Đoạn văn về tính trung thực của học sinh

Nghị luận về tính trung thực của học sinh trong học tập thi cử

Trung thực là đức tính tốt đẹp và quý báu của con người, hãy viết bài văn nghị luận về tính trung thực của lứa tuổi học sinh hiện nay. Bài văn của tác giả Nguyễn Hoa rất mong nhận được nhiều sự đón nhận của các bạn học sinh.

Đoạn văn về tính trung thực của học sinh

Bài văn nghị luận về tính trung thực

Sinh thời William Shakespeare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thưc.” Thật vậy, lòng trung thực có giá trị rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Lòng trung thực là nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách , là thước đo phẩm giá mỗi người và là đức tính tốt đẹp ai ai cũng cần có.

Trung thực là đức tính quý báu của con người. Trung xuất phát từ trung nghĩa, thẳng thắn, còn thực có nghĩa là thật thà, ngay thẳng. Người trung thực là người luôn nói những điều đúng đắn, chính xác, không lừa người dối lòng, một lòng liêm khiết.

Lòng trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với môi người. Lòng trung thực là phương diện để ta nhìn vào đánh giá một con người. Nếu người đó là người trung thực, thẳng thắn ắt sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng. Lòng trung thực sẽ tạo nên uy tín của bản thân trong môi trường xã hội. Ai ai cũng muốn trở thành bạn bè, thành đối tác của bạn. Điều này sẽ giúp chúng ta học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích, gặt hái được nhiều thành công trên con đường tương lai. Rèn luyện đức tính cần thiết cũng chính là giúpbản thân mình trưởng thành hơn trog cả suy nghĩ và hành động, từ đó sẽ dần hoàn thiệ chính mình, tránh được nhiều điều xấu xa, cám dỗ.

Cuộc sống đa chiều, ở mảnh ghép nào cũng cần đến sự xuất hiện của lòng trung thực. Tuy nhiên với mỗi hoàn cảnh khác nhau, lòng trung thực lại có những biểu hiện khác nhau. Ta có thể lấy ví dụ như sau. Trong môi trường giáo dục lòng trung thực được thể hiện qua việc các học sinh học thật, thi thật, không gian dối, thái độ sai, không chạy chọt; điêm số được đánh giá đúng đắn quan lực học và ý thức rèn luyện. Trong kinh doanh, những cơ sở sản xuất có giấy phép đúng đắn sản xuất các loại mặt hàng chất lượng, không gian lận trốn thuế, đó chính là lòng trung thực,…Dù có biểu hiện ra sao thì cốt lõi lòng trung thực đó vẫn là sự trọn vẹn của sự thật.

Xem thêm >>> Dàn ý nghị luận về tính trung thực

Nói về lòng trung thực ta hẳn còn nhớ đến câu chuyện cổ tích Ba lưỡi rừu trong văn học dân gian. Với lòng trung thực chỉ nhận đúng chiếc rừu sắt của mình không tham lam nhận rưu vàng rừu bạc, chàng đã khiến ông bụt thán phục trao tặng cho chàng tiều phu cả hai chiếc rừu trên. Đó còn là hình ảnh đẹp đẽ của ba em học sinh Hồ Sỹ Tiến, Nguyễn Đăng lương và Lê Đăng Mạnh, dù gia đình còn nhiều khó khăn nhưng khi nhặt được 30 triệu đồng các em đã tìm và trả tận tay người đánh mất. Hành động của những con người ấy thật đẹp, thật đáng biểu dương.

Tuy nhiên bên cạnh những tấm gương sáng như thế trong cuộc sống hiện nay vẫn còn không ít những trường hợp đi ngược lại với lòng trung thực. Điển hình đó là vấn nạn học hộ, thi hộ còn tồn tại ở không ít các trường đại học. Có những khi vấn nạn này trở nên nóng bỏng và thật khó để xử lí triệt để. Một tình trạng phổ biến hơn đó là việc những nhà sản xuất, những lái buôn sử dụng các chất bảo quản tẩm ướt vào thực thẩm, rau củ quả để trở nên tươi ngon rồi tuồn ra thị trường để bán cho người tiêu dùng. Khi được các cơ quan chức năng kiểm tra thì đưa ra những giấy tờ giả mạo che mắt. Họ vì cái lợi ích vật chất cá nhân mà không tiếc đến việc tổn hại sức khỏe, tính mạng đồng bào mình. Đó còn là thực trạng sai sót điểm thi Quốc Gia tại tỉnh Hà Giang trong khoảng thời gian qua, những điểm số 1-2 được khai vống lên đến 9-10. Rồi bạo lực học đường được nhà trường bưng bít,…Bao điều đáng nói, bao cái phải lên án và phê phán.

Trung thực là tốt nhưng trong một vài trường hợp ta cũng phải cân nhắc đến sự cần thiết của tính trung thực. Đối với bí mật quốc gia, bí mật công ty, những bí mật không được tiết lộ ra ngoài thì ta phải xem xét, lúc này nếu đúng như tinh thần của đức tính trung thực thì có thể dẫn đến những hậu họa không thể lường trước, gây thiệt hại cho những người xung quanh.

Trung thực, thẳng thắn, thật thà là một trong năm điều Bác Hồ gửi gắm lại thế hệ trẻ. Là những mầm non tương lai của đất nước, chúng ta lại càng phải thấm nhuần tư tương ấy. Cố gắng học tập tốt rèn luyện đạo đức, học thật thi thật, lễ phép, nghe lời; không được nói dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè là những việc nhỏ nhặt nhất mà chúng ta cần rèn luyện. Từ trung thực trong việc nhỏ nhặt cho đến trung thực trong việc lớn lao hơn. Lâu dần trung thực sẽ trở thành thói quen của bản thân từ đó bản thân sẽ dần càng hoàn thiện hơn, trở thành công dân có ích, đóng góp cho xã hội và cộng đồng.

Một trái tim nhiệt thành, một tấm lòng trung thực sẽ là đôi cánh sức mạnh để bạn vững bước tương lai. Hãy sống sao cho đủ trung thực để rồi khi ngoảnh mặt nhìn lại ta sẽ không cảm thấy lỡ tiếc hay hối hận muộn màng bất cứ điều gì. Hãy sống để thấy rằng bản thân thật đáng sống và thật có ý nghĩa.

Đọc thêm:

  • Nghị luận về bạo lực học đường
  • Nghị luận về tinh thần tự học

Bài vănnghị luận về tính trung thực độc quyền trên dafulbrightteachers.org, các bạn không chép toàn bộ mà chỉ nên sử dụng làm yếu tố tham khảo thôi nhé.

Nghị Luận -
  • Nghị luận về ý chí nghị lực sống lớp 8, 10

  • Dàn ý tinh thần tự học Văn 9

  • Nghị luận về sách giá trị việc đọc sách

  • Nghị luận về thực phẩm bẩn hiện nay

  • Dàn ý nghị luận về ô nhiễm môi trường sống

  • Nghị luận về sự tự tin, đức tính tự tin trong cuộc sống

  • Nghị luận về cách ăn mặc học sinh hiện nay

viết đoạn văn từ 5->7câu về tính trung thực của học sinh hiện nay

Bài nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực

  • I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực mẫu 1
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực mẫu 2
  • II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 1
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 2
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 3
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 4
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 5
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 6
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 7
    • Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 8

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn cũng như ôn thi THPT Quốc gia nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

  • Nghị luận xã hội về lòng biết ơn
  • Nghị luận về lòng nhân ái

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.

Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.

b. Phân tích

Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.

Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…

Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,…

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.

Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật

Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.

Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật

Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.

Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật

b. Phân tích

• Biểu hiện của người có tính trung thực

Luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt.

Không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.

Có tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật.

• Lợi ích, ý nghĩa của việc trung thực

Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý.

Người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…

Khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống, có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 1

Một xã hội đẹp là một xã hội có con người yêu thương nhau. Nhưng xã hội đó sẽ trọn vẹn hơn nữa nếu con người sống với nhau bằng sự trung thực. Có thể thấy, trung thực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Trung thực là một tính tốt của con người mà chúng ta cần rèn luyện cho bản thân để sống tốt hơn. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Bên cạnh đó, bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội giúp cho cuộc sống cũng như công việc thêm phần thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực. Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy sống trung thực ngay từ hôm nay và từ bỏ những thói quen xấu của bản thân để cùng chung giúp xã hội tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 2

Con người cần phải rèn luyện cho bản thân mình nhiều đức tính tốt đẹp nếu muốn thành công và được mọi người yêu quý, một trong số những đức tính đó mà chúng ta cần rèn luyện chính là tính trung thực. Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay có nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ. Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi. Khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, các bạn liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức tạp và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Để khắc phục cũng như sửa chữa “căn bệnh” nói dối, trước hết mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực. Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp. Mỗi con người một hành động nhỏ, cùng chung tay đẩy xa tình trạng nói dối sẽ khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, lan tỏa được những thông điệp tích cực và các bạn trẻ sẽ trở nên hữu ích hơn cho xã hội.

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 3

Con người muốn thành công, trở thành một công dân tốt thì cần phải rèn luyện nhiều tính cách, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số những tính cách tốt đẹp mà chúng ta cần có đó chính là trung thực. Trung thực chính là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,… Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ. Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… Những người này cần xem xét và điều chỉnh lại hành vi của bản thân mình. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực. Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy là một người trung thực, ham học hỏi, có ý chí, nhất định thành công sẽ đến với chúng ta.

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 4

Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Không có trung thực thì không có đạo đức. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Nếu đánh mất lòng trung thực, đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực. Nhiều người vì nhút nhát, yếu đuối mà sống thiếu trung thực, nhiều người vì lợi ích của bản thân, học sẵn sàng giả dối, lừa dối người khác để giành lấy phần hơn về mình. Những người như thế thật đáng chê trách. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 5

Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Không có trung thực thì không có đạo đức. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Nếu đánh mất lòng trung thực, đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực. Nhiều người vì nhút nhát, yếu đuối mà sống thiếu trung thực, nhiều người vì lợi ích của bản thân, học sẵn sàng giả dối, lừa dối người khác để giành lấy phần hơn về mình. Những người như thế thật đáng chê trách. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 6

Con người cần phải trau dồi nhiều đức tính tốt đẹp để trở thành một công dân gương mẫu, sống đúng đắn, một trong số đó chính là tính trung thực. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả. Bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 7

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tính trung thực. Vậy thế nào là tính trung thực? Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt. Bên cạnh đó, họ không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý. Ngoài ra, người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,… Con người khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Trung thực là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực - Bài làm 8

Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Không có trung thực thì không có đạo đức. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người.

Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.

Phẩm đức trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người, nếu đánh mất lòng trung thực, đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực. Nhiều người vì nhút nhát, yếu đuối mà sống thiếu trung thực, nhiều người vì lợi ích của bản thân, học sẵn sàng giả dối, lừa dối người khác để giành lấy phần hơn về mình. Những người như thế thật đáng chê trách.

Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.

Ngoài ra, VnDoc còn tổng hợp và gửi tới bạn đọc nhiều bài văn mẫu hay khác. Hãy tải về file tài liệu để tham khảo nhiều bài hơn.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực. Mong rằng bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé