Duự án xử lý nước thải kênh nhiêu lộc

Duự án xử lý nước thải kênh nhiêu lộc

Tuyến cống bao có đường kính 3,2 m được lắp đặt ở quận 2 để đưa nước thải đến nhà máy xử lý nước thải ở phường Thạnh Mỹ Lợi - Ảnh: N.ẨN

Ngày 28-8, lãnh đạo Ban Điều hành dự án 5 thuộc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết đã bàn giao mặt bằng với diện tích 38,4 ha để trong quý 4-2020 khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải.

Đây là nhà máy xử lý nước thải có quy mô lớn nhất nước, với công suất 480.000 m3/ngày đặt tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2.

Toàn bộ nước thải của cư dân dọc hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài qua các quận 1, 2, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình đều sẽ được đưa về nhà máy xử lý, thay vì hiện nay nước thải vẫn đổ ra sông Sài Gòn.

Việc thu gom số nước thải trên nhờ hệ thống tuyến cống bao dài khoảng 17 km (trong đó có 8 km tuyến cống đã xây dựng ở dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 1) trong lòng đất, dọc theo tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nối về nhà máy xử lý.

Sau khi được xử lý, toàn bộ nước thải ra đều đạt tiêu chuẩn loại A theo quy chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt - QCVN 14-2008 đổ ra sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải nằm trong gói thầu XL-02 về thiết kế, thi công vận hành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè thuộc dự án Vệ sinh môi trường giai đoạn 2. 

Liên danh các nhà thầu Vinci Construction Grands Project (Pháp) và Aceciona Agua (Tây Ban Nha) thi công, xây dựng.

Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy là 5.466,2 tỉ đồng (tương đương 235,1 triệu USD) và thời gian thực hiện hợp đồng là 120 tháng.

   Phải chăng vì sự khó hiểu trong công tác chấm thầu của Ban quản lý Dự án xử lý nước thải (XLNT) kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè (NLTN) đã khiến cho 5 năm qua, dự án vẫn bất động? Đã có những lý do được phản ảnh nhưng những lùm xùm quanh quá trình đấu thầu vẫn chưa được làm rõ, dẫn đến sự lo lắng và bức xúc trong dư luận.

   Đấu thầu chỉ là hình thức?

   Mới đây Báo điện tử Xây dựng và nhiều cơ quan Trung ương lại nhận được đơn thư của Liên doanh nhà thầu SUEZ-POSCO – đơn vị đã tham gia đấu thầu gói XL-02: “Thiết kế – Xây dựng – Vận hành Nhà máy xử lý nước thải NLTN” tố cáo kết quả giao gói thầu XL-02 cho liên danh ACCIONA-VINCI vẫn còn nhiều khuất tất.

   Theo phản ảnh của SUEZ-POSCO: “Việc trao thầu cho liên danh ACCIONA-VINCI đã khiến cho liên danh của chúng tôi thật sự bất ngờ, hoang mang và khó hiểu. Với kết quả đó, vì sự công bằng và chất lượng dự án, chúng tôi đã gửi rất nhiều văn bản cho bên mời thầu để chỉ ra rằng hồ sơ dự thầu của liên danh này không đáp ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Duự án xử lý nước thải kênh nhiêu lộc

Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè

   Lạ hơn nữa, trước nhiều kiến nghị của chúng tôi nhưng Bên mời thầu vẫn “làm ngơ”, không xem xét, giải quyết và trả lời theo các quy định tại mục 3.2; 3.3. và 3.4 Phụ lục 3 của Guideline do Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành”.

   Cụ thể, tại hồ sơ mời thầu tháng 6/2017 (phần 1 mục III trang 36) chỉ có 3 công nghệ được chấp nhận áp dụng cho công trình này gồm: CAS (bùn hoạt tính truyền thống); SBR (phản ứng sinh học theo mẻ); BF (lọc sinh học). Trong hồ sơ dự thầu liên danh ACCIONA – VINCI đã sử dụng công nghệ MBBR nhưng vẫn được Ban quản lý dự án lựa chọn và giải thích rằng “vì MBBR thuộc nhóm công nghệ CAS nên MBBR là công nghệ được cho phép”. Việc tuyên bố này là không chính xác, bởi theo các nghiên cứu của các chuyên gia độc lập trên thế giới thì công nghệ MBBR không thuộc nhóm công nghệ CAS.

   Mặt khác, tại tập 2 trang 16 mục VI, chủ đầu tư yêu cầu: Đoạn 1 thiết kế – 1.1.1 xác định quy trình “việc xác định quy trình dựa trên các công thức được thừa nhận trên toàn quốc tế và rộng rãi, là phương pháp thiết kế tiên tiến nhất. Nếu không tồn tại công thức (là phương trình) nêu trên và chỉ có kinh nghiệm từ các nhà máy hiện hữu có thể được xem là cơ sở để xác định quy trình thì nhà máy đó phải hoạt động ít nhất 3 năm trong lĩnh vực xử lý nước thải, nhà máy đó có công suất tương tự, tiêu chuẩn xử lý tương tự và các điều kiện khí hậu tương tự và kinh nghiệm đó được cung cấp dưới hình thức dẫn chiếu được chứng nhận bởi khách hàng có liên quan”.

   Như vậy, công nghệ MBBR do Liên danh ACCIONA – VINCI đưa vào hồ sơ dự thầu sẽ không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu do Ban quản lý dự án đưa ra. Hơn nữa, “Trên thực tế liên danh ACCIONA – VINCI chưa từng xây dựng và quản lý nhà máy tương tự như yêu cầu của hồ sơ là nhà máy có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng 240.000m3/ngày/đêm. Các nguồn tham chiếu về MBBR hiện tại trên thế giới chỉ có ở Virginia & Rhode Island, Hoa Kỳ và đó là các nguồn tham chiếu của VEOLIA. Những nguồn tham chiếu này không đáp ứng được yêu cầu về kích thước tương tự hoặc với tiêu chuẩn xử lý tương tự”, đại diện Liên danh SUEZ-POSCO khẳng định.

   Vậy nên, yêu cầu một đằng thực hiện một nẻo thì việc đấu thầu gói thầu XL.02 phải chăng chỉ là hình thức?

   Theo một số chuyên gia: Hồ sơ mời thầu đã được đơn vị tư vấn thiết kế lập, chọn lựa thiết kế kỹ thuật và công nghệ. Nhà thầu dựa vào hồ sơ mời thầu để làm hồ sơ dự thầu theo yêu cầu và không được thay đổi. Nếu nhà thầu áp dụng công nghệ khác thì phải có ý kiến của đơn vị tư vấn thiết kế và thẩm định lại. Nếu phù hợp với yêu cầu của dự án thì các bên sẽ phải làm lại hồ sơ dự thầu theo hồ sơ mời thầu mới. Việc không tuân thủ hồ sơ mời thầu mà vẫn trúng thầu, thì ngầm hiểu đó là chỉ định thầu.

   Cần dừng ngay việc triển khai gói thầu XL.02

   Đại diện SUEZ-POSCO cho biết: “Trong hồ sơ mời thầu số IBC.No.INTER-2015/02 tháng 6/2017, tại Volume 1, Part 1 – Chỉ dẫn cho nhà thầu (Instruction to Bidders) – Chương 3 – Đánh giá tiêu chí năng lực theo hồ sơ sơ tuyển, Mục 1.1.b, trang 37 quy định rõ:

   Những hồ sơ dự thầu không đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc được liệt kê trong Section III – Item 1.2 dưới đây sẽ bị loại và không được đánh giá…. Chỉ những hồ sơ dự thầu được xác định đáp ứng chủ yếu tất cả các yêu cầu kỹ thuật mới được xem xét đánh giá về tài chính.

   Như vậy, chúng tôi hiểu rằng yêu cầu về công suất (240.000m3/ngày) là một yêu cầu rất quan trọng được nêu ra ngay trong hồ sơ sơ tuyển nhà thầu và được yêu cầu tại các mục (b) và (c) nêu trên. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu của nhà máy xử lý nước thải sắp được xây dựng trong hồ sơ mời thầu (công suất tối thiểu giai đoạn 1 là 240.000m3/ngày)”.

   “Do đó, bất kỳ nhà thầu nào không đáp ứng được tiêu chí này (mặc dù tiêu chí này không nằm trong các liệt kệ của mục 1.2 Section III để loại trực tiếp hồ dự thầu) thì phải được xem là không đáp ứng chủ yếu các yêu cầu kỹ thuật và sẽ không được xem xét đánh giá về giá dự thầu”, vì sự công bằng trong hoạt động đấu thầu quốc tế, vì sự thành công của dự án nói riêng và lợi ích xã hội nói chung, Liên danh SUEZ-POSCO đề nghị Ban quản lý.

   Dự án XLNT kênh NLTN cần tạm dừng ngay hoạt động triển khai gói thầu XL.02 để: Làm rõ hồ sơ năng lực của Liên danh ACCIONA – VINCI; giải quyết những khiếu nại kéo dài nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên liên quan cũng như chất lượng của dự án.

   Gói thầu Thiết kế – xây dựng – vận hành Nhà máy Xử lý nước thải NLTN giai đoạn 2 (gói thầu XL-02) được Ban quản lý Dự án Vệ sinh môi trường TP Hồ Chí Minh thông báo mời thầu vào đầu năm 2015. Gói thầu XL-02 được thực hiện theo hợp đồng DBO (thiết kế – thi công – vận hành). Đây là loại hợp đồng hoàn toàn mới, lần đầu tiên được triển khai tại TP Hồ Chí Minh, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB), hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu quốc tế có sơ tuyển. Được biết, tổng ngân sách cho việc xây dựng Nhà máy NLTN tương đương khoảng 261 triệu USD.

Nguồn: baoxaydung.com.vn