Đồng bằng sông cửu long có bao nhiêu tỉnh thành năm 2024

Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh việc phải hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc nối Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam bộ.

Theo kế hoạch, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 13 dự án giao thông với tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng được triển khai và hoàn thành riêng trong giai đoạn 2021-2025. 12 dự án đường bộ khác với tổng mức hơn 100.000 tỷ đồng cũng đang được chuẩn bị triển khai.

Trong số này, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau và dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là 2 dự án giữ vai trò quan trọng. Hiện, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có 6 dự án đường bộ với tổng vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Theo Bộ Giao thông vận tải, nếu được bố trí vốn và triển khai đúng kế hoạch thì đến cuối năm 2026, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 400-500 km đường bộ cao tốc. Ngoài ra, Bộ cũng đang nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Quốc hội chủ trương xây dựng tuyến đường sắt kết nối TP Hồ Chí Minh với TP Cần Thơ.

Được biết, sau khi thực hiện Nghị quyết 21 năm 2003 của Bộ Chính trị, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành nâng cấp 6 tuyến vận tải thủy chính kết nối TP Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ; Hệ thống đường bộ đang được đầu tư với chiều dài trên 2.600 km, tăng 52% so với năm 2002, trong đó nhiều công trình cầu lớn đã được xây dựng như: cầu Mỹ Thuận, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu…

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng vẫn chưa cao, chưa phát huy và khai thác đúng tiềm năng và lợi thế tự nhiên của khu vực. Một trong những nguyên nhân quan trọng là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải với khối lượng lớn, tốc độ nhanh, an toàn. “Nguyên nhân chủ yếu do nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông cho khu vực chưa đáp ứng được nhu cầu. Bởi điều kiện địa hình bị chia cắt, nền địa chất yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên suất đầu tư xây dựng lớn (suất đầu tư đường bộ cao tốc tại ĐBSCL cao hơn 1,3 - 1,5 lần so với các khu vực khác). Chính vì vậy, số lượng công trình được đầu tư chưa được nhiều, đồng thời khả năng kêu gọi nguồn lực từ xã hội bị hạn chế”- đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Xác định hạ tầng giao thông là động lực cho sự phát triển, nên ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hết sức quan tâm, quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách có tính đột phá, tập trung ưu tiên bố trí mọi nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, đánh giá và căn cứ điều kiện đặc thù, lợi thế của vùng để triển khai lập đồng thời 05 quy hoạch ngành quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thành xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các phương thức nhằm tái cơ cấu thị phần vận tải, nâng cao chất lượng vận tải và giảm chi phí logistics. Phấn đấu đến năm 2050 vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1.180km đường cao tốc. Trước mắt đến năm 2030 có khoảng 760 km và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420 km.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành Giao thông sẽ cố gắng cùng các địa phương hoàn thành cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2, hoàn thành cơ bản cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Trình chủ trương đầu tư cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh vào năm 2023… đến năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 460 km đường bộ cao tốc, nâng tổng số lên khoảng 550 km cao tốc trong Vùng.

Giai đoạn 2026-2030 tiếp tục hoàn thành khoảng 637 km với nhu cầu vốn ước tính trên 200.000 tỷ đồng gồm: cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn 2 đầu cầu dài 15km, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (qua Long An dài 21 km), đoạn Đức Hòa - Mỹ An dài 74km, đoạn Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, đoạn An Hữu - Trà Vinh dài 90 km, đoạn Trà Vinh - Hồng Ngự dài 68 km và tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng dài 150 km./.

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của việt nam, bao gồm 1 thành phố và 12 tỉnh. vùng đất này được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua nhiều kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vùng sông nước mênh mông, những vườn cây trái bạt ngàn, sản vật trù phú, con người vừa hào sảng, khí khái, vừa chân chất. nơi đây có những vườn quốc gia, sân chim với vô số loài chim muông và động, thực vật quý. đồng bằng sông Cửu Long còn có những lễ hội dân gian truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng sông nước như cải lương, các điệu lý, điệu hò hay các bản nhạc, điệu múa của đồng bào Khmer.

Đồng bằng sông cửu long có bao nhiêu tỉnh thành năm 2024

Đồng bằng sông cửu long có bao nhiêu tỉnh thành năm 2024
Đồng bằng sông cửu long có bao nhiêu tỉnh thành năm 2024

sông Cửu Long dài bao nhiêu mét?

4.350 kmMê Kông / Chiều dàinull

Ở Đồng bằng sông Cửu Long có sóng gì?

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá phong phú, bao gồm hệ thống sông thiên nhiên và kênh đào. Sông Tiền và sông Hậu: Hai dòng chính sông Tiền và sông Hậu chi phối mạnh mẽ sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long.

Diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?

(ĐCSVN) - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 39,7 nghìn km2 chiếm 12,2 % diện tích cả nước, có dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 19% dân số cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long cao bao nhiêu?

Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng hầu hết có cao độ trung bình từ 0,7-1,2 m. Dọc theo biên giới Campuchia cao hơn với cao độ từ 2,0-4,0 m, sau đó thấp dần xuống trung tâm đồng bằng với cao độ 0,8-1,2 m và chỉ còn 0,3-0,5 m ở khu vực giáp triều và ven biển.