Điện thoại đập hộp là gì

Vậy chính xác nguyên seal là gì và có phải cứ hàng nguyên seal là sẽ đảm bảo chất lượng, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên seal nghĩa là gì?

Theo thuật ngữ máy xách tay, nguyên seal được hiểu là một mặt hàng còn nguyên tem, nguyên kiện và mới 100%. Seal về cơ bản là một lớp nilon, giấy dán niêm phong hộp hoặc như dòng iPhone mới thì là hai miếng giấy được đóng gói từ nhà sản xuất. 

Seal nilong

Seal giấy

Seal iPhone 13 series

Như vậy, về cơ bản nguyên seal là hàng từ nhà máy được giữ nguyên hiện trạng cho đến khi tới tay bạn, và bạn sẽ được trực tiếp trải nghiệm cảm giác bóc seal. Từ này được sử dụng phổ biến trên các sản phẩm điện thoại, máy tính bảng, đôi khi là cả laptop và các mặt hàng xách tay khác.

Nguyên seal thường được dùng để phân biệt với fullbox. Trong đó fullbox về cơ bản là một thiết bị có đầy đủ hộp, phụ kiện nhưng có thể nó chỉ là máy cũ, máy đã qua sử dụng hoặc máy trưng bày.

Có phải hàng nguyên seal sẽ đảm bảo chất lượng?

Nếu bạn nghĩ rằng cứ hàng nguyên seal là đảm bảo chất lượng thì có lẽ bạn đã nhầm. Đối với seal nilon tại Việt Nam vẫn có thể tự đóng lại một cách cực kỳ dễ dàng, rất khó để phân biệt với seal do nhà sản xuất đóng.

Hàng đóng seal tràn lan thị trường xách tay

Thậm chí ngay cả với dòng iPhone 13 mới đây được chuyển sang seal giấy thì đã xuất hiện các loại seal không khác gì seal của Apple được bán tràn lan trên thị trường chợ đen. Vì vậy, khi bạn mua các sản phẩm xách tay thì dù có nguyên seal đi nữa cũng chưa chắc là seal từ nhà sản xuất và cũng khó đảm bảo rằng thiết bị mới 100%, chưa qua thay thế hay sửa chữa.

Seal iPhone 13 series vừa đã bị rao bán

Ngoài ra, khi mua hàng xách tay bạn cũng rất dễ gặp phải hàng đóng seal lại, nguyên nhân một phần là vì nếu để nguyên seal sẽ bị đánh thuế và mức giá sẽ khó cạnh tranh so với hàng chính hãng. Các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ chấp nhận bóc seal để có thể xách tay hợp pháp về Việt Nam mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào, sau đó sẽ dùng một số thủ thuật để đóng seal lại như mới để bán.

Trên đây là một vài thông tin bạn cần biết về máy nguyên seal, và khi mua hàng xách tay bạn cũng nên kiểm tra thật kỹ dù là nguyên seal, nguyên tem. Bên cạnh đó thì mức giá hàng chính hãng vài năm gần đây cũng đã có xu hướng giảm đáng kể, ngang với mặt bằng chung, thậm chí có những mặt hàng còn rẻ hơn so với thế giới. Khi mua hàng chính hãng tại các hệ thống lớn như FPTShop, bạn không chỉ yên tâm về chất lượng mà khi có vấn đề về bảo hành, bạn có thể gửi và nhận máy ở bất kỳ chi nhánh nào trên toàn quốc.

Xem thêm: Thế nào là máy trôi bảo hành, trả bảo hành và hàng dựng?

Những sản phẩm ăn khách như iPhone 3G, Apple MacBook, Google G1... đều được giới nghiền đồ công nghệ trong nước chờ đón và mong trở thành người đầu tiên đăng lên mạng ảnh "bóc tem" chúng.

Các bài đánh giá kèm ảnh cầm trên tay BlackBerry, Palm… đã có từ lâu nhưng đến MacBook Air và iPhone thì chỉ riêng việc "đập hộp" (unboxing) cũng là một sự kiện quan trọng. Giữa tháng 7 vừa qua, khi chiếc điện thoại 3G của Apple mới xuất hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, anh Phạm Thanh Sơn (Hà Nội) đã quyết định không mở sản phẩm ngay mà mang ra Bắc để "anh em iPhoner cùng chứng kiến". Vụ "bóc tem" này thu hút sự chú ý của không ít người và đáng lẽ còn được truyền trực tiếp qua webcam nếu như hôm đó trời không đổ mưa và chuyến bay của anh Sơn bị hoãn.

Anh Sơn cho hay các bức ảnh đập hộp chỉ là cách anh thể hiện tình yêu công nghệ theo cách đặc biệt chứ không hề có ý định "khoe tiền". Điều anh nhận lại là niềm vui sướng và tự hào khi nằm trong số những người đầu tiên sở hữu thiết bị cũng như khi đọc phản hồi và lời cảm ơn của thành viên trên diễn đàn.

Cũng vậy, anh Trần Mạnh Hiệp (TP Hồ Chí Minh), mới đây đã được tận tay cầm Nokia 5800 Xpressmusic, luôn háo hức được chiêm ngưỡng những sản phẩm mới nhất và chia sẻ điều khám phá được với những ai cũng đang ngóng chờ thông tin về sản phẩm. "Nghe ở đâu có máy mới hoặc ai đó vừa nhập về là mình cố gắng liên hệ và đến xem ngay. Cảm giác thỏa mãn giống như mình mơ ước một cái gì đó đã thành hiện thực vậy", anh Hiệp kể.

"Đập hộp" là một trong những trào lưu kỳ quặc nhất trên Internet bởi chỉ mỗi việc mở gói đựng thiết bị cũng khiến người ta phát sốt. Cảnh mọi người bộc lộ sự sung sướng, phấn khích, thất vọng... khi dỡ đồ điện tử còn được đánh giá là "geek porn" (một dạng "khoái cảm" của dân mê công nghệ).

Các hãng sản xuất cũng tận dụng xu hướng này để quảng bá cho sản phẩm sau khi Chris Stephenson, Giám đốc marketing của Microsoft, vô tình trở thành một trong những người mở màn trào lưu đập hộp. Đoạn video quay cảnh ông lấy máy nghe nhạc Zune ra khỏi hộp tại một hội thảo cuối năm 2006 đã được lan truyền nhanh chóng trên Internet.

Những clip như thế được ưa chuộng vì đây là cách người sử dụng chứng minh họ đang có trong tay thiết bị thật chứ không phải lượm lặt đâu đó trên mạng. Bên cạnh đó, nhiều đại lý không cho phép khách hàng mở hộp để kiểm tra bên trong, do đó hình ảnh "unboxing" mang đến cái nhìn trực quan như sản phẩm thật khác với ảnh quảng cáo ra sao, phụ kiện gồm những gì, cáp nối trông thế nào...

Các trào lưu "khoe" thiết bị

Hand-on (lần đầu cầm máy)

Trên diễn đàn, người đọc không khó tìm thấy những chủ đề (topic) như "Trên tay Nokia E71", "Trên tay MacBook 13 inch", "Trên tay BlackBerry Bold"... Người cầm máy không nhất thiết phải là chủ nhân của thiết bị đó. Họ có thể mượn người quen hoặc tới đại lý bán sản phẩm để dùng thử và… chụp ảnh đăng lên mạng kèm một số lời bình luận, đánh giá.

Cảm nhận Nokia E71. Ảnh: HHVN.

Đến Mobiado Luminoso... giả cũng được "hand-on". Ảnh: Trần Mạnh Hiệp.

Unboxing (đập hộp)

Người đập hộp và đăng lên mạng thường nằm trong số những người đầu tiên (trên thế giới, tại Việt Nam, trong một diễn đàn, ở một công ty…) có điều kiện sở hữu sản phẩm.

Đập hộp Nokia N96. Ảnh: Trần Mạnh Hiệp

Bóc tem iPhone 3G trắng. Ảnh: Tinhte.

Teardown (mổ xẻ thiết bị)

Hiện tượng này ít phổ biến bởi không phải ai cũng đủ dũng cảm bỏ một khoản tiền lớn mua thiết bị để rồi tháo tung ra xem bên trong có những gì. Đổi lại, những bức ảnh đó luôn "đắt giá" và được hàng nghìn người chờ đợi.

Ít ai dám phá tung sản phẩm như thế này. Ảnh: TechOn.

Theo VnExpess

IPHONE BẠN "ĐẬP HỘP" CÓ PHẢI LÀ IPHONE MỚI ?

Bài viết này mình sẽ chia sẻ và trao đổi cùng các bạn về cách thức đơn giản để nhận biết iPhone do bạn “đập hộp” có phải là iPhone mới không, chỉ là thông tin thêm về iPhone chứ thật ra cứ sống bằng niềm tin thôi các bạn, niềm tin làm cuộc sống nhanh và dễ dàng hơn rất nhiều .Bài viết thiên về trình bày để giúp những bạn chưa có kiến thức về iPhone có thể hiểu được, bạn nào biết thêm gì có thể comment bên dưới để anhem cùng trao đổi thêm.

* Theo chủ đề này mình sẽ tạm chia iPhone ra các loại như sau :

- iPhone nguyên seal hộp CHƯA active, active lên ĐỦ 12 tháng bảo hành trên server Apple - IPHONE MỚI.Kiểu máy : MxxxYY/A - ký tự M là hàng thương mại mới

- iPhone nguyên seal hộp CHƯA active, active lên ĐỦ 12 tháng bảo hành trên server Apple.Trên hộp có dòng chữ Apple Certified Pre-Owned (CPO) - IPHONE MỚI CPO.Kiểu máy : FxxxYY/A - ký tự F là hàng Refurbished hay còn gọi là CPO

- iPhone máy trần ko phụ kiện CHƯA active, khi active KHÔNG ĐỦ 12 tháng bảo hành trên server Apple - IPHONE MỚI, TRẢ BẢO HÀNH.Kiểu máy : NxxxYY/A - ký tự N là hàng Apple đổi trả bảo hành.

- iPhone ĐÃ active, kiểm tra active VẪN CÒN bảo hành trên server Apple - IPHONE ĐÃ QUA SỬ DỤNG VÀ CÒN BẢO HÀNH

- iPhone ĐÃ active, kiểm tra active ĐÃ HẾT bảo hành trên server Apple - IPHONE ĐÃ QUA SỬ DỤNG VÀ ĐÃ HẾT BẢO HÀNH.

- iPhone check active BÁO ĐỎ - IPHONE BỊ KHÔNG ĐƯỢC BẢO HÀNH APPLE VÌ MỘT SỐ LÝ DO.(Báo mất, từng bị từ chối bảo hành do ko đủ điều kiện bảo hành).

* Tương ứng với những loại trên và tuỳ vào nhu cầu mua của bạn, thị trường sẽ có giá tương ứng khác nhau cho những chiếc iPhone.Vì vậy khuyến cáo mọi người khi mua nên kiểm tra qua iPhone mà các bạn sắp mua để có thể chọn cho mình chiếc iPhone theo nhu cầu.Để có thể kiểm tra xem iPhone của bạn đã active chưa, bạn có thể lên server của apple để kiểm tra active.(Kiểm tra dựa trên số imei hoặc số serial của máy) //checkcoverage.apple.com/vn/en

- Nếu nhận được dòng thông báo hiển thị trên màn hình : “Please activate your iPhone”.Dòng chữ cho biết iPhone của bạn là IPHONE MỚI CHƯA ACTIVE.Ở đây lại tiếp tục chia làm các trường hợp iPhone của bạn là iPhone mới, iPhone mới CPO hay iPhone mới Trôi bảo hành.Để cẩn thận hơn sau khi gắn sim vào và thực hiện các bước active bạn có thể kiểm tra lại trên server apple ở link trên để kiểm tra thời gian bảo hành của iPhone.

- Nếu iPhone đã active bạn sẽ nhận được luôn dòng thông báo hiển thị trên màn hình về thời gian bảo hành chiếc iPhone đó.Có thể gọi nó là iPhone đã qua sử dụng, bạn nên cân đối và xem lại chiếc iPhone đó nếu có nhu cầu mua. (Trừ một số trường hợp những chiếc iPhone trong những ngày đầu ra mắt vì lý do nào đó có thể do một số store bắt active, hoặc một số bạn active để né hải quan khi xách tay về).

Chúc mọi người mua được những chiếc iPhone ngon, và có những trải nghiệm tuyệt vời !

* Lưu ý :

- Bài viết nhằm chia sẻ và trao đổi thêm, bạn nào có trao đổi gì có thể comment bên dưới.

- Bài viết sẽ tiếp tục được viết thêm chi tiết và dễ hiểu hơn khi mình có thời gian nhằm hoàn thiện và để những bạn chưa biết có thể đọc. * Viết trên quan điểm cá nhân từ #Tín Trung Apple 0966967888

Video liên quan

Chủ đề