Em hãy cho biết thế nào là sống giản dị

Câu hỏi:Ý nghĩa của lối sống giản dị?

Trả lời:

- Đối với cá nhân:

+ Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người

+ Được mọi người quý mến, cảm thông và giúp đỡ.

- Đối với gia đình: Lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.

- Đối với xã hội:

+ Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau

+ Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về lối sống giản dị dưới đây nhé!

1. Khái niệm

Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

2. Biểu hiện của lối sống giản dị

- Biểu hiện của lối sống giản dị:

+ Không xa hoa lãng phí

+ Không cầu kì kiểu cách.

+ Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

+ Thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống

- Trái với giản dị:

+ Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.

+ Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rống.

+ Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh

3. Tấm gương về lối sống giản dị Hồ Chí Minh

- Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.

- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn cách xa giữa vị Chủ tịch nước và nhân dân

- Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.

- Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người có lối sống giản dị

4. Nghị luận về lối sống giản dị

Xã hội là một môi trường để con người rèn luyện các đức tính tốt đẹp. Trong đó đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng.

Vậy giản dị là gì? Trong cuộc sống thì mỗi con người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống.

Đức tính giản dị là một đức tính tốt đẹp, là một cách sống tự nhiên trong lối sống không cầu kì phô trương. Đó là cách sống sử dụng các điều kiện vật chất phù hợp với điều kiện riêng của cá nhân, điều kiện chung của xã hội và điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp. Lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó là những điều kiện mà khả năng chúng ta làm được. Trong cuộc sống ta luôn khiêm nhường hòa đồng với mọi người về phong cách sống và lối sống, không kiêu ngạo, bon chen hay tỵ nạnh, sống xa hoa đua đòi những thứ vật chất vô nghĩa. Lối sống giản dị là không nghĩ nhiều cho bản thân và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Trong cuộc đời vẫn còn những người còn đang có những cuộc sống rất khó khăn, có người không có đủ cơm no áo ấm. Vì vậy trong chi tiêu chúng ta cần phải biết tính toán sao cho không rơi vào cảnh thiếu thốn và sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Có người nói cái giản dị tiết kiệm ấy chỉ có thể là của giai cấp công nhân nhưng thật ra không phải thế. Không phải chỉ những giai cấp bần cùng của xã hội mới phải tôi luyện đức tính này mà tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều phải rèn luyện nó. Nhưng ta cũng thấy rằng không phải cứ lộng lẫy xa hoa là xa hoa và tiết kiệm là giản dị. Ta cũng thấy rằng trong cuộc sống rất nhiều lúc ta không thể giản dị được. Ví như khi ta được tham dự các bữa tiệc quốc tế thì không thể ăn mặc giản dị được. Tuy nước ta còn nghèo còn nhiều hạn chế thế nhưng khi tham dự tiệc hay lễ hội quốc tế ta cũng cần phải ăn mặc cho đúng cách.

Và không phải cứ tiết kiệm là giản dị. Chắc chúng ta vẫn chưa quên câu chuyện về một anh chàng có tính hà tiện. Khi đi thuyền trên sông anh tiết kiệm đủ đường rồi cuối cùng ngã xuống sông. Để cầu cứu người khác giúp đỡ anh đã mặc cả số tiền mà anh sẽ cho họ. Và chính sự tiết kiệm ấy đã khiến cho anh mất mạng bởi chẳng ai hà tiện đến mức mặc cả sự sống của mình. Nếu chúng ta quá tiết kiệm thì sẽ trở thành hà tiện và đó không được coi là giản dị. Nhưng theo quan điểm của tôi, sống giản dị không phải là lối sống theo kiểu lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu do ai đó đặt ra. Bạn cũng như mọi người, không phải cứ nhốt mình vào một cái khuôn để rồi làm theo nó như một chú rô bốt. Trong khi chúng ta là con người, có cảm xúc và biết suy nghĩ cần làm gì và nên làm gì để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Cũng như mọi cái trong tự nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ từ. Mỗi chúng ta, đầu tiên phải giản dị ở cách ăn mặc. Bởi cái đập vào mắt của người đối diện bao giờ cũng là cách ăn mặc. Tiếp đến là lời nói, tác phong làm việc và mọi quan hệ xung quanh. Giản dị phải bắt nguồn từ tấm lòng, từ lối sống quen thuộc của mình mà ra. Không nên giản dị theo cách giả tạo để rồi chỉ để lại một chút gì đó thoáng qua và vội bay đi khi nó chưa kịp đọng lại.

Có rất nhiều tấm gương sáng mà chúng ta cần phải học tập về đức tính giản dị. Đầu tiên ta phải kể đến Bác Hồ đức tính giản dị của Bác được cả thế giới ngợi ca và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ kaki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. Đó là những đức tính của Bác mà ta khó tìm được một người như thế. Đó còn là một tỷ phú mang tên Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Dù điều kiện nhưng ông cũng không bao giờ sống trong một cuộc sống xa hoa hào nhoáng mà rất bình thường khiến ta cảm thấy rất khâm phục. Đó là những tấm gương về lối sống giản dị không xa hoa mà chúng ta rất cần phải học tập tôi luyện.

Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc. Có những bạn mặc váy ngắn đi chùa, không mặc đồng phục khi đi học theo quy định của nhà trường vì chê “vừa xấu, vừa nóng, vừa nhà quê”… Như vậy là không nên. Giản dị giúp mỗi con người đẹp hơn, thanh thoát hơn, tích lũy được của cải làm giàu cho xã hội, tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, thân ái. Xây dựng lối sống giản dị là điều cần thiết đối với mọi người.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 1: Sống giản dị giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Sống giản dị là những người sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.

Lời giải:

Những biểu hiện của sống giản dị: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, chan hòa, không quá khách sáo…

Lời giải:

– Giản dị là: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bên ngoài, thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người.

– Xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức: Sống không tiết kiệm, lãng phí, học đòi ăn mặc, cầu kỳ trong giao tiếp, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép.

Lời giải:

Đối với cá nhân: Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người; được mọi người quý mến, cảm thông, giúp đỡ.

Đối với gia đình: Giúp cho mọi người trong gia đình biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phuc cho gia đình.

Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại làm lành mạnh xã hội.

A. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.

B. Tính tình dễ dãi.

C. Không chú ý đến hình thức.

D. Không chơi với bạn nhà giàu có hơn mình.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

A. Là quần áo trước khi đi học.

B. Xịt keo, làm tóc rất cầu kì trước khi đi học.

C. Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

D. Hằng năm đều tổ chức sinh nhật.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần sống giản dị.

B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng.

C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị.

D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gũi, quý mến.

E. Sống giản dị là luôn tiết kiệm trong chi tiêu.

G. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là biểu hiện của sống giản dị.

Lời giải:

Đáp án đúng: B, D, G

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?

2/ Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Hoà. Bởi vì, cách ăn mặc của Hòa là đua đòi, không phù hợp với học sinh. Bên cạnh đấy, suy nghĩ của Hòa sẽ làm khoảng cách giữa Hòa với các bạn kéo xa ra.

2/ Em sẽ khuyên Hoà mặc đồng phục theo quy định chung của trường.

Câu hỏi:

1/ Em thấy suy nghĩ của Minh đúng hay sai ? Vì sao ?

2/Nếu em có một người bạn như Minh, em sẽ làm gì ?

Lời giải:

1/ Minh có suy nghĩ không đúng. Bởi vì, là học sinh nên ăn mặc cho giản dị, phù hợp với hoàn cảnh sống. Không nên ăn chơi, đua đòi, chạy theo mốt.

2/ Em sẽ khuyên bạn không nên cầu kỳ trong ăn mặc. Bạn nên tập trung vào học tập cho tốt, sau này khi là người lớn thì có thể dùng số tiền kiếm ra được để mua đồ.

Lời giải:

Biểu hiện của người sống giản dị: luôn gần gũi với mọi người, có tình cảm chân thành với mọi người, nên được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Lời giải:

Rèn luyện tính giản dị:

– Ăn mặc chuẩn theo quy định của học sinh.

– Không nhuộm tóc xanh đỏ, nói năng bừa bãi.

– Cố gắng rèn luyện ý chí, tránh bị những cám dỗ từ những thứ bên ngoài.

– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn

– Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.

Lời giải:

Qua câu chuyện trên, theo em, học sinh rèn luyện tính giản dị như:

– Ăn mặc, tác phong phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.

– Không đua đòi chạy theo nhu cầu vật chất hình thức bên ngoài, không đua đòi những trào lưu của xã hội.

– Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

– Đối xử với mọi người một cách chân thành, cởi mở.

– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn

– Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.