như tập yoga, thiền và tập luyện thể dục, thể thao.

Xem thêm: Cách Chuẩn Bị Tốt Cho Một Bài Kiểm Tra

Các nhà nghiên cứu tin rằng, nguyên nhân thực sự của sự gian dối có thể dính líu đến các đặc tính hóa học nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác, ám chỉ một số người, chẳng hạn như những người đang bị stress nghiêm trọng, có thể dễ thực hiện các hành vi gian dối hơn. Khám phá của họ cũng cho thấy, việc kỷ luật nặng giáo viên hoặc học sinh dính líu đến gian lận thi cử có thể không phải là cách giải quyết vấn đề đầy đủ và đúng hướng.

Tuấn Anh 

Theo Daily Mail

Mục lục

  • Suy nghĩ về gian lận trong thi cử
      • Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 1
      • Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 2
      • Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 3
      • Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 4
      • Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 5

Suy nghĩ về gian lận trong thi cử

Tổng hợp những bài làm văn Suy nghĩ về gian lận trong thi cử hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về gian lận trong thi cử thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 1

Môi trường giáo dục được xem là một trong những môi trường văn minh nhất. Tuy nhiên ta cũng phải thừa nhận rằng, hiện nay cũng lại có rất nhiều vấn đề xoay quanh môi trường văn minh này khiến cả xã hội quan tâm như bạo lực học đường, bệnh thành tích hay nói cụ thể hơn đó chính là hiện trạng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay ngày càng đang diễn ra với cách thức khác nhau tinh vi hơn rất nhiều.

Đầu tiên ta phải hiểu được rằng việc gian lận trong thi cử là gì? Rất dễ có thể nhận thấy được việc gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, hay đó chính là việc học sinh lại mang tài liệu vào phòng thi. Gian lận cũng tính cả việc chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận được nhắc đến ở đây dường như không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh nữa. Có thể nhận thấy được chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” thật sạch sẽ, thông suốt cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn mà nền giáo dục nước nhà cũng đã và đang có những trường hợp này.

Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng cũng chính biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu. Ta như thấy được hơn hết có nhiều người biết rõ tình trạng gian lận này nhưng mà cũng không lên tiếng. Họ như lại sợ vạ lây hay nghĩ đó cũng chẳng phải việc của mình nên bỏ qua làm ngơ. Có thể thấy được chính việc gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh. Những việc này như đã làm hư học sinh, điều này như cũng đã khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, khiến chó các em như có thói quen thật dựa dẫm. Đáng buồn hơn nữa đó chính là khiến cho các em như lại không có ý chí vươn lên phấn đấu dành thành tích. Đã có biết bao nhiêu thế hệ học sinh đi qua là lại có bấy nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ tận gốc để nó không còn xuất hiện nữa.

Người ta bảo “ngựa quen đường cũ” ta như thấy được chính việc gian lận cũng vậy. Ta như thấy được cũng chính các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Nếu như để nó diễn ra thành thói quen thì điều này thật không tốt một chút nào cả. Nhận xét về vai trò của nhà trường trong việc đối phó với những nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Ta như thấy được nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì sẽ chẳng có một học sinh nào dám gian lận. Nhà trường cũng cần có những kỷ luật thép để có thể răn đe các em. Bên cạnh đó người giáo viên cũng cần phải thật minh bạch trong vấn đề điểm. Thi cử cần phân loại rõ rằng, nghiêm ngặt trong công tác coi thi để cho kỳ thi diễ ra một cách công bằng nhất.

Nhắc đến hậu quả mà việc gian lận trong thi cử hiện nay thì nó dường như cũng lại gây ra rất lớn và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến với các em  – những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu như các em cứ gian lận trong thi cử, chạy theo bệnh thành tích và những tấm bằng thì hậu quả cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến các em ngay từ lúc nhỏ. Khiến cho các em cứ bị nhầm tưởng chẳng cần phải bỏ công sức gì mà vẫn có kết quả ngoài mong đợi. Các em chỉ cần “dối trá”, gian lận là có thể đạt được những điều mình mong muốn và rồi sau này đến ra cuộc đời thực thì các em phải làm sao? Có tấm bằng thành tích trên tay nhưng thật chất trong đầu lại không có chút kiến thức gì. Bởi lý do là tấm bằng có được là do các em dùng những chiêu trò trong thi cử, những đồng tiền hối lộ,… Cuộc sống sẽ trả lời cho các em tất cả, nó sẽ đào thải tất cả những người mà không có kiến thức thật, không có năng lực. Cho nên các em hãy cố gắng học, không chỉ cho điểm số mà cho chính mình và tương lai của mình sau này.

Thật đáng buồn thay khi tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều. Ta như thấy tình trạng gian lận này nó diễn ra dường như không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kì thi tốt nghiệp, mà ngay ở những kỳ thi quan trọng như thi Đại học cũng không hiếm thấy. Lý do là xã hội ở Việt Nam còn quá chạy theo bằng cấp, nhìn bằng cấp để đáng giá nguồn nhân lực của mình cho nên việc thi cử muốn đỗ đạt cao đều là mong muốn của tất cả mọi học sinh, phụ huynh bởi người ta luôn coi trọng kết quả của tấm bằng.

Như vậy, ta có thể khẳng định được hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp và chồng chéo. Ta như thấy được các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này. Đồng thời nó dường như cũng phải mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất tránh những tình trạng gian lận này diễn ra phổ biến trong môi trường sư phạm.

Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 2

Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên…Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.

Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.

Xem thêm:  Sách Lịch sử văn học Việt Nam tập 3, viết về “Truyện Kiều” như sau: “Nguyễn Du đã vạch ra cho mọi người thấy những thủ phạm hung ác của cuộc đời nhưng liền sau đó, ông lại lấy số kiếp, nghiệp chướng để che lấp tội ác của chúng”. Hãy giải thích ý kiến trên

Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu dành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này.

Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo.

Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.

Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu.

Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kì thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.

Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn.

Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.

Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 3

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dần đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít ỏi với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiên thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thanh sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”…. nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xoá bó “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Xem thêm:  Cảm hứng về chính nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo”

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 4

Có thể thấy được rằng kho xã hội ngày càng phát triển thì việc học học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm hơn lữa. Lý do là bởi học tập được xem là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng, ta như thấy được rằng chính thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy cũng như việc học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều trong thời gian gần đây. Và một trong những nguyên nhân làm việc học tập đi xuống là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Đầu tiên ta cũng phải hiểu được như thế nào là thiếu trung thực? Sự thiếu trung thực chính là công việc làm không đúng, những hành động thật không ngay thẳng hay là không hề thật thà đối với một vấn đề được giao. Qủa thật việc thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, mà người học dường như lại coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Thực tế chó thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ chốt và cốt lõi nhất ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Đã có rất nhiều học sinh đã quá lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên cũng đã như dẫn đến việc học kém đi rất nhiều. Tuy học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao để nhận được những lời khen thì bắt buộc phải quay cóp. Trên thực tế cũng cho thấy được rằng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, hay đến lúc làm bài kiểm tra trên lớp do mất bình tĩnh, và do thiếu tự tin vào bản thân mà luôn luôn nghĩ rằng mình không làm được bài hoặc có là được điểm cũng không cao nên đã  đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh mặc dù biết đó là một hành động tồi.

Tất cả chúng ta ngày nay dường như cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc cho học sinh lẽ ra phải chăm chỉ nhưng đã phải gian dối. Ta có thể thấy được một trong những nguyên nhân khách quan và dễ nhận thấy nhất ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho chính con mình. Phần lớn ta biết được rằng chính học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, học thêm rất nhiều môn không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà các em dường như bị thúc ép còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… Những điều này thực sự cũng đã khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Có thể nói được rằng chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã gây ra, khiến cho rất nhiều học sinh phải “oằn” mình ra để có thể thực hiện sao cho bằng được ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời” cả. Bên cạnh đó thêm một nguyên nhân nữa đó chính là chỉ có một số người lại ưa thành tích, họ dường như cũng đã ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thậm chí là việc thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng ta thấy đó, những việc học đối phó, thiếu trung thực của một người học sinh ngày càng tràn lan, và đó chính là do một phần nền giáo dục nước nhà còn quá lạc hậu, học phát triển chưa đồng bộ. Thực sự vấn đề học thì nhiều mà thực hành thì ít đang diễn ra rất phooe biến. Ta cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng chương trình học hiện nay quá nặng nề và yêu cầu rất cao. Việc học nặng nề không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Bởi lẽ rằng chính do lượng kiến thức trong một buổi giảng dường như là quá nhiều mà thời gian giảng dạy 45 phút mà thôi. Các bệnh trong nền giáo dục đáng nói nhất để khiến cho việc học sinh không trung thực trong thi cử đó chính là bệnh thành tích. Vì để thi đua với các lớp lấy phong trào chung của toàn trường thì ta như thấy được hiện tượng giáo viên buông lỏng việc thu cử cho học sinh hiện nay là có thật. Chính những điều này đã làm cho các em không thoát ra được những vòng luẩn quẩn về thành tích. Và thực sự đã có nhiều em coi việc gian lận trong thi cử như đã thành thói quen khó bỏ. Thói quen đó như ăn sâu vào chính tâm hồn của các em.

Qủa thực ta như thấy được chính việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh chắc chắn rằng cũng sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa, ta như thấy được rằng chính việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người. Mỗi người học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Có lẽ rằng chính cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay đó chính là hiện tượng “ngồi nhầm lớp” hay đó chính là vấn nạn “bằng cấp giả”. Nếu như không ngăn chặn tình trạng này thì cũng rất dễ gây đến việc nền giáo dụ bị suy thoái.

Chúng ta cần có những giải pháp, những biện páp thật cụ thể. Đó chính là học sinh phải thay đổi từ ngày hôm nay. Các em cũng phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Hơn nữa thì các giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Và phải giáo dục cho các em biết rằng đó là một hành động xấu cần phải khắc phục. Không chạy theo bệnh thành tích. Về phía gia đình cũng cần phải sát sao hơn nữa, giáo dục con đúng cách, không nên tạo áp lực cho con mình khiến các em có tâm lý sợ sệt khi kỳ vọng của bố mẹ quá lớn lao.

Xem thêm:  Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã viết: “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Giải thích hai câu thơ trên. Qua “Truyện Kiều”, hãy làm sáng tỏ thêm hai câu thơ đó

Qủa thực mỗi học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Và ta như biết được rằng chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập cũng như vấn đề thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Suy nghĩ về gian lận trong thi cử – Bài làm 5

Việc thiếu trung thực trong thi cử là do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là do những yếu tố tác động từ bên ngoài, như là sức ép phải đạt thành tích cao từ phía cha mẹ, thày cô; do hiện tượng này xảy ra phổ biến và trở thành thói quen xấu trong cộng đồng học sinh. Song “thái độ thiếu trung thực trong thi cử” thì chỉ do một nguyên nhân chủ quan, đó là từ chính ý thức của người học sinh. Trong thi cử, thiếu trung thực là quay cóp, sử dụng tài liệu, là chép bài, là ăn trộm kiến thức…

Nhiều học sinh do lười học hay học bài chưa kĩ, đến lớp gặp bài kiểm tra, vì muốn được điểm cao nên đã thiếu trung thực, quay cóp, xem bài bạn…Đó là những hành vi sai trái cần lên án và phê bình một cách nghiêm khắc. Bởi gian lận trong thi cử để lại thật nhiều tác hại khó lường. Trước hết, khi bạn quay cóp bạn trở thành một con tù nhân bị lệ thuộc vào những kiến thức ảo. Cái tâm lí dựa dẫm một cách lén lút khiến bạn luôn ở thế bị động trong cuộc chiến và rất khó khăn để thoát ra được. Bạn làm bài phụ thuộc vào sách vở, vào kiến thức của người khác, vì thế kết quả sẽ không thật và không tốt. Hơn thế nữa, gian lận sẽ tạo điều kiện cho bạn mắc vào nhiều thói xấu khác đó là lười nhác, ỷ lại và lừa dối. Nếu gian lận một lần mà trót lọt sẽ khiến bạn có ý định tái phạm thêm một, hai và có thể nhiều lần nữa. Vì bạn thấy: cần gì phải ra sức học làm gì cho mệt người, tốn công. Chỉ cần “khéo léo” một chút thôi thì chẳng học gì vẫn được điểm cao, có khi còn được tuyên dương nữa chứ. Và cứ thế bạn càng lấn sâu hơn vào bùn đen tội lỗi. Bạn chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt (có điểm số cao) mà quên không nghĩ tới tác hại vô cùng to lớn của thái độ thiếu trung thực ấy. Này nhé, bạn gian lận là lừa dối thày cô, bè bạn. Tự bạn đã tha hoá bản thân, biến mình thành con người không trung thực, mất đi đức tính cao quý ngàn đời của cha ông và cả dân tộc Việt Nam. Bạn không cảm thấy day dứt với lòng mình hay sao? Rồi bạn có nghĩ đến việc nếu bị phát hiện bạn sẽ mất hết lòng tin yêu của mọi người, bị đánh giá và nhìn nhận theo một cách khác. Hơn thế bạn sẽ bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật, bị nêu gương xấu trước toàn trường. Như vậy có đáng???

Song thiếu trung thực trong thi cử để lại tác hại lớn nhất là không có kiến thức. Khi bạn gian lận, bạn đã tự tạo cho mình một lỗ hổng rất lớn trong kho tri thức. Càng gian lận nhiều thì hố càng sâu và kiến thức càng vơi bớt. Giả dụ khi bạn làm bài sai hay không làm được bài, bạn sẽ được thầy cô chỉ bảo, chữa lỗi để rồi thật nhớ và thêm vốn kiến thức cho mình. Nhưng bạn gian lận thì tất cả chỉ là cơn gió thoáng qua và không ghi lại được chút kiến thức nào. Cứ như thế, thật lo ngại thay khi bước vào đời – Với một kho kiến thức ảo. Càng đáng lo hơn khi những kiến thức ảo ấy tiếp tục hoành hành song song với nhưng tấm bằng vô giá trị mà lại trở thành rất giá trị hiện nay. Tiến sĩ giấy, bằng giả đâu còn là chuyện gì xa lạ trong hiện thực cuộc sống! Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận. Hậu quả là giảm sút năng suất, hiệu quả công việc, kinh tế tụt hậu…Bởi không có kiến thức thì làm sao có thể làm việc được…

Có rất nhiều biện pháp đã được đề ra trong nhà trường và từng lớp học. Song quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người chúng ta. Trung thực trong thi cử không những đem lại kiến thức, khẳng định cái tôi cá nhân trong sáng, mà nó còn thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người xung quanh. Vì vậy, chúng ta – chủ nhân tương lai của đát nước, hãy sống một cách trung thực, lành mạnh, góp phần xây dựng nếp sống đẹp tuổi học trò, để môi trường học đường thật trong sạch và đáng tự hào. Hãy chăm chỉ học tập, trau dồi, nâng cao kho tri thức để thật tự tin trước mỗi bài kiểm tra, nỗ lực rèn luyện đạo đức để có đủ nghị lực tránh khỏi những cạm bẫy trong thi cử. Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền cho các bạn mình cùng thực hiện: tuyên dương, học tập những tấm gương sáng trong cuộc vận động “Hai không”, kiên quyết chống lại hiện tượng gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Sự phối hợp của các cơ quan đầu ngành giáo dục, phụ huynh học sinh và nội quy kỉ luật nhà trường sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi hiện tượng đáng phê phán trên.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay,mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này.Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình,chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi cao những tấm gương về đạo đức cao cả. Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “Bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” để giáo dục học sinh.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Suy nghĩ về gian lận trong thi cử hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về gian lận trong thi cử thật hay và đạt được kết quả cao.