Gãy xương sống mũi thương tật bao nhiêu phần trăm

Gãy xương mũi hoặc chấn thương sụn có thể gây ra sưng nề, điểm đau chói, quá di động, tiếng lạo xạo, chảy máy mũi, và bầm tím quanh ổ mắt. Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng. Điều trị có thể bao gồm nắn chỉnh, làm vững bằng việc nhét gạc chặt bên trong và nẹp bên ngoài. Tụ máu vách ngăn được dẫn lưu không trì hoãn.

Xương mũi là xương mặt bị gãy nhiều nhất vùng mặt vì nó ở vị trí trung tâm và bị nhô ra. Tùy thuộc vào cơ chế chấn thương, gãy xương hàm trên, ổ mắt, hoặc xương sàng và tổn thương các ống dẫn lệ mũi có thể cùng xảy ra.

Các biến chứng bao gồm mất thẩm mỹ và mất chức năng. Tụ máu vách ngăn là sự ứ máu dưới màng sụn có thể dẫn đến hoại tử vô khuẩn hoặc hoại tử nhiễm trùng sụn đi cùng biến dạng sập mũi. Gãy xương sàng có thể gây ra sự rò rỉ dịch não tủy, có nguy cơ cao bị viêm màng não hoặc áp xe não. May mắn thay, biến chứng này rất hiếm.

Các triệu chứng và dấu hiệu của gãy mũi

Chấn thương vùng mặt gây chảy máu mũi gợi ý có gãy xương cánh mũi. Các triệu chứng và dấu hiệu khác bao gồm biến dạng mũi một cách rõ ràng hoặc kín đáo, sưng, điểm đau chói, lạo xạo và mất vững. Có thể có hiện tượng rách, bầm máu (mũi và quanh ổ mắt), lệch vách ngăn, và nghẹt mũi. Tụ máu vách ngăn nhìn giống như một chỗ phồng màu đỏ tía vùng vách ngăn. Chảy dịch não tủy (CSF) ở mũi là dịch trong, nhưng cũng có khi bị lẫn với máu làm cho rất khó xác định.

  • Khám thực thể

Chẩn đoán dựa trên khám thực thể. Chụp X-quang thường quy gãy xương mũi thường ít hiệu quả do độ nhạy và độ đặc hiệu thấp. Nếu nghi ngờ bị gãy xương hoặc có kèm biến chứng ở mặt, cần thực hiện chụp cắt lớp hàm mặt. Que thử glucose tại giường không xác định chính xác chảy dịch não tủy ở mũi và không được khuyến cáo.

  • Điều trị triệu chứng
  • Dẫn lưu không trì hoãn với máu tụ vách ngăn
  • Với biến dạng, có thể trì hoãn việc nắn chỉnh

Điều trị ngay lập tức bao gồm kiểm soát triệu chứng bằng chườm lạnh và thuốc giảm đau. Tụ máu vách ngăn phải được rạch và dẫn lưu ngay lập tức để tránh nhiễm trùng và hoại tử sụn.

Việc nắn chỉnh chỉ cần thiết trong các gãy xương gây biến dạng lâm sàng có thể nhìn rõ hoặc tắc nghẽn đường thở ở mũi. Mốc nắn chỉnh được xác định bằng nhìn trên lâm sàng hoặc cải thiện hô hấp. Việc nắn chỉnh thường được trì hoãn trong vòng từ 3 đến 5 ngày sau chấn thương để giảm sưng nề, sau đó nên thực hiện trong vòng 2 tuần sau chấn thương, trước khi hình thành can xương. Gãy xương mũi ở người lớn có thể nắn chỉnh sau khi gây tê tại chỗ; với trẻ em thì cần gây mê.

Chấn thương sụn thường không cần nắn chỉnh. Trong những trường hợp hiếm gặp, khi biến dạng vẫn còn ngay cả khi đã đỡ sưng nề, cũng thường chỉ cần nắn chỉnh và đặt nẹp dưới tê tại chỗ là đủ.

Gãy vách ngăn rất khó duy trì được vị trí giải phẫu và thường cần phải phẫu thuật vách ngăn sau đó.

Gãy lá sàng và rò rỉ dịch não tủy (CSF) cần nhập viện nghỉ ngơi trên giường, tư thế đầu cao, và đặt dẫn lưu vùng thắt lưng. Chăm sóc dẫn lưu và sử dụng kháng sinh thay đổi theo tùy trường hợp. Nếu sự rò dịch não tủy vẫn không được giải quyết, có thể cần phải phẫu thuật nền sọ.

  • Mối quan tâm chủ yếu của gãy xương mũi là tụ máu vách ngăn, chảy máu mũi, nghẹt mũi, thẩm mỹ và vỡ lá sàng.
  • Chụp X-quang xương mũi ít cần thiết.
  • Dẫn lưu máu tụ vách ngăn mũi không trì hoãn.
  • Trì hoãn nắn chỉnh và một số phương pháp điều trị khác trong vòng từ 3 đến 5 ngày để chờ hết phù nề.

Gãy xương sống mũi thương tật bao nhiêu phần trăm

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương răng - hàm - mặt được quy định như thế nào? Mong nhận được sự tư vấn trong thời gian sớm nhất, xin chân thành cảm ơn Hữu Tín (***@gmail.com)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương răng - hàm - mặt được quy định tại Chương 12 Tổn thương cơ thể do tổn thương răng - hàm - mặt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Tổn thương Răng - Hàm - Mặt

Tỷ lệ (%)

  1. Xương hàm, gò má, cung tiếp và khớp thái dương - hàm

1. Gãy xương hàm trên; gãy xương hàm dưới; gãy xương gò má, cung tiếp can tốt, không ảnh hưởng chức năng

8-10

2. Gãy xương hàm trên hoặc xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn

21-25

3. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can tốt

16-20

4. Gãy cả xương hàm trên và xương hàm dưới can xấu, gây sai khớp cắn

31-35

5. Gãy xương gò má cung tiếp can xấu

16-20

6. Mất một phần xương hàm trên hoặc một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)

31-35

7. Mất một phần xương hàm trên và một phần xương hàm dưới từ cành cao trở xuống (đã tính cả tỷ lệ mất răng)

7.1. Cùng bên

41-45

7.2. Khác bên

51-55

8. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc xương hàm dưới

61

9. Tổn thương xương hàm, khớp thái dương hàm gây dính khớp hạn chế há miệng

9.1. Từ 1,5 đến 3cm

21-25

9.2. Dưới 1,5cm

36-40

10. Khớp giả xương hàm hay khuyết xương làm ảnh hưởng đến chức năng nhai.

26-30

11. Trật khớp hàm dễ tái phát (không còn điều trị)

16-20

II. Răng (tính cho răng vĩnh viễn)

1. Mẻ răng điều trị bảo tồn

Tính bằng 50% mất răng

2. Mất một răng

2.1. Mất răng cửa, răng nanh (số 1, 2, 3)

1,5

2.2. Mất răng hàm nhỏ (số 4, 5)

1,25

2.3. Mất răng hàm lớn số 7

1,5

2.4. Mất răng hàm lớn số 6

2,0

3. Mất từ 2 đến 8 răng ở cả hai hàm thì tính tỷ lệ theo Mục 2

Ghi chú: Nếu không lắp được răng giả tỷ lệ nhân đôi. Nếu đã lắp răng giả tỷ lệ tỉnh bằng 50% mất răng.

4. Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm

15- 18

5. Mất toàn bộ một hàm hoặc mất từ 20 răng trở lên ở cả hai hàm

21-25

6. Mất toàn bộ răng hai hàm

31

III. Phần mềm

Khuyết hổng lớn ở xung quanh hốc miệng, tổn thương mũi, má nhưng chưa được phẫu thuật tạo hình làm trở ngại đến ăn, uống, nói.

Gãy xương sống thương tích bao nhiêu phần trăm?

XII. Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
3.1. Gãy, xẹp thân một đốt sống 21-25
4. Gãy, xẹp thần hai hoặc ba đốt sống trở lên
4.1. Xẹp thân hai đốt sống 26-30
4.2. Xẹp ba đốt sống 36-40

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cột sống không gây tổn ...lawnet.vn › ngan-hang-phap-luat › tu-van-phap-luat › linh-vuc-khac › ty-l...null

Gãy xương chính mũi bao lâu thì lành?

Thông thường các trường hợp bị gãy xương mũi sẽ lành lại từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian hồi phục của mỗi bệnh nhân được đánh giá dựa trên các yếu tố sau: Phụ thuộc vào tình trạng sưng nề mũi, chảy máu mũi, thông khí mũi và các dấu hiệu tổn thương sọ não.

Gãy xương cổ tay thì tỷ lệ thương tật là bao nhiêu?

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương bàn tay và khớp cổ tay.

Làm sao để biết gãy sống mũi?

Các dấu hiệu gãy sống mũi bao gồm:.

Bầm tím, sưng và đau quanh mũi..

Chảy máu cam..

Mũi biến dạng, xoắn hoặc vẹo..

Khó thở ở một hoặc cả hai bên mũi..

Lệch vách ngăn..

Vùng da dưới mắt đổi màu như vết thâm..