Em hiểu thế nào là cuộc kháng chiến toàn diện

Em hiểu thế nào là cuộc kháng chiến toàn diện
Vậy gia đình của bác là ai và có tên là gì? (Lịch sử - Lớp 9)

Em hiểu thế nào là cuộc kháng chiến toàn diện

4 trả lời

Ai là người vẽ ra lá cờ VIÊT NAM? (Lịch sử - Lớp 9)

4 trả lời

Người tối cổ là gì? (Lịch sử - Lớp 9)

4 trả lời

Nhà tù côn đảo là gì (Lịch sử - Lớp 9)

2 trả lời

Lính mĩ sợ cái gì nhất ở VIỆT NAM? (Lịch sử - Lớp 9)

2 trả lời

Ai là người dẹp loạn 12 sứ quân (Lịch sử - Lớp 3)

3 trả lời

Kháng chiến toàn diện là kháng chiến về mọi mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá – giáo dục, ngoại giao…

Phải kháng chiến toàn diện vì:

·                    Xuất phát từ thực dân Pháp, chúng đánh ta trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng…. tương quan lực lượng không cân, vì vậy chúng ta cũng phải đánh địch trên tất cả các mặt thì mới tạo nên chiến thắng toàn diện, phát huy mọi sức mạnh tiềm năng của đất nước và buộc chúng phải khuất phục.

·                    Xuất phát từ nhiệm vụ kiến quốc cũng được tiến hành một cách toàn diện vì vậy khi tiến hành kháng chiến chúng ta cũng phải đánh địch toàn diện nhằm phát huy được sức mạnh nội lực của chính mình.

·                    Chống lại âm mưu chiến tranh toàn diện và lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của bọn thực dân Pháp

·                    Kháng chíên toàn diện là điều kiện để thực hiện kháng chiến toàn dân vì sẽ phát huy được sức mạnh toàn dân.

Như vậy, Chúng ta phải xây dựng và sử dụng sức mạnh toàn diện về chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội chống lại cuộc chiến tranh tổng lực của kẻ thù. Để thực hiện mục đích chính trị của cuộc kháng chiến phải đẩy mạnh mặt trận quân sự, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng nhằm dành lại toàn bộ đất nước.

- Chủ trương này ra đời trong bối cảnh nào.

Ngày 10-6-1946 Ban thường vụ Trung ương đảng đã mở Hội Nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất do tổng bí thư Trường Chinh chủ trì. đường lối kháng chiến của đảng được hoàn thiện tập trung trong 3 văn kiện lứon được soạn thảo và công bố sát trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn  quốc bùng nổ. Đó là các văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng, Lời kêu gọi toàn quốc kháng  chiến của Hồ Chí Minh và kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Trong đó nêu rõ phương châm kháng chiến: chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dự và dựa mình là chính.

Kháng chiến toàn dân là cuộc kháng chiến phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân cúng đứng lên kháng chiến, đánh giặc theo khẩu hiệu: mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài.

Phải kháng chiến toàn dân vì:

·                    Xuất phát từ lí luận Mác- Lê Nin về vai trò quần chúng trong lịch sử nói chung, lịch sử đấu tranh nói riêng. Theo lí luận chủ nghĩa Mác Lê Nin, quần chúng là động lực phát triển của cách mạng, muốn giành thắng lợi phải có đông đảo quần chúng tham gia, đo đó phải động viên toàn dân kháng chiến.

·                    Xuất phát từ truyền thống đoàn kết đấu tranh của dân tộc ta qua các thời kì lịch sử. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất. Mặt khác, cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, có phát huy sức mạnh toàn dân thì chúng ta mới có thể đánh địch toàn diện và lâu dài.

·                    Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và thực dân Pháp lúc này quá chênh lệch. Nhân dân ta vừa giành được độc lập từ ta kẻ thù, đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, trong đó có 3 thứ giặc phải đối phó: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Còn quân thù thì không ngừng tăng cường lực lượng bao vây nhằm chống phá cách mạng. Vì vậy, muốn giành thắng lợi chúng ta nhất thiết phải kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân thì mới có khả năng đánh tan thực dân Pháp xâm lược.

·                    Xuất phát từ lợi ích của mối người dân, vai trò bổn phận của một người dân với đất nước. Thực dân pháp đánh vào mọi người dân, cho nên mọi người dân phải đứng lên chống pháp, chỉ có hợp sức lại đánh tan quân thù thì tất cả sẽ được độc lập và tự do.

·                    Ta chủ trương kháng chiến toàn diện, lâu dài, nên phải kháng chiến toàn dân để mọi người dân đều được đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp chung của cả nước.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 109 SGK Lịch sử 9

Đề bài

Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 108, 109 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tang cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.

*Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.

*Về chính trị:

- Năm 1948, tại Nam Bộ, bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh.

- Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn ở nhiều nơi.

- Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt được thống nhất từ cơ sở đến trung ương.

*Về kinh tế: ta chủ trương phá hoại kinh tế của địch, xây dựng nền kinh tế tự cấp, tự túc.

*Về văn hoá, giáo dục: Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông (7-1950).

*Về ngoại giao:

- Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Trung Quốc, Liên Xô và lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay