Máy đo spo2 là gì

SpO2 được coi là một trong các chỉ số quan trọng để xác định dấu hiệu sinh tồn của cơ thể con người. SpO2 là viết tắt của Saturation of peripheral oxygen, có nghĩa là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Cụ thể, khi Hemoglobin (viết tắt là Hb) (một thành phần quan trọng của máu) trong máu liên kết với các phân tử oxy sẽ tạo thành HbO2 giúp cho máu có thể đưa oxy đi nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể.

SpO2 được coi là một trong các chỉ số quan trọng để xác định dấu hiệu sinh tồn của cơ thể con người. (Ảnh minh họa: Medjin.vn)

Mỗi phân tử Hb có 4 nguyên tử sắt. Các nguyên tử sắt này sẽ liên kết với 4 phân tử oxy và tạo ra liên kết HbO2. Hiện tượng bão hòa oxy trong máu tức là khi có đủ 4 phân tử oxy gắn vào Hb, và hiện tượng này được gọi tắt là SpO2. Chỉ số SpO2 chính là thước đo lượng oxy đang được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu và duy trì sự cân bằng SpO2 trong máu có ý nghĩa sống còn đối với sức khỏe con người. Cũng chính vì thế, trong điều trị bệnh nhân, các bác sĩ thường theo dõi chặt chẽ chỉ số này để có thể phát hiện nhanh chóng ra những bất thường khi có sự thiếu hụt oxy trong máu, từ đó giúp xử lý và điều trị cho bệnh nhân một cách kịp thời, tránh biến cố đáng tiếc xảy ra.

Những đối tượng cần phải theo dõi kỹ chỉ số SpO2 là những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật; trẻ sơ sinh bị sinh non, bị suy hô hấp; người bị suy tim, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, trụy mạch, sốc, tụt huyết áp; người mắc bệnh nặng, cần phải hồi sức như nhược cơ, đột quỵ não, chấn thương tủy cổ có kèm theo liệt cơ hô hấp…

Tương tự, trong điều trị bệnh nhân Covid-19, việc đo SpO2 giúp sớm phát hiện ra tình trạng thiếu hụt oxy trong máu, nhằm cấp cứu kịp thời trong trường hợp bệnh nhân trở nặng trước khi có dấu hiệu lâm sàng như tím tái. Những bệnh nhân có chỉ SpO2 quá thấp (<94) phải được theo dõi kỹ lưỡng kết hợp với các biểu hiện lâm sàng khác để có thể cấp cứu kịp thời.

Cụ thể, những bệnh nhân có chỉ số SpO2 > 96% với biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy là những bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Những người có chỉ số SpO2 94-96% kèm với các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ, có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường được chẩn đoán ở mức độ trung bình.

Những bệnh nhân nặng là những người có chỉ số SpO2 < 94% khi thở khí phòng kèm với các dấu hiệu như nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, huyết áp bình thường hay tăng; bứt rứt hoặc đừ, mệt. Bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng. Nếu đã được hỗ trợ thở oxy lưu lượng từ 5 - 10 lít/phút nhưng SpO2 không thể đạt > 94% thì bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy hô hấp và cần phải được can thiệp sâu hơn.

Bên cạnh chỉ số SpO2, tỉ lệ giữa phân áp oxy máu động mạch PaO2 và nồng độ oxy trong khí hít vào FiO2 (PaO2/FiO2) cũng được theo dõi kỹ trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Chỉ số này dùng để xác định sự hiện diện và mức độ nặng của rối loạn trao đổi khí phế nang. Người khỏe mạnh ước tính sẽ có tỉ lệ PaO2/FiO2 > 350 (80mmHg/0.21), giá trị nhỏ hơn cho thấy có rối loạn trao đổi khí. Bệnh nhân với tổn thương phổi cấp hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) sẽ có giá trị PaO2/FiO2 tương ứng < 300 và < 200, kết hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán khác để chẩn đoán. Trong điều trị Covid-19, bệnh nhân ở mức độ trung bình và mức độ nặng có chỉ số PaO2/FiO2 lần lượt là >300 và khoảng 200-300. Những bệnh nhân có chỉ số này <200 kèm với các biểu hiện như thở nhanh > 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường, ý thức giảm hoặc hôn mê, nhịp tim nhanh, có thể nhịp tim chậm, huyết áp tụt được chẩn đoán là ở giai đoạn nguy kịch và cần phải được hỗ trợ hô hấp kịp thời.

TRẦN HOÀI (tổng hợp)

Cần lưu ý gì khi đo nồng độ oxy máu SpO2?

(ĐCSVN) - Bạn đọc Nguyễn Phương Loan, tại địa chỉ đường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam hỏi: Chỉ số nồng độ oxy máu (SpO2) có ý nghĩa như thế nào đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19 và cần lưu ý gì để tránh trường hợp đo SpO2 không xảy ra sai số trong quá trình thực hiện?

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh - Trưởng Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết: Một trong những thiết bị y tế cần có trong gia đình có F0 điều trị tại nhà là máy đo nồng độ oxy máu (SpO2). Đây là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay, giúp bệnh nhân Covid-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.

Máy đo SpO2 là một công cụ phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu. Ảnh: CTV

Đối với những người mắc COVID-19 khi trở nặng thường có biểu hiện suy hô hấp, máy đo SpO2 là một công cụ phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu để sớm có hướng xử lý cho bệnh nhân, cụ thể như:

- Những bệnh nhân có chỉ số SpO2 dưới 96% với biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy là những bệnh nhân ở mức độ nhẹ.

- Những người có chỉ số SpO2 94-96% kèm với các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ, có dấu hiệu viêm phổi với khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, mạch nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường được chẩn đoán ở mức độ trung bình.

- Những bệnh nhân nặng là những người có chỉ số SpO2 dưới 94% khi thở khí phòng kèm với các dấu hiệu như nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; nhịp tim nhanh hoặc có thể nhịp tim chậm, huyết áp bình thường hay tăng; bứt rứt hoặc đừ, mệt. Bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, thở oxy bằng thiết bị chuyên dụng.

Theo BS Nguyễn Trọng Hiếu, trưởng khoa Nội 2, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết bình thường SpO2 trên 96%, nếu hít thở không khí bình thường. Nếu SpO2 dưới 96% là một trong những dấu hiệu suy hô hấp, cần liên hệ y tế.

Việc sử dụng thiết bị SpO2 cũng khá đơn giản, tuy nhiên để tránh trường hợp xảy ra sai số trong quá trình thực hiện cần lưu ý sau:

Hướng dẫn đo SpO2 nồng độ oxy máu

Các chuyên gia khuyên người dân trước khi dùng thiết bị đo SpO2 nên xoa ấm bàn tay, cần để cố định bàn tay lên trên mặt bàn. Khi đo cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác hơn.

Đối với chị em phụ nữ, bác sĩ khuyên không nên sơn móng tay vì khi sơn, tín hiệu nhận biết trên đầu cặp SpO2 không chính xác nữa, nên có thể chỉ số này bị hạ dù thực tế bệnh nhân không thiếu oxy máu.

Ngoài sơn móng tay, một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2 như người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp, người bệnh cử động nhiều hay đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Các chuyên gia cũng lưy ý, chỉ số SpO2 cần được đo nhiều lần để theo dõi và không chỉ dựa vào SpO2 để chẩn đoán bệnh hoặc loại trừ COVID-19. Người bệnh cần theo dõi sát các triệu chứng khác của cơ thể, khi có bất thường cần báo nhân viên y tế ngay./.

TL

Video liên quan

Chủ đề