Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

  • Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Mục đích: bàn luận, đánh giá tính đúng sai, hay dở, có sự trao đổi với người đối thoại

Quảng cáo

- Yêu cầu:

   + Bàn luận với những người biết, quan tâm

   + Chỉ bình luận khi có ý kiến riêng được nêu ra, thật lòng muốn thuyết phục

a, Trong đoạn trích Xin lập khoa luật, Nguyễn Trường Tộ đưa ra nhận định, đánh giá đúng- sai, hay – dở, đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng

- Các lập luận nhằm hướng tới khẳng định vai trò quan trọng, xây dựng hệ thống luật phép cho quốc gia

b, Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lý do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế: đất nước cần có luật pháp, nhưng luật không chỉ công bằng mà cần đáp ứng đạo đức

c, Đoạn trích Xin lập khoa luật bình luận vì thể hiện tính chất xuất vấn đề đồng thời lập luận hướng vào thuyết phục với nhận xét, tư tưởng của tác giả

Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận

Quảng cáo

   + Nêu rõ thái độ, sự đánh giá của con người trước vấn đề được đưa ra

   + Trình bày rõ ràng trung thực

Bước 2: Đánh giá được vấn đề cần bình luận

   + Cho rằng quan điểm mình đúng, bác bỏ cái sai

   + Kết hợp các phần đúng, loại phần sai, tìm ra điểm chung sự đánh giá

   + Đưa ra cách đánh giá riêng

Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận

   + Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết

   + Bàn về những vấn đề sâu xa hơn

Bài 1 (trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Quảng cáo

Bình luận không giống giải thích, chứng minh, không phải sự kết hợp giữa chứng minh với giải thích:

   + Ba kiểu này hoàn toàn khác nhau

   + Bản chất bình luận là tranh luận vấn đề mà mọi người đều biết hoặc có ý kiến riêng về vấn đề đó

Bài 2 (Trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Đoạn văn trên sử dụng thao tác bình luận:

- Chủ đề bình luận: vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta

- Mục đích lập luận: cần có một chương trình truyền thông hiệu quả để những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

- Lập luận triển khai chặt chẽ, có hệ thống, giàu sức thuyết phục

   + Bài viết mở đầu ấn tượng mạnh với người đọc

   + Bình luận, phân tích chính xác về thần chết của giao thông

   + Trích dẫn số liệu cụ thể làm căn cứ

   + Đề xuất của tác giả

Bài 3 (trang 73 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là sống có đạo đức

- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng, cho mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Yêu cầu thao tác lập luận bình luận là gì

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Câu hỏi: Bình luận là gì? Thao tác lập luận là gì?

Trả lời:

- Bình luận là:  Bình luận là bài văn nghị luận viết ra để trình bày ý kiến, thái độ trước một vấn đề nào đó (một ý kiến, một quan điểm, một hiện tượng đời sống, một phương pháp, sáng kiến, phát minh…); phản hồi là dùng lí lẽ. dẫn chứng làm cho thấy vấn đề đó đúng sai, lợi hại, có ý nghĩa to, nhỏ như vậy nào, và bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối. Có rất nhiều dạng bài phản hồi với những phương pháp triển khai, những phương pháp làm bài văn phản hồi khác nhau.

- Thao tác lập luận là: Thao tác lập luận là quá trình triển khai lí lẽ một cách lôgic nhằm phát hiện thêm một chân lí mới từ chân lí đã có.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các thao tác lập luận trong văn nghị luận nhé!

1. Thao tác lập luận giải thích

- Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2. Thao tác lập luận phân tích

- Định nghĩa: Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3. Thao tác lập luận chứng minh

- Định nghĩa: Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

4. Thao tác lập luận so sánh

– Khái niệm: Là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5. Thao tác lập luận bình luận

- Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .

- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

6. Thao tác lập luận bác bỏ

- Định nghĩa: Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

- Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.

- Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.

- Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.

- Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

7. Phân biệt các thao tác lập luận trong văn bình luận

Thao tác

Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng

Cách làm

Giải thích

Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình

- Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ

- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Phân tích

- Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ.

- Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng.

- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc

- Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết

- Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa- Các cách phân tích thông dụng

+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét

+ Phân loại đối tượng

+ Liên hệ, đối chiếu

+ Cắt nghĩa bình giá

+ Nêu định nghĩa

Chứng minh Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề

- Đưa lí lẽ trước

- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi em có thể thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.

Bình luận

- Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng ... đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại...; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

- Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng"

Bình luận luôn có hai phần:

- Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận.

- Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí)

So sánh

- Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật

- Có so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

- Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc.

- Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

- Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Bác bỏ

- Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải tại sao như thế là sai.

* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.

- Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách.

a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ

- Dùng thực tế

- Dùng phép suy luận. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng.

c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương.