Măng mạnh tông là gì

Măng mạnh tông là gì

Những món ăn trong gia đình không phải lúc nào cũng đòi hỏi "cao lương mỹ vị" và cũng chưa chắc "cao lương mỹ vị" là món ăn ngon nhất. Hồi đó má tôi đôi khi mua được măng ngon, giò heo thì thường nấu măng hầm giò heo vì đây là món ba tôi thích mà dường như cả nhà đều ưa. Má tôi nói phải mua măng "Mạnh Tông" mới nấu vì nó vị ngọt và không đắng như măng tre khác.

Nghe nói gói bánh ú cũng phải dùng lá tre "Mạnh Tông" vì nó đủ lớn. Cây tre Mạnh Tông còn được gọi là:

– Tên thường gọi: Mao trúc (毛竹)

- Tên khác: Trúc sào, Tre xiêm, Trúc lông, Diệp vĩ lông, Nam trúc, Miêu đầu trúc (trúc đầu mèo), Mâu đầu trúc (trúc mũi mác), Mạnh tông trúc.

- Tên tiếng Anh: pur – ivory bamboo

- Tên khoa học: Phyllostachys pubescens Mazel ex H. de Lehaie
Thuộc họ Hoà thảo (Poaceae, phân họ Tre – Bambusoideae)

Nhưng ai cũng thích gọi là măng tre Manh Tông vì nó gắn liền với một câu chuyện trong "Nhị thập tứ hiếu" và nếu không có câu chuyện này thì nó chẳng có cái tên tre Mạnh Tông hay măng Mạnh Tông.

Măng mạnh tông là gì

CÂU CHUYỆN MẸ HIỀN CON THẢO
母慈子孝的故事

Mạnh Tông sống tại thời Tam Quốc hơn 1800 năm trước, từ nhỏ đã không có cha, chỉ dựa vào người mẹ may vá thêu thùa cho người khác mà nuôi dưỡng ông.

Mẹ của Mạnh Tông mười phần lương thiện, vô cùng yêu thương đứa con trai này, cũng thường giảng đạo lý làm người cho ông. Khi Mạnh Tông đến tuổi đến trường, Mạnh mẫu dùng tiền tiết kiệm xin cho ông học tại một học đường tư nhân nổi danh. Bởi vì học đường cách nhà rất xa, nên Mạnh Tông và các đứa trẻ hàng xóm phần lớn thời gian đều ở lại học đường.


Mạnh mẫu đan chăn cứu tế nghèo khó

Có một năm mùa đông, thời tiết đặc biệt lạnh lẽo, Mạnh mẫu dành ra vài ngày đan một tấm chăn vừa dày vừa lớn, lại để cho đứa trẻ hàng xóm chuẩn bị đến học đường mang cho con trai mình. Hàng xóm chứng kiến tấm chăn siêu lớn này, cảm thấy rất kỳ quái: “Con của chị nhỏ vậy, sao cần tấm chăn lớn thế?” Mạnh mẫu cười giải thích: “Nhà của tôi cầm không ra thứ gì tốt để chiêu đãi bạn học của Mạnh Tông, bạn học của nó phần lớn gia cảnh đều rất nghèo khó. Trong đêm mùa đông rét lạnh, có tấm chăn lớn này bạn bè cùng nhau đắp, chẳng phải sẽ ấm áp hơn sao?”

Măng mạnh tông là gì


Hiếu thảo cảm động trời, khóc trúc sinh măng

Mạnh Tông từ nhỏ đã rất hiếu thảo với mẹ. Có một năm mùa đông, Mạnh mẫu bị bệnh, đã vài ngày bụng đói không ăn gì, Mạnh Tông ngồi cạnh chăm sóc mẹ rất sốt ruột mà hỏi rằng: “Mẹ ơi, chỉ cần mẹ muốn ăn, dù là món gì, con nhất định sẽ nấu cho mẹ.” Mạnh mẫu yếu ớt trả lời: “Mẹ trước kia có nếm qua một lần món măng sau núi, món đó thật đúng là ngon lắm!” Cái này quả thật là làm khó Mạnh Tông, lúc ấy trời đông giá rét, tìm đâu ra măng chứ? Việc này làm sao mới tốt đây?

Mạnh Tông thật sự không nghĩ ra biện pháp gì, đành phải đến rừng trúc sau núi thở dài. Nghĩ đến mẹ đang suy yếu trên giường, Mạnh Tông hai tay ôm trúc, không khỏi khóc lớn lên. Hiếu tâm của ông cảm động trời đất, chỉ chốc lát sau, mặt trời đã mọc, ánh mặt trời ấm áp hòa tan lớp tuyết dưới chân Mạnh Tông, lộ ra bùn đất; lại qua chốc lát, truyền đến âm thanh bùn đất vỡ ra lèo xèo. A! Từ khe nhỏ bên trong chỗ đất nứt, lộ ra một cái măng non. Mạnh Tông vô cùng vui vẻ, lập tức hái măng chạy vội về nhà, nấu chén cháo măng, cũng tự tay đút cho mẹ ăn. Nhắc tới cũng thật thần kỳ, Mạnh mẫu ăn hết chén cháo măng thì bệnh cũng khỏi.

Măng mạnh tông là gì


Hóa ra người xưa khi đó chỉ biết mùa xuân mới có măng, bởi vì mùa xuân măng đều sinh trưởng trên mặt đất, rất dễ dàng đào lấy. Mà măng mùa đông, chúng ta sau này gọi là “măng mùa đông”, là chôn ở dưới mặt đất. Từ khi Mạnh Tông “khóc trúc sinh măng”, mọi người mới biết mùa đông cũng có măng, chỉ cần đào lớp bùn đất là có thể tìm được.

Mạnh mẫu dạy con làm quan thanh liêm

Mạnh Tông sau khi trưởng thành, làm một chức quan nhỏ trong quân đội. Có một lần mẹ ông đến thăm hỏi ông trong quân doanh, buổi tối nổi cơn mưa to, bởi vì bọn ông ở trong phòng vô cùng cũ nát, nóc nhà rỉ nước, khiến mẹ con ông không thể nào ngủ được. Mạnh Tông cảm thấy rất có lỗi với mẹ, lại để cho mẹ đi theo mình chịu khổ, buồn quá khóc lớn lên. Mạnh mẫu nói: “Sao có thể vì nghèo khó mà khóc chứ! Con nên lấy điều này để động viên mình càng thêm cố gắng mới đúng!”

Măng mạnh tông là gì


Không lâu sau Mạnh Tông được thăng chức quản lý ngư nghiệp và muối nghiệp. Một ngày, ông nhìn đàn cá vui đùa trong hồ nước, nghĩ thầm nếu có thể cho mẹ nếm mùi món cá ngon này hẳn là rất tốt! Thế là, ông đan một tấm lưới đánh cá, bắt lấy cá trong hồ, bỏ cá và dưa muối cho vào trong bình, sai người mang về biếu mẹ.

Mạnh mẫu thấy cá muối, rất không vừa ý, đem cả bình cá ươn trả lại, cũng để người chuyển lời cho Mạnh Tông: “Con làm trưởng quan muối nghiệp, lại bắt cá ngâm dưa muối cho mẹ dùng. Mẹ vẫn luôn dạy con làm quan cần phải thanh chính liêm khiết, tận lực vì dân mới tốt.” Mạnh Tông nghe xong vô cùng áy náy, đem đàn cá thả vào trong ao, coi đây là giới, làm một vị quan tốt, thanh thanh bạch bạch, đường đường chính chính. Mà Mạnh mẫu vì để kiên định quyết tâm của con, trong ba năm Mạnh Tông làm trưởng quan muối nghiệp, bà kiên quyết không ăn cá.

Măng mạnh tông là gì


Tại lời nói và hành động của mẹ tác động, Mạnh Tông làm quan thanh liêm, tận lực vì quốc gia, vì dân chúng làm việc tốt, sau được thăng đến Tể tướng, tương đương với Thủ tướng hoặc Ngoại trưởng bây giờ. Mà câu chuyện mẹ con Mạnh Tông mẹ hiền con thảo và măng ngon mùa đông cũng đã được lưu truyền cho đến tận hôm nay.

(Sưu tầm trên mạng)


Page 2

Biên phòng - Anh Chau Ân, dân tộc Khmer, nhà ở ngay dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hạch toán về giá trị của vườn măng tre Mạnh Tông nhà mình như sau: "Mỗi ký măng bán được 10-25 ngàn tùy thời điểm, mỗi khóm tre cho thu hoạch từ 40-60 ký măng/mùa, gia đình tui trồng 80 khóm, thu hoạch đều đều từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch, vị chi kiếm được ít nhất ba chục triệu "dễ như ăn kẹo"...". Nghe anh Chau Ân nói vậy, tôi hình dung ra người Khmer ở vùng biên Bảy Núi đã "nâng cấp" cho loài cây từng có thời bị rẻ rúng này trở thành "cây giảm nghèo" như thế nào.

Măng mạnh tông là gì
Măng tre Mạnh Tông được người tiêu dùng ưa thích vì thớ mịn, ngọt, giòn. Ảnh: Nguyễn Long

Chuyện nhà Chau Ân

Mấy má, mấy chị làm nghề thu gom măng tre thường gọi anh Chau Ân là "Ân măng". Chả là, trong thời gian đi làm phụ xây khắp vùng Tịnh Biên, thấy không còn "thuận buồm xuôi gió", đã mấy lần, anh Ân định "chạy làng" trở về quê làm ăn, nhưng ngặt nỗi, còn đến 3 cái "rơ-moóc", nên anh vẫn phải cùng vợ nai lưng nay đây, mai đó làm thuê kiếm tiền nuôi con. Đến năm 2006, anh Ân mới bắt đầu nghĩ đến lối thoát căn cơ cho đời mình bằng cây tre Mạnh Tông.

Anh kể, làm nghề phụ xây, từng lăn lộn khắp hang cùng, hóc hẻm của vùng biên giới Tịnh Biên và thấy rằng, nếu cứ mãi phận làm thuê thì chẳng bao giờ ngóc đầu lên được. Thế nhưng, nhìn qua, ngó lại cũng chẳng biết làm gì. Đang lúc loay hoay tìm sinh kế mới thì phong trào trồng tre Mạnh Tông lấy măng bắt đầu lan đến vùng núi Cấm. Với 0,8ha đất rừng trên núi, hai vợ chồng bàn nhau gom góp hết của nả trong nhà, dành ra một nửa làm vốn để đầu tư cho gánh hàng chợ của vợ lấy tiền sinh hoạt cho gia đình hằng ngày, số còn lại, mua hết tre giống về trồng.

Nhờ chịu thương, chịu khó, chăm sóc kỹ lưỡng ba chục khóm ban đầu, tre sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe, hơn hai năm sau đã cho thu hoạch măng. "Những năm đầu, lượng măng thu được chỉ đủ để vợ tui "lai rai" bán cho người ta kiếm sống qua ngày. Hai năm trở lại đây, tre cho măng nhiều, lại được tui nhân lên đến 80 khóm nên vườn tre trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình…" - anh Chau Ân cho biết thêm.

Cũng theo anh Chau Ân, là loại cây đặc hữu của vùng biên Bảy Núi, cây tre Mạnh Tông không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, ít tốn công chăm sóc, đặc biệt, không tốn phân, thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu lấy công làm lời. Ngoài dọn vệ sinh quanh gốc, chỉ cần phải tưới nước vào mùa khô. Muốn nhân giống, cứ bắt đầu vào mùa mưa, khoảng cuối tháng Tư âm lịch chiết gốc rồi đem giâm ở những nơi có độ ẩm cao, sau đó, đánh ra vườn trồng.

Thời gian tre đẻ măng, mỗi tháng, có thể cắt từ 4 đến 5 lượt. "Một đọt măng tre Mạnh Tông nặng ít nhất 2 ký, có đọt nặng tới 6, 7 ký là chuyện thường. Vào kỳ thu hoạch, các vựa măng thu gom từng xe tải lớn  chở về chế biến với giá cả rất ổn định. Do hương vị măng Mạnh Tông thơm ngon và dễ chế biến nên rất dễ bán, nhiều khi cung không đủ cầu…" - anh Chau Ân tiết lộ với chúng tôi với tâm trạng phấn khởi, tự tin. 

Măng mạnh tông là gì
Măng tre Mạnh Tông thường có trọng lượng rất lớn. Ảnh: Nguyễn Long

Những "kho gạo" trên núi

Tạm biệt anh Chau Ân, chúng tôi tìm đến nhà ông Chau Canh, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo. Sau tuần trà tiếp khách, ông Chau Canh chia sẻ: "Dân Bảy Núi trồng đại trà cây tre Mạnh Tông để lấy măng từ cả chục năm nay rồi. Hiện, ở các ấp Thiên Tuế, Bồ Hong, Chư Thần... thuộc khu vực núi Cấm có tới phân nửa số hộ trồng tre. Do đồng đất, khí hậu ở vùng Bảy Núi thích hợp nên cây tre Mạnh Tông thích ứng tốt, sinh trưởng nhanh, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao…". Tiếp đó, ông Chau Canh giới thiệu cho chúng tôi đến nhà ông Phạm Tôn, ở ấp Thiên Tuế, người đang sở hữu gần ngàn khóm tre Mạnh Tông.

Biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của loại cây đặc hữu này, ông Tôn liền dẫn chúng tôi ra vườn tre xanh um như một khu rừng nhỏ, lấy tay bới từng gốc măng đua nhau mọc mơn mởn dưới một khóm. Nếu không tận mắt chứng kiến, sẽ khó có thể tin có những ngọn măng khổng lồ, to gấp 2-3 lần thân cây mẹ. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, ông Tôn liền đưa ra lời giải thích cho rõ ngọn ngành. Ông bảo, khi mới bắt tay vào trồng tre Mạnh Tông, ông đã phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức và thí điểm thành công nhân giống bằng phương pháp giâm cành. "Khi bắt đầu cho thu hoạch, vườn tre nhà tui đã cho thu nhập rủng rỉnh.

Điều đáng mừng hơn là, cứ mùa măng đến, thương lái đến tận nhà đặt hàng. Khi đó, nhận ra nguồn cầu đang vượt trội nguồn cung nên bà con ở An Hảo nói riêng, vùng Bảy Núi nói chung bắt đầu triển khai trồng tre trên diện rộng. Bây giờ, có thể ví những vườn tre được trồng tận dụng đất rừng, đất rẫy, nơi có các dòng suối chảy qua hoặc dọc theo các sườn núi là những "kho gạo" trên núi…" - ông Tôn chia sẻ thêm.

Vừa ra khỏi nhà ông Tôn, chúng tôi gặp anh Trương Văn Khẩn, một thương lái nhiều năm "bén duyên" với mặt hàng đặc sản măng tre Mạnh Tông mới từ TP Long Xuyên lên núi Cấm để đặt cọc cho các chủ vườn tre ở đây. Những điều anh Khẩn cho biết, có thể hiểu được rằng, hiện nay, cây tre Mạnh Tông "can dự" vào hầu hết các mặt sinh hoạt của 50% người dân cư trú trên núi Cấm, từ việc mua cuốn sách, quyển vở, quần áo cho con tới trường đến việc ma chay, cưới hỏi trong nhà.

"Chắc chắn trong vài năm tới, cây tre Mạnh Tông không chỉ là nguồn thu nhập đáng kể của người dân địa phương, mà còn giúp họ khởi giàu vì bây giờ, mặt hàng măng tre Mạnh Tông đã được coi là đặc sản, được các thương lái đưa đi tiêu thụ không chỉ ở Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, mà còn sang tận Cam-pu-chia. Chính vì măng núi Cấm có hương vị thơm ngon hơn các loại măng cùng loại, nên được rất nhiều người ưa thích" - anh Khẩn khẳng định chắc như đinh đóng cột.

Mặc dù anh Khẩn không tiết lộ về khoản tiền kiếm được từ việc thu mua sản phẩm măng tre Mạnh Tông hằng năm, nhưng qua câu chuyện thương lái này hé lộ cho thấy rất rõ hiệu quả kinh tế của loại cây đặc hữu này ở vùng Bảy Núi. Và những chia sẻ của anh Chau Ân, ông Phạm Tôn cùng nhiều người khác đang sở hữu những vườn tre lớn, nhỏ ở địa phương khiến chúng tôi nhận ra sự hứng khởi, tin tưởng của những người nông dân chân lấm tay bùn, đang kỳ vọng về một tương lai mới, tốt đẹp, nhờ "kho gạo trên núi". Và chúng tôi đã hiểu rõ giá trị của "cây giảm nghèo" - như cách gọi của nhiều người đối với cây tre Mạnh Tông ở một vùng biên còn nhiều gian khó. 

Nguyễn Long