Gan nhu mô không đều là bệnh gì năm 2024

Nang gan chủ yếu hình thành do di truyền, không gây ra triệu chứng rõ rệt, có thể được phát hiện tình cờ trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh vùng bụng. U nang có thể lành tính, ác tính hoặc tiền ác tính, cần được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, nhiễm trùng,… hoặc nguy cơ hóa ác. Tùy vào từng loại u nang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Gan nhu mô không đều là bệnh gì năm 2024

Bệnh nang gan là gì?

Nang gan là thương tổn bao gồm một hoặc nhiều các khoang chứa dịch trong nhu mô gan, thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi làm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ hoặc chèn ép đường mật.

Gan nhu mô không đều là bệnh gì năm 2024
Nang gan là một nhóm các khoang chứa dịch trong nhu mô gan

Phân loại nang gan thường gặp

Các loại nang gan thường gặp bao gồm:(1)

1. Nang đơn giản

Đây là dạng nang gan phổ biến nhất, có cấu trúc thành mỏng, nhẵn, được lót bằng một lớp biểu mô hình khối, tiết ra dịch lỏng trong,không thông với đường mật trong gan. Nguyên nhân hình thành nang đơn giản vẫn chưa có kết luận chính xác, hầu hết đều là bẩm sinh và thường xuất phát từ các ống mật bất thường trong quá trình phát triển phôi thai. Kích thước nang gan có thể thay đổi đường kính từ vài mm đến vài chục cm.

2. Gan đa nang

Gan đa nang có thể hình thành do các ống mật bất thường bị tách ra khỏi đường mật và giãn dần, tạo thành các nang. Nguyên nhân được đề ra là do sự suy giảm của lông mao trong đường mật, dẫn đến tăng sinh tế bào ống mật và hình thành các u nang. Loại nang gan này chủ yếu là bẩm sinh và thường liên quan đến bệnh thận đa nang nhiễm sắc thể thường trội (ADPKD) hoặc có thể chỉ giới hạn ở gan. Bệnh Gan đa nang được định nghĩa khi có ít nhất 20 thương tổn dạng nang trên gan, liên quan đến đột biến của 2 gen: gen PRKCSH và gen SEC63.

3. U nang đường mật

U nang đường mật (BCA) là một sang thương phát triển chậm, hình thành từ các ống mật. Cơ chế bệnh sinh của loại tổn thương này vẫn chưa được xác định chính xác. Một số giả thuyết cho rằng, u nang đường mật là một bệnh lý bẩm sinh hình thành từ lạc nội mạc tử cung/ sự bất thường của ống mật phôi thai/ thứ phát sau quá trình cấy ghép. Cấu trúc này là một dạng hỗn hợp không đồng nhất, cấu tạo gồm các vách ngăn chứa thành phần chất nhầy (95%) hoặc huyết thanh (5%).

4. U nang nhầy

U nang đường mật (BCA) và ung thư biểu mô tuyến đường mật ác tính (BCAC) là hai loại u nang gan phức tạp phổ biến nhất, chiếm khoảng 3 – 5% u nang gan, cùng với các u nhú nội mô (IDPN) tạo thành một tập hợp các u nang được gọi là u nang nhầy. Trong đó, BCA là tổn thương đa ngăn có nguồn gốc từ biểu mô đường mật. Xét về mặt mô học, cấu tạo BCA gồm có 3 lớp: lớp collagen bên ngoài, lớp đệm và một lớp biểu mô trụ tiết chất nhầy. Những tổn thương này phát triển chậm, kích thước từ 1,5 – 35 cm, được tìm thấy nhiều nhất ở thùy phải của gan. Xác suất biến đổi ác tính từ BCA thành BCAC là 20 – 30%.

Gan nhu mô không đều là bệnh gì năm 2024
Một số loại nang gan có nguy cơ tiến triển thành ung thư

Triệu chứng nang gan

Phần lớn u nang gan đơn giản không có triệu chứng cho đến khi kích thước tăng lên (thường xảy ra ở 15 – 16% trường hợp). Các triệu chứng không đặc hiệu, điển hình nhất là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, ăn nhanh no. Bác sĩ có thể sờ thấy khối u hoặc kích thước gan to bất thường khi khám thực thể.

Phương pháp chẩn đoán nang gan

1. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm bụng: Phương pháp này không xâm lấn, có độ nhạy cao, cơ thể không phải tiếp xúc với tia bức xạ có hại, được chỉ định thực hiện trong chẩn đoán u nang gan đơn giản, phân biệt u nang gan đơn giản với u nang gan phức tạp.
  • Chụp CT: Phương pháp chụp CT rất nhạy, được chỉ định thực hiện để chẩn đoán lâm sàng và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho từng tình trạng u nang gan.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp động mạch gan và quét y học hạt nhân (nuclear medicine scanning): Các phương pháp này giúp kiểm soát tốc độ tiến triển của u nang gan. Trong đó, chụp MRI còn giúp đánh giá tình trạng đường mật và các thành phần chứa trong nang.

2. Mô học và chọc hút bằng kim

Dịch hút từ các nang đơn giản thường vô trùng, có thể biến đổi từ màu vàng nhạt, trong thành màu nâu (nếu có nhiễm trùng nang). Các nang phức tạp khi quan sát dưới kính hiển vi cũng tương tự như nang đơn giản. Tuy nhiên, số lượng lớn kháng nguyên carcinoembryonic trong dịch nang được phát hiện trong u nang tân sinh cho thấy có liên quan đến ung thư biểu mô xâm lấn.

Gan nhu mô không đều là bệnh gì năm 2024

Hiện nay, phương pháp chọc hút dịch nang bằng kim không được khuyến cáo thực hiện ở người bệnh bị ung thư do làm tăng nguy cơ gieo rắc tạo mầm u và phát triển ung thư phúc mạc.

Kết quả sinh thiết và mô học vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, phân biệt u nang đường mật lành tính (BCA) và ung thư biểu mô tuyến đường mật ác tính (BCAC), nhưng chủ yếu được thực hiện sau khi phẫu thuật.

3. Xét nghiệm di truyền

Gan đa nang (PCLD) có kiểu di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường và tỷ lệ tái phát ở thế hệ tiếp theo là 50%. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện ở những người bệnh có tiền sử gia đình mắc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường) hoặc gan đa nang.

Gan nhu mô không đều là bệnh gì năm 2024
Siêu âm chẩn đoán nang gan

Bị nang ở gan có nguy hiểm không?

U nang kích thước lớn có thể gây ra các biến chứng đáng lo ngại như: vỡ nang, xuất huyết, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường mật… Trong đó, u nang xuất huyết thường có biểu hiện đau bụng dữ dội, rất dễ gây nhầm lẫn với u nang đường mật lành tính (BCA) hoặc ung thư biểu mô tuyến đường mật ác tính (BCAC) trên kết quả chẩn đoán hình ảnh.

Nhiễm trùng nang cũng có thể xảy ra, thường liên quan đến mầm bệnh gram âm với tỷ lệ tử vong lên đến 9%. Tắc nghẽn đường mật khi các tổn thương dạng nang tăng lên về kích thước. Nếu u nang vỡ vào đường mật, viêm đường mật thứ phát có thể xảy ra.

Một biến chứng nguy hiểm của u nang Echinococcus (EC) là sốc phản vệ, có thể xảy ra nếu nang bị vỡ. Một số biến chứng hiếm gặp khác bao gồm: tắc nghẽn tĩnh mạch gan, huyết khối tĩnh mạch chủ dưới…

Bệnh nang gan có lây không?

Bệnh nang gan được phân loại thành 2 dạng:

  • Nang gan không do nguyên nhân truyền nhiễm: Lành tính, tân sinh hoặc do chấn thương.
  • Nang gan do nguyên nhân truyền nhiễm: Ký sinh trùng (u nang Echinococcus và nang sán) và không ký sinh trùng (áp xe sinh mủ và nấm).

Điều trị nang ở gan như thế nào?

Tùy thuộc vào từng loại u nang gan, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:(2)

  • U nang đơn giản: Các u nang đơn giản không có triệu chứng không cần can thiệp y tế, chỉ cần theo dõi thường xuyên bằng xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là siêu âm, trong vòng từ 3 – 12 tháng. Nếu u nang ổn định, không cần theo dõi thêm. Tuy nhiên, nếu người bệnh có triệu chứng hoặc u nang tăng kích thước, xuất hiện tính chất gợi ý về khối u ác tính, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo phương pháp chọc hút bằng kim, có thể tiêm chất gây xơ cứng như (tetracycline, ethanol hoặc ethanolamine), dẫn lưu, phẫu thuật cắt bỏ gan…
  • Gan đa nang: Quá trình điều trị tập trung vào việc giải nén thể tích gan. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc đối kháng thụ thể somatostatin, chất ức chế mTOR, Sirolimus, thuốc đối kháng thụ thể estrogen, thuốc đối kháng thụ thể Vasopressin-2… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị hút u nang qua da sau đó thực hiện liệu pháp xơ hóa nếu u nang gan kích thước lớn và có triệu chứng đi kèm (> 5 cm). Nếu có một số u nang lớn chiếm ưu thế ở phân thùy trước của thùy phải hoặc phân thùy bên trái của thùy gan, người bệnh cần được phẫu thuật cắt bỏ u nang qua nội soi. Phương pháp cắt gan từng phần được cân nhắc đối với những trường hợp có u nang gan lớn nhưng có đủ nhu mô gan còn sót lại, không thể thực hiện ghép gan.
  • U nang nhầy tân sinh: BCA được coi là tổn thương tiền ác tính. Trong hầu hết các trường hợp, khối u đã phát triển đến kích thước lớn và cần can thiệp bằng phẫu thuật. Hút dịch thường xuyên để giải áp tổn thương dạng nang không được khuyến khích vì độ nhạy kém và nguy cơ di căn ác tính. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ triệt để với bờ phẫu thuật rộng (> 2cm) (Complete radical surgical resection with a wide(> 2cm) surgical margin) để hạn chế nguy cơ nang chuyển thành dạng ác tính và tái phát.
    Gan nhu mô không đều là bệnh gì năm 2024
    Bác sĩ tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh nang gan

Chế độ ăn uống và chăm sóc cho người bệnh nang gan

Người bị bệnh nang gan cần xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh bằng cách:

  • Hạn chế uống sữa giàu protein
  • Kiểm soát cân nặng ổn định
  • Hạn chế ăn muối
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
  • Không uống đồ uống chứa caffeine
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid, ACI và ARB
  • Tránh sử dụng nguồn estrogen ngoại sinh

Cách phòng ngừa bệnh nang gan

Hầu hết các u nang gan đều là bẩm sinh, không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, mỗi người có thể chủ động bảo vệ gan khỏe mạnh bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế uống rượu bia…

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh nang gan và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Gan nhiễm mỡ độ 2 nên kiêng ăn gì?

Gan nhiễm mỡ độ 2 kiêng gì?.

Chất béo xấu. Chất béo xấu, mỡ động vật là nhóm cần được loại bỏ trong khẩu phần ăn của người bị gan nhiễm mỡ cấp độ 2. ... .

Đồ uống có cồn. Đây là nhóm đồ uống cấm kỵ. ... .

Thịt đỏ ... .

Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol. ... .

Trái cây nhiều đường. ... .

Gia vị cay nóng..

Nhu mô gan không đều là gì?

Gan thô hay còn gọi là nhu mô gan thô là cấu trúc mô gan không còn được bình thường như trước, các tế bào gan bị phá hủy, các mô gan bị thay thế bằng các tổ chức xơ, các mô xơ sẽ phát triển khiến cho bề mặt gan thay đổi, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là chức năng đào thải độc tố.

Người mắc bệnh gan thường có những triệu chứng gì?

Một số dấu hiệu bệnh gan điển hình nhất có thể nhận biết bao gồm:.

Mệt mỏi chán ăn..

Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt..

Nước tiểu sẫm màu..

Hơi thở có mùi..

Đau hạ sườn phải..

Màu phân thay đổi..

Nôn mửa dai dẳng..

Vàng da, vàng mắt..

Nhu mô gan tăng âm nghĩa là gì?

Khối tăng âm trong gan là khi bác sĩ siêu âm phát hiện ra khoảng nhu mô gan hay tổ chức lạ nằm trong gan có thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng tăng mật độ tế bào, tăng khả năng phản hồi với sóng siêu âm so với các phần khỏe mạnh hoặc là tăng độ sáng tại mô gan khiến cho đường bờ của các cấu trúc mạch máu bị mờ đi.